Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

public6 năm trước

10 Cuốn Sách Tư Liệu Viết Về Trung Quốc Đáng Đọc Nhất

Bao gồm từ cuốn có nội dung khiêu dâm cho tới cuốn viết rất tỉ mỉ về lịch sử xã hội, Biên tập viên chương trình Tin tức kinh tế về khuya của Đài BBC tiết lộ những đầu sách, tạo cảm hứng cho ông viết nên cuốn tiểu thuyết đầu tay Rare Earth (Đất Hiếm) của mình.

Paul Mason là biên tập viên chương trình Tin tức kinh tế về khuya về lĩnh vực kinh tế của đài BBC. Ông là tác giả của 3 cuốn sách: Live Working or Die Fighting: How the Working Class Went Global (Làm việc cật lực hay Đấu tranh trực tiếp: Tầng lớp lao động bước ra thế giới bằng cách nào) (2008), Meltdown: The End of the Age of Greed (Khủng hoảng kinh tế: Kết thúc thời kỳ háo lợi) (2010) và, Why It’s Kicking Off Everywhere: The New Global Revolutions (Tại sao Cách mạng toàn cầu mới lại xảy ra ở khắp mọi nơi) xuất bản năm nay. Cuốn tiểu thuyết đầu tay của ông, Rare Earth (Đất hiếm), cũng vừa mới được phát hành.

“Nếu như bạn đang có ý định thử tìm hiểu về đất nước Trung Hoa, ngôn ngữ chỉ là vấn đề thứ yếu. Vấn đề thực sự các bạn cần phải quan tâm đến ấy là Trung Hoa là một đất nước, ở đó, người dấn khắp nơi được ra lệnh cấm nhắc nhớ lại những sự kiện lịch sử. Đảng Cộng sản cầm quyền khẳng định rằng chỉ có chế độ quan liêu và xã hội trọng nam khinh nữ lụn bại mới đi lưu giữ những sự kiện đã qua ấy, rằng chúng “chưa sẵn sàng” cho nền dân chủ; mà thực ra là sẽ không bao giờ sẵn sang cả.

Nhưng đi sâu vào nghiên cứu nền văn học và lịch sử Trung Hoa, ta sẽ thấy bật lên một bức tranh phức tạp, rắc rối hơn rất nhiều. Sau sự kiện Kháng nghị xảy ra vào ngày 4/5/1919 tại Bắc Kinh, tầng lớp trí thức chấp nhận và đấu tranh để đòi đi theo con đường hiện đại hóa. Vào những năm đầu của thế kỷ 20 xuất hiện một loạt các Dickens và Orwell mang quốc tịch Trung Quốc. Đến cuối thế kỷ 20, dưới tác động của Cuộc Cách Mạng Văn hóa, một thế hệ các tiểu thuyết gia mới ra đời, chuyển nền văn học của Trung Quốc từ chủ nghĩa Hiện thực kỳ ảo sang trào lưu văn học mạng.

rare earth

Dưới đây là 10 cuốn sách có ảnh hưởng nhiều nhất đến việc viết Rare Earth (Đất hiếm) của tôi, trong đó có 5 cuốn tiểu thuyết Trung Quốc nhất thiết phải đọc và 5 cuốn sách viết về những sự kiện có thật của các tác giả phương Tây, cũng rất đáng đọc.”

1. AQ chính truyện – Lỗ Tấn

Trong khoảng thời gian từ 1911 đến 1927, ở Trung Quốc nổ ra một cuộc cách mạng dân chủ, tiếp theo đó là cuộc cách mạng của giai cấp công nhân nhưng bị dập tắt từ trong trứng nước. Xảy ra song song với hai sự kiện xã hội đó là cuộc cách mạng văn hóa, trong đó, Lỗ Tấn là nhà văn nổi bật nhất. Trong nền văn học bình dân Trung Quốc, nhân vật hư cấu AQ của ông trở thành biểu tượng về một công chức đần độn, tự tôn và bị ám ảnh bởi thứ bậc trong cơ quan công quyền. Ngày nay, cái thời của những người có những phẩm chất kiểu AQ đã qua, do vậy Lỗ Tấn cũng không còn là nhà văn được ưa chuộng nữa. Quyển sách được Julia Lovell chuyển ngữ sang tiếng Anh.

2. Ngực Nở và Hông Rộng (Big Breasts and Wide Hips) – Mạc Ngôn

Đây là kiệt tác của Mo Yan. Thế kỷ 20 của đất nước Trung Hoa được biểu trưng hóa thông qua câu chuyện về một anh chàng, từ lúc chào đời cho đến khi trưởng thành không thể nào dứt mình khỏi vòng tay của mẹ, một anh chàng liên tiếp phải đối mặt với những rủi ro, bất hạnh, với cảnh nghèo đói, chiến tranh, tù tội và cuối cùng là sự ra đời của chế độ tư bản dơ bẩn vào thập niên 1990. Đất nước Trung Hoa trong tiểu thuyết của Mo Yan là một thế giới ngược đãi giới tính, ngu dốt và bạo hành vô nghĩa.

3. Linh Sơn – Cao Hành Kiện

Tiểu thuyết viết về một cuộc hành trình dọc theo sông Dương Tử này được ca ngợi là một bước ngoặt của nền văn học Trung Quốc khi tác giả Cao Hành Kiện được trao giải Nobel vào năm 2000. Đó là một cuốn tiểu thuyết viết về sự cô đơn và việc tự đánh giá nội tâm. Các tác phẩm của Cao Hành Kiện đã bị cấm phát hành sau khi nhà cầm quyền quy kết vở kịch của ông viết về cuộc thảm sát ở quảng trường Thiên An Môn là “một sự bịa đặt” với lý do ông không hề có mặt tại đó khi sự kiện xảy ra.

4. Trái mận trong chiếc bình vàng (The Plum in the Golden Vase) – Ching P’ing Mei

Cuốn tiểu thuyết kinh điển này, kể từ năm 1610, đã nhiều lần nằm trong danh mục sách bị cấm bởi tính khiêu dâm của nó. Chỉ có một lần, các nhân viên kiểm duyệt tiết lộ nội dung của tác phẩm này. Đó là cuốn tiểu thuyết mô tả những cách thức làm tình giữa một nhà quý tộc và nàng hầu, khiến Fanny Hill trông như một tín đồ Giáo hội Scotland và những tạo tác được trưng bày trong cửa Anne Summers không thể hình dung được rõ ràng minh bạch. Bạn có thể tìm thấy sự ảnh hưởng của nó ngay trong cuốn tiểu thuyết Trung Quốc hiện đại… David Tod Roy chuyển ngữ sang tiếng Anh

5. Ái tình và nô lệ ái tình của họ Vương (Wang in Love and Bondage) – Vương Hiểu Ba

Vương Hiểu Ba, qua đời năm 1997, là một Genet của Trung Quốc hiện đại. Bị ám ảnh bởi những khổ ải ông đã phải trải qua trong Cuộc Cách mạng Văn hóa, tác phẩm của Vương Hiểu Ba rất khác lạ: sự thông dâm và ác dâm đồng tính, văn phong không cầu kỳ châm biếm đả kích sự giao cấu mang tính nghi lễ, kỳ quái. Khi nhân vật họ Vương và nhân tình Chen viết bản thú tội về quan hệ tình ái bí mật của họ, họ Vương thừa nhận người tình của mình “trông giống như một con gấu túi. Nàng thừa nhận đêm đó vô cùng phấn khích và thực sự có cảm giác như một con gấu túi”. Đời là thế đấy.

6. Lịch sử Trung Quốc hiện đại (History of Modern China) – Jonathan Fenby 

Mức độ uyên thâm của Jonathan Fenby giúp ông tránh được cạm bẫy lớn nhất – sai lầm về niên đại – của các tác phẩm đương thời viết về Trung Quốc, Có quá nhiều nghiên cứu cho rằng sau một quãng thời gian bị gián đoạn, kể từ sự kiện ngày 5/4/1919 cho đến khi Mao Trạch Đông qua đời, ở Trung Quốc, chính thể hiện đại và trì trệ cùng với nền văn hóa đáng được tôn trọng đơn giản chỉ là quay trở lại với những chuẩn tắc thông thường. Fenby nói trong tác phẩm của mình, đó như là một câu chuyện về tính hiện đại và nền dân chủ được thử nghiệm và đã thất bại.

7. Ánh trăng Thiên An Môn: Nội tình cuộc nổi loạn của sinh viên Trung quốc năm 1989 (Tiananmen Moon: Inside the Chinese Student Uprising of 1989) – Philip Cunningham

Bài ký sự về cuộc nổi loạn của sinh viên vào năm 1989 nắm bắt được cái điên rồ đáng để mắt tới của cuộc nổi loạn từ cận cảnh. Cunningham là một sinh viên ngoại quốc làm phóng viên tự do cho đài BBC, ông biết nhiều sinh viên tham gia cuộc phản kháng và đã chứng kiến những sự kiện chính. Khi sự quan tâm đến những sự kiện về cuộc nổi loạn này không còn tính thời sự nữa, bài viết cho BBC của ông được chuyển thành phim, thành thơ và nội dung bị xáo lộn.

8. Người Trung Quốc bàn tán: Chuyện thật về đội ngũ nhân công Trung quốc di cư bất hợp pháp ở nước Anh (Chinese Whispers: The True Story Behind Britain’s Hidden Army of Labour) – Hsiao-Hung Pai

Nhà báo điều tra Hsiao-Hung Pai đưa ra những dẫn chứng về cuộc sống của người lao động Trung quốc di cư ở Anh. Họ là nạn nhân của đủ loại kẻ cướp, những kẻ buôn bán phi pháp, bọn ma cô và những kẻ môi giới – những thế lực được coi là vô hình đối với các tổ chức cầm quyền nước Anh. Bạch Hsiao-Hung cũng có nói về nhân tố thúc đẩy bà viết tác phẩm này: tác phẩm mô tả chân thực đến phũ phàng về những điều kiện của người lao động Trung quốc tại bản địa và những mạng lưới tội phạm, tất cả đều đã sẵn sàng được dẫn chứng để yêu cầu đưa ra giải pháp cho nạn bán-chiếm-hữu-nô-lệ tại châu Âu.

9. Phóng sự: Mỹ học về những sự kiện lịch sử Trung quốc (Chinese Reportage: The Aesthetics of Historical Experience) – Charles A Laughlin

Vào những năm 1930, Trung quốc có vẻ như hướng tới nền dân chủ, giải phóng dân tộc và hiện đại hóa. Không bị phụ thuộc vào cái gọi là chủ nghĩa công sản và chủ nghĩa tự do, ở Trung quốc lúc đó, truyền thống viết phóng sự vẫn được duy trì và phát triển, nổi bật nhất là tác giả Mao Dun – một Orwell Trung Quốc. Khi Orwell tới được Wigan Pier , rất nhiều nhà văn Trung Quốc đã đi được cả quãng đường dài và tới được, hiểu được tận cùng sự cơ cực của tầng lớp công nhân lao động trong ngành công nghiệp. Những bài viết của họ đã được giáo sư trường Đại học Yale Charles Laughlin chuyển ngữ và trình bày trong cuốn sách nói trên.

10. Chị em gái và những người lạ mặt: Phụ nữ trong các xưởng may ở Thượng Hải những năm 1919-1949 (Sisters and Strangers: Women in the Shanghai Cotton Mills, 1919-1949) – Emily Honig

Một cái nhìn thoáng qua từ một khía cạnh nhỏ về cuộc sống xã hội ở Thượng Hải trong khoảng thời gian giữa hai cuộc chiến. Trong khi các ngôi sao Hollywood và các huyền thoại nhạc jazz nhảy múa vui mừng trong các khu nhà bên song ngập tràn ánh đèn thì một số lượng lớn các nữ công nhân trong các nhà máy phải làm cái việc mà đến đời cháu cố nội của học cũng không thể làm được: mặc đồ đồng phục, diễu hành đình công và giành lấy quyền lợi của mình dù chỉ được trong một thời gian ngắn. Tác phẩm này (xuất bản năm 1986) là một phần tiêu chuẩn về lịch sử xã hội Trung quốc được các học giả phương Tây tái phát hiện.

Theo Bookaholic.vn

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

7,773 lượt xem