Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

public6 năm trước

10 Mục Tiêu Tài Chính Cần Phấn Đấu Trước Năm 30 Tuổi

Bạn đã bao giờ đặt mục tiêu tài chính để phấn đấu chưa? Ở tuổi 20 là khoảng thời gian tuyệt vời nhất mà bạn có thể hoàn toàn tự do đặt ra những quyết định của chính mình và khi đó bạn sẽ hiểu giá trị của sự tự lập.

 

Tuy nhiên một phần lớn của sự tự lập lại hầu như phụ thuộc khả năng tài chính và thế là sự theo đuổi về tiền bạc trong cả suy nghĩ và nhận thực của bạn đã được hình thành. Đấy chính là lúc để bạn hướng tới những mục tiêu tài chính để củng cố cho sự tự lập của chính bạn. Hãy cùng, tham khảo 10 mục tiêu tài chính dưới đây trước khi bạn bước sang tuổi 30 nhé.

10 mục tiêu tài chính cần phấn đầu trước năm 30 tuổi 10 mục tiêu tài chính cần phấn đầu trước năm 30 tuổi

1 – Trả hết nợ lần

Trả hết nợ ở đây có nghĩa là bạn đã thanh toán hết tất cả các khoản nợ từ nợ tín dụng sinh vien, nợ bạn bè, hàng xóm, người thân, người quen biết, nợ tin dụng mua sắm, nợ vay vốn ngân hàng mua nhà, tiền trả góp mua xe, và tất nhiên là đã bao gồm tiền trả lãi suất nữa. Việc trả hết nợ, đồng nghĩa với việc tiết kiệm sẽ dễ dàng hơn rất nhiều vì trước đó bạn đã có thói quen tiết kiệm để trả nợ sẵn rồi. Hơn  nữa, bạn sẽ cảm thấy nhẹ nhõm khi không còn bị  gánh nặng về nợ đè nặng nữa.

2 – Thiết lập ngân sách dự phòng hàng tháng

Tiết kiệm và trả nợ sẽ dễ dàng hơn rất nhiều nếu bạn có một bản kế hoạch ngân sách dự phòng hàng tháng.  Vào một buổi chiều rảnh rỗi, hãy thử ngồi xuống và viết tất cả những gì mà kiếm được và chi tiêu được ra giấy. Lên kế hoach cụ thể về việc chi tiêu bằng các khoản tiền nhất định cho việc thuê nhà, thanh toán hóa đơn điện nước, thức ăn, giải trí, xã giao, trả nợ, tiết kiệm và thậm chí là cả tiền biếu bố mẹ. Khi mà bạn đã lên kế hoạch chi tiêu, bạn sẽ bắt đầu tự giới hạn bản thân không được sử dụng số tiền vượt qua mức định sẵn và nếu bạn làm đúng theo kế hoạch đã định trước, nhất định bạn sẽ tiết kiệm được một số tiền kha khá.

3 – Ngừng tiêu tiền theo kiểu bốc  đồng

Chi tiêu theo kiểu bốc đồng sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng tiết kiệm của bạn và những khoản chi tiêu theo kiểu này thường bị coi là lãng phí. Vì thế, để không bị chi tiêu phung phí, thì trước khi bạn có ý định mua sắm cái gì cho bản thân hãy tự đặt ra câu hỏi cho chính mình là “Bạn có thực sự cần nó?, “Tại sao bạn lại cần?” hay “Có đáng để bỏ cả số tiền tiết kiệm của cả tuần cho nó?”. Một quy tắc để tiết kiệm mà bạn nên nhớ đó là nếu bạn phải trả thứ gì đó bằng tiền tiết kiệm hàng tuần của bạn thì hãy bỏ nó xuống. Nếu bạn vẫn muốn mua nó, vậy hãy quay lại vào tuần sau để xem đến lúc đó bạn vẫn có còn muốn nó.

4 – Đặt mục tiêu tài chính trên cơ sở nghề nghiệp

Cho đến lúc này, chắc hẳn các bạn đã có trong mình  những mục tiêu tài chính nhất định rồi. Ví dụ như “năm 25 tuổi thu nhập tối thiểu là bao nhiêu?”, “Để dành ra được bao nhiêu tài sản”, hay “có các khoản đầu tư cá nhân nào không”. Hãy viết tất cả những thứ đó ra thành một bản kế hoạch và cố gắng để hiện thực hóa nó. Để những điều này có thể diễn ra như kế hoạch đã định sẵn, bạn cần phải có kế hoạch chu toàn và đặt sẵn deadine cho từng mục tiêu một. Điều này sẽ là động lực không nhó để giúp bạn tiết kiệm.

5 – Từ bỏ những thứ xa xỉ

Hầu hết mỗi người đều có một vài đồ xa xỉ mà họ thường mua. Cố gắng theo dõi các khoản chi tiêu của bạn trong một tháng và tổng hợp lại xem có những gì đang bị lãng phí. Ví dụ, có nhiều người thường xuyên mua cafe và đi ăn ngoài ở những quán ăn sang chảnh nên thay đổi thói quen của mình sang việc tự chế biến hoặc tự làm sẽ tiết kiệm được một khoản ngân sách kha khá. Cố gắng loại bỏ những thói quen tiêu tiền cho những đồ dùng xa xỉ và dùng số tiền đó để tiết kiệm sẽ tốt hơn bao giờ hết.

6 – Thanh toán hóa đơn đúng hạn

Việc thanh toán muộn, sẽ dẫn tới các khoản nợ cộng dồn và thậm chí là còn khó trả hơn trước. Nó sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến kế hoạch chi tiêu và tiết kiệm của bạn. Hãy cố gắng quản lý các hóa đơn của bạn cho thật cẩn thận để chắc chắn rằng bạn không bao giờ bị quên thanh toán một cái nào nhé.

7 – Lập ngân sách dự phòng bằng 6 tháng tiền lương

Có vẻ đây là một khoản tiền khá lớn khi mà ngoài việc tiết kiệm hàng tháng bạn vẫn cần tới một ngân sách dự phòng nên tới nửa năm. Bạn biết đây, tương lai thì không ai đoán trước được và cuộc sống của bạn thì luôn đầy căng thẳng, mệt mỏi. Rất có thể trong tương lai bạn bị thất nghiệp, ốm đâu, muốn đi du lịch để giải tỏa căng thẳng hay là cần một khoản tiền khẩn cấp thì việc có một ngân sách dự phòng sẽ cứu bạn một bàn thua trông thấy. Để làm được điều này, thì ngoài việc tiết kiệm một khoản tiền hàng tháng, bạn cũng nên cố gắng chắt bóp bằng 1/6 số tiền bạn tiết kiệm mỗi tháng và chỉ cần 6 tháng là bạn đã có thêm 1 khoản tiền tiết kiệm tương đương 1 tháng bạn tiết kiệm. Lâu dần thì cột mộc dự phòng ngân sách 6 tháng tiền lương sẽ nhanh chóng đạt được.

8 – Đặt mục tiêu tài chính mua nhà ngay từ bây giờ

Mặc dù chưa thực sự cần thiết cho việc mua nhà ở tuổi 20 của bạn, nhưng nếu bạn chưa có một khoản nợ nào thì tại sao lại không thử nghĩ về nó. Việc được nuôi bởi bố mẹ chính là một lợi thế, khi mà bạn không phải chi tiêu quá nhiều thứ lặt vặt thì việc tiết kiệm cho những thứ lớn lao như mua nhà có thể nên bắt đầu ngay từ bây giờ. Việc bắt tay vào càng sớm sẽ giúp bạn có thêm động lực để làm những thứ lớn lao và thời gian sở hữu chúng có thể sớm hơn dự kiến.

9 – Đặt mục tiêu tài chính đầu tư thông minh

Đầu tư là một cách hiệu quả để tăng tài sản tiết kiệm của bạn, nhưng hay cẩn thận khi có ý định đầu tư. Tìm kiếm sự tư vấn từ những người tư vấn tài chính chuyên nghiệp hoặc thậm chí là bạn bè trong ngành định đầu tư. Hãy lắng nghe và để họ giúp đỡ bạn mỗi khi bạn đưa ra một quyết định đầu tư trong lĩnh vực của họ. Hiện nay, kênh đầu tư an toàn nhất ở Việt Nam là gửi ngân hàng, lãi suất trung bình rơi vào khoảng 4-6% một tháng và có thể cao hơn nếu gửi theo năm. Nếu đầu tư vào chứng khoán cơ hội sinh lời sẽ giao động từ 10 – 20% một năm còn bất động sản và đầu tư buôn bán có thể đem lại lợi nhuận trên 50%. Tuy nhiên, bạn hãy luôn nhớ đến một câu rằng, mức sinh lời càng cao thì rủi ro càng lớn.

10 – Đặt mục tiêu tài chính khi về hưu

Có thể bạn sẽ nghĩ rằng nghĩ tới việc nghỉ hưu có lẽ là chuyện của mấy thập kỷ sau đó nhưng nếu bạn có thể dành ra một số tiền nhỏ mỗi ngày thì chắc chắn tích tiểu ắt sẽ có ngày thành đại. Hãy điều chỉnh lại ngân sách chi tiêu và xem bạn có thể tiết kiệm được là bao nhiêu. Thậm chí, chỉ cần với 10 nghìn đồng mỗi ngày bạn để dành ra cho ngân sách nghỉ hưu thì bạn cũng đã để dành được một khoản tiền rất lớn cho tương lai.

Tóm lại, không phải lúc nào bạn cũng quá ép bạn thân hạn chế các khoản chi tiêu nhu cầu cần thiết để đạt được tất cả những mục tiêu trên. Hãy trọn ra cho mình những mục tiêu  có thể dễ dàng đạt được nhất để thực hiện trước. Hy vọng với 10 mục tiêu nay, các bạn sẽ cố gắng phấn đấu để tiết kiệm cho một tương lai hoàn toàn độc lập nhé. Còn trẻ thì ngại gì khổ, đúng không các bạn.

 

8MORNING/COM

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

5,082 lượt xem