Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

public6 năm trước

15 Kiểu Ngụy Biện Phổ Biến Chúng Ta Vẫn Hay Dùng Mà Không Hề Hay Biết

Có thể nói con người sử dụng cách nói ngụy biện khá nhiều trong hội thoại thông thường dù hữu ý hay vô tình, và cụ thể, đặt vào môi trường làm việc chuyên nghiệp, các lỗi lập luận thiếu logic này dễ khiến bạn mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng, cấp trên hoặc đối tác. Chúng ta sẽ lần lượt xem xét những kiểu ngụy biện phổ biến nhất thường gặp trong tranh luận để có thể rèn luyện cho mình cách tư duy logic và thuyết phục hơn nhé!

Ngụy biện- trong tiếng Anh gọi là fallacy! Theo quan niệm thường thấy, đó là cách chúng ta đưa ra lý do để bào chữa cho những cái sai rõ rành rành của bản thân. Ngụy biện là một phạm trù rộng hơn thế. Đó là những cách lập luận quanh co, phản logic nhằm khiến người khác phải hiểu sai sự thật. Tuy nghe có vẻ... đau não, nhưng nó lại không quá phức tạp, đâm ra nhiều lúc chúng ta đã ngụy biện mà không hề biết là mình ngụy biện.
Có thể nói con người sử dụng cách nói ngụy biện khá nhiều trong hội thoại thông thường dù hữu ý hay vô tình, và cụ thể, đặt vào môi trường làm việc chuyên nghiệp, các lỗi lập luận thiếu logic này dễ khiến bạn mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng, cấp trên hoặc đối tác.
 
Chúng ta sẽ lần lượt xem xét những kiểu ngụy biện phổ biến nhất thường gặp trong tranh luận để có thể rèn luyện cho mình cách tư duy logic và thuyết phục hơn nhé!
 
 
1.Ngụy biện bù nhìn (straw man)
Là cách bóp méo, xuyên tạc quan điểm hay phát biểu của người khác biến nó thành một ý nghĩa hoàn toàn khác. Chẳng hạn như:
John: I think we should hire someone to redesign our website.
Lola: You're saying we should throw our money away on external resources instead of building up our in-house design team? That's going to hurt our company in the long run.
2. Ngụy biện dựa vào đám đông
Đây là loại ngụy biện cho rằng cái gì đúng với bộ phận thì sẽ đúng với tổng thể. Người đưa ra loại ngụy biện này sẽ có tư tưởng rằng chỉ vì một số lượng đáng kể người dân tin rằng một đề xuất là đúng, và sẽ tự khẳng định tính chính xác của nó. Thực chất, tính phổ biến không đủ để xác nhận tính chính xác của một vấn đề, mặc dù nó thường được sử dụng như là một biện minh độc lập. 
Kiểu ngụy biện này lợi dụng quan niệm: Số đông luôn đúng - quan điểm, lý lẽ nào được số đông ủng hộ thì nó phải đúng.
Ví dụ:
The majority of people believe advertisers should spend more money on billboards, so billboards are objectively the best form of advertisement.
 
3. Ngụy biện dựa vào thẩm quyền
Có một sự thật rằng các quyết định trong một tập thể hoặc tổ chức chịu ảnh hưởng khá nhiều từ người có thẩm quyền cao nhất. Trong một vài trường hợp, phán đoán của người có vị trí cao hơn chưa hẳn là đáp án tối ưu cho vấn đề, tuy nhiên những người trong cuộc lại chịu áp lực vô hình và tự ngụy biện rằng đó là giải pháp hiệu quả nhất để lựa chọn.
Ví dụ:
Despite the fact that our Q4 numbers are much lower than usual, we should push forward using the same strategy because our CEO Barbara says this is the best approach. 
4. Ngụy biện sai song đề
Sai lầm thông thường này gây hiểu nhầm bằng cách trình bày các vấn đề phức tạp theo hai mặt vốn đã đối lập. Ngụy biện này bắt đầu với một số điều chắc chắn đúng rồi sau đó kết luận lại mâu thuẫn thẳng thừng với những khẳng định ban đầu.
Ví dụ: We can either agree with Barbara's plan, or just let the project fail. There is no other option.
5. Ngụy biện khái quát vội vã
Là ngụy biện bằng cách khái quát hóa từ vài ví dụ lặt vặt và có thể không mang tính đại diện.
Ví dụ:
Two members of my team have become more engaged employees after taking public speaking classes. That proves we should have mandatory public speaking classes for the whole company to improve employee engagement.
6. Ngụy biện quy nạp chậm chạp 
Sự suy diễn lười biếng có thể dẫn đến khái quát sai lầm một cách vội vàng. Sự sai lầm này xảy ra khi có đủ bằng chứng hợp lý cho thấy một kết luận cụ thể là đúng, nhưng ai đó không thừa nhận điều đó, thay vào đó gán cho nó kết quả là trùng hợp ngẫu nhiên hoặc một cái gì đó không liên quan hoàn toàn để ngụy biện.
Ví dụ:
Even though every project Brad has managed in the last two years has run way behind schedule, I still think we can chalk it up to unfortunate circumstances, not his project management skills. 
7. Ngụy biện nhân quả sai 
Ngụy biện này cho rằng vì 2 đối tượng A và B có một số nét giống nhau hoặc xảy ra cùng thời điểm nên tất cả các khía cạnh khác của A cũng phải có sự liên quan đến B. 
Ví dụ:
Our blog views were down in April. We also changed the color of our blog header in April. This means that changing the color of the blog header led to less views in April.
 

 

8. Ngụy biện bằng chứng qua giai thoại 
Kiểu ngụy biện này khá là phổ biến hiện nay. Trong đó, người dùng thường không nêu đích danh người có thẩm quyền, mà thậm chí có nêu thì người khác cũng không thể kiểm chứng được.
Ví dụ:
One of our clients doubled their conversions after changing all their landing page text to bright red. Therefore, changing all text to red is a proven way to double conversions. 
9. Ngụy biện chọn dữ liệu có lợi cho mình
Thay vì để một dải bằng chứng đầy đủ dẫn họ đến một kết luận hợp lý, họ tìm ra các mô hình tương quan hỗ trợ họ đến với kết luận, và bỏ qua các bằng chứng mâu thuẫn với nó hoặc bỏ qua vì cho rằng những bằng chứng đó không thực sự có ý nghĩa thống kê.
Ví dụ:
Lisa sold her first startup to an influential tech company, so she must be a successful entrepreneur. (She ignores the fact that four of her startups have failed since then.)
10. Ngụy biện đứng giữa
Sai lầm này giả định rằng một sự thỏa hiệp giữa hai điểm xung đột là luôn luôn đúng. Lập luận của phong cách này bỏ qua khả năng một hoặc cả hai thái cực có thể là hoàn toàn đúng hay sai - mà tự cho rằng bất kỳ hình thức thỏa hiệp giữa hai phương án đều là tốt.
Ví dụ: 
Lola thinks the best way to improve conversions is to redesign the entire company website, but John is firmly against making any changes to the website. Therefore, the best approach is to redesign some portions of the website.
 
11. Ngụy biện áp đặt phải chứng minh
Là ngụy biện sử dụng sự thiếu hiểu biết về thứ gì đó để suy ra trường hợp đối lập là đúng, theo kiểu “nếu không ai chứng minh được tôi sai thì tôi chắc chắn đúng”. Loại ngụy biện này áp đặt mọi thông tin mang tính chủ quan là đúng mặc dù chưa kiểm định tính chính xác của nó. Sự thật là luôn có những vấn đề cần thời gian xác thực. Nói cách khác, không phải bởi vì chưa có bằng chứng chống lại vấn đề gì đó, sẽ khiến vấn đề đó hiển nhiên trở thành sự thật. 
Ví dụ:
Barbara believes the marketing agency's office is haunted, since no one has ever proven that it isn't haunted.
12. Ngụy biện "không hiểu thì sai"
Nếu bạn gặp khó khăn trong việc hiểu tại sao và tại sao điều gì đó là đúng, điều đó không có nghĩa là điều gì đó là sai. Sự thiếu hiểu biết cá nhân hoặc tập thể không đủ để đưa ra kết luận một cách thuyết phục.
Ví dụ:
I don't understand how redesigning our website resulted in more conversions, so there must have been another factor at play. 
13. Ngụy biện lí sự cùn dựa trên khái quát bao trùm
Là loại ngụy biện cho rằng cái gì đã tồn tại lâu đời hoặc đã được quen thuộc thì đều tốt. Người sử dụng ngụy biện này tin rằng cái gì đã từng được đề cao trong quá khứ thì sẽ luôn hoạt động hiệu quả trong hiện tại và tương lai, cho dù hoàn cảnh và môi trường có thay đổi như thế nào.
Ví dụ:
John: No marketer would ever put two call-to-actions on a single landing page.
Barbara: Lola, a marketer, actually found great success putting two call-to-actions on a single landing page for our last campaign. 
John: Well, no true marketer would put two call-to-actions on a single landing page, so Lola must not be a true marketer. 
14.Ngụy biện "Anh cũng vậy" (Tu Quoque fallacy)
Đây chắc chắn là một kiểu ngụy biện nhiều bạn cảm thấy quen thuộc, vì ví dụ nổi bật nhất là câu: "Làm được như người ta đi rồi hẵng nói". Thử rảo qua một vòng comment Facebook, Youtube, Twitter, những câu bình luận kiểu này nhiều như quân Nguyên.
Hoặc lấy tình huống đơn giản trong môi trường công sở, đôi lúc những đóng góp mang tính xây dựng nhưng lại bị quy chụp như trong tình huống sau:
Lola: I don't think John would be a good fit to manage this project, because he doesn't have a lot of experience with project management.
John: But you don't have a lot of experience in project management either!
15. Ngụy biện lối nói lập lờ
Là ngụy biện bằng cách sử dụng những từ ngữ đa nghĩa, tối nghĩa để chuyển một khái niệm này sang một khái niệm khác có cùng tên gọi. Lối ngụy biện này rất được các chính trị gia ưa thích.
Ví dụ: 
John's argument in favor of redesigning the company website clearly relied heavily on cherry-picked statistics in support of his claim, so Lola decided that redesigning the website must not be a good decision.  

Nguồn: Impactus English/blog.hubspot

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

2,660 lượt xem