Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

public6 năm trước

25 Ứng Dụng Tốt Nhất Dành Cho Android

Có một thực tế là, phần đông người sở hữu điện thoại thông minh ngày nay chỉ sử dụng những phần mềm điện thoại đã được ra mắt từ khá lâu, trong khi các app mới ra đời vào năm nay lại chưa được để tâm nhiều.

Các app phổ biến như Facebook, WhatsApp, Instagram, Spotify, Skype, Uber, etc. đều đã có tên tuổi trước năm 2014, trong khi lại ngày càng có ít phần mềm mới tạo được tiếng vang thực sự. 

25. CARDBOARD CAMERA

Dù ứng dụng do Google phát triển này khó có thể biến bạn thành một đạo diễn thực tế ảo chuyên nghiệp, nó sẽ giúp bạn thực hiện những bức ảnh 3D có chiều sâu và sống động hơn rất nhiều, bằng cách điều khiển camera chụp ảnh 360 độ ở các góc nhìn khác nhau. Người sử dụng có thể dùng kèm kính thực tế ảo để trải nghiệm công nghệ này một cách đầy đủ hơn.

24. NUZZEL NEWS

Hiện nay các app thành công đều cần đến một trong hai ông lớn Apple và Google “chống lưng” đằng sau. Nhưng năm 2015 điều này đã được phản bác lại, khi ứng dụng Nuzzle News trở thành lựa chọn hoàn hảo cho người dùng Android có nhu cầu đọc tin, với các tính năng như chỉ đọc các tin do bạn bè chia sẻ, hay tùy chỉ bảng tin tức theo chủ đề.

23. ADOBE PREMIERE CLIP

Adobe đã ra mắt một chuỗi các công cụ sáng tạo cho thiết bị di động, trong đó Premiere Clip là phần mềm có tính ứng dụng cao. Phần mềm cho phép bạn chỉnh sửa các đoạn video, tinh chỉnh ánh sáng và âm thanh, và thậm chí lồng những bản nhạc trùng khớp với nội dung clip.

22. KAMCORD

Twitch và YouTube không phải là hai đối thủ duy nhất đang giành giật miếng bánh live-streaming (truyền hình trực tuyến) trong thị trường game. Kamcord hiện đang nỗ lực xây dựng một cộng đồng những người thích xem trực tuyến người khác chơi game trên điện thoại, với hai tính năng chính: xem ngay các kênh trực tuyến hiện tại, hoặc ghi lại lượt chơi game của chính bạn và stream cho cả thế giới xem

21. NINJA JAMM

Được ra mắt bởi hãng phát triển phần mềm độc lập Ninja Tune, đây là ứng dụng remix nhạc hoàn hảo, cho phép bạn truy cập vào kho giai điệu phong phú của hãng. Các nghệ sỹ xuất hiện trong kho nhạc này bao gồm Coldcut, Roots Manuva và Mr Scruffs; đồng thời phần mềm cũng có giao diện thân thiện với điện thoại cảm ứng để bạn dễ dàng chỉnh sửa giai điệu.

20. LAYOUT FROM INSTAGRAM

Nhiều người đã đặt ra câu hỏi là tại sao đây lại là một app độc lập chứ không phải một tính năng được tích hợp vào Instagram, nhưng dù vậy Layout vẫn là một công cụ hiệu quả và dễ dùng để tạo những bức ảnh collage. Bạn chỉ cần chọn ảnh, sắp xếp chúng vào các khung có sẵn, và đăng tải lên Instagram hay lưu lại để chia sẻ lên các mạng xã hội khác.

19. STAR WALK 2

Một tính năng hay mà các ứng dụng ngày nay đang khai thác là giúp người dùng không phải nhìn vào màn hình quá nhiều. Star Walk 2 phát triển hiệu quả tính năng này; nhắm tới các chiêm tinh gia nghiệp dư, phần mềm giúp bạn định vị các ngôi sao, chòm sao, hành tinh và sao chổi trên bầu trời, đồng thời cung cấp mô hình 3D của các tinh vân đáng chú ý, cũng như chế độ bạn đêm để giảm độ sáng màn hình tới mức tối thiểu.

18. STOREHOUSE

Vượt lên trên các ứng dụng chỉnh sửa và chia sẻ ảnh thông thường, ứng dụng này được đông đảo người dùng yêu thích bởi nó có thể “kể chuyện”. Ứng dụng này đưa các bức ảnh vào dạng một trang sách để bạn chia sẻ với bạn bè và gia đình, trong những dịp như đám cưới, tiệc tùng và các dịp hội hè khác.

17. CLOUDPLAYER

Nếu bạn đang tìm kiếm một ứng dụng chơi nhạc không phải của Google cho Android trong năm nay, CloudPlayer là một lựa chọn hay. Phần mềm này kết nối với các dịch vụ lưu trữ đám mây như Dropbox hay Google Drive để kéo nhạc về từ tài khoản lưu trữ của người dùng, và phát lại qua loa hay TV đã kết nối.

 

16. SWIFTKEY SYMBOLS

Đây là biến tấu của phần mềm Swiftkey nổi tiếng, hướng tới đối tượng người dùng là người tự kỷ hay gặp khó khăn trong giao tiếp. Ứng dụng này tạo ra các bàn phím ảo, thay vì gõ chữ thì người dùng sẽ nhập vào các biểu tượng tương ứng với từ. Ngoài ra, ứng dụng này sử dụng công nghệ của Swiftkey để “học” thói quen của người dùng và đề xuất các biểu tượng hợp lý.

15. VESSEL

Trên đời này có ai sẵn sàng trả tiền để xem các video của YouTubers khi mà chúng đều được cho xem miễn phí trên YouTube? Ứng dụng Vessel sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi này, với các tính năng như cho phép người dùng xem video từ các tác giả YouTube nổi tiếng trước khi chúng được đăng tải, với một cái giá phải chăng là 2.29 bảng 1 tháng.

14. WIFIMAPPER

Với người đam mê du lịch, một trong những mối quan tâm hàng đầu là tìm được điểm truy cập Internet không quá đắt đỏ. WifiMapper là ứng dụng giúp họ thỏa mãn yêu cầu này, cung cấp một bản đồ các điểm phát Wifi (cả miễn phí và trả phí), thông tin về chất lượng đường truyền ở mỗi điểm, và địa điểm phát Wifi.

13. KHAN ACADEMY

Phải mất khá lâu để Khan Academy ra mắt phiên bản cho Android, nhưng sự chờ đợi này cũng không có gì là quá đáng khi mà các tính năng của Khan Academy lại quá tuyệt vời như vậy. Với kho dữ liệu bao gồm hơn 10,000 video trải rộng từ toán học, khoa học đến kinh tế và các môn học khác, đây là ứng dụng hữu ích cho người đang đi học.

12. AMAZON UNDERGROUND

Đây là một trong những phần mềm “mạo hiểm” mà Amazon ra mắt năm nay. Ứng dụng này cung cấp cho người dùng các game như Star Wars Rebels hay Goat Simulator hoàn toàn miễn phí, loại bỏ các lựa chọn trả thêm phí (in-app purchases). Để có được điều này, Amazon trả tiền cho nhà phát triển phần mềm theo công thức tính trên số phút mà người dùng chơi game của họ.

11. YOUTUBE GAMING

Bên cạnh các content về âm nhạc và trẻ em, game đã trở thành một trong 3 trụ cột chính về nội dung của YouTube. Chính vì lý do này, Youtube đã tung ra Youtube Gaming – một app dành riêng cho gamer. Ứng dụng này cho phép người dùng xem live-stream các giải đấu game đang diễn ra trên thế giới (giống với Twitch), các video bình luận game trực tiếp, video được các hãng phát triển game tải lên, v.v

10 MIXRADIO

Ứng dụng này đầu tiên là dịch vụ âm nhạc trực tuyến của Nokia, sau đó được bán cho Microsoft, và cuối cùng bán lại cho mạng xã hội Nhật Bản Line. Đến đây, ứng dụng này bắt đầu được phát triển cho Android dưới dạng một app radio cá nhân. Người dùng có thể tự lập kênh riêng của mình, hay đào sâu vào bộ sưu tập playlist đầu ấn tượng của ứng dụng

9. STAGELIGHT

Ứng dụng này không được phổ thông như các app còn lại, nhưng bù lại các tính năng kỹ thuật của nó thì khó có thể bì kịp. Đây là một ứng dụng làm nhạc – gọi chính xác là một Audio MIDI Sequencer DAW (Audio MIDI Sequencer Digital Audio Workstation) – đồng thời có chức năng như một công cụ giảng dạy cho các nhà sản xuất nhạc còn non tay.

8. APPLE MUSIC

Những người sử dụng khó tính đã liên tục đánh 1 sao cho ứng dụng chơi nhạc Apple dành cho Android này, nhưng thật sự thì phần mềm này cũng không quá tệ đến thệ. ứng dụng cung cấp một danh sách đồ sộ playlist theo chủ đề, kênh radio Beats 1 phong phú dòng nhạc, và tính năng giới thiệu bài hát có thể làm vừa lòng mọi gu âm nhạc.

7. INBOX BY GMAIL

Vói những người đam mê ứng dụng Mailbox, năm 2015 là một năm đầy thất vọng vì Dropbox đã quyết định không tiếp tục phát triển phần mềm này. Nhưng trong năm mới 2016 này, người dùng Mailbox cũ có thể tìm thấy hình bóng của phần mềm thân thuộc qua ứng dụng Inbox. Với giao diện học hỏi từ Mailbox, phần mềm này thêm vào các tính năng như bundle các email giống nhau, hay tách các reminders (ghi nhớ) từ email.

6. VRSE

Nếu bạn tò mò muốn biết công nghệ thực tế ảo có thể phát triển đến đâu ngoài mảng game, Vrse sẽ bạn thỏa mãn mong muốn này. Ứng dụng này cho phép người dùng truy cập các bộ phim ngắn quay theo công nghệ thực tế ảo (virtual reality), sản xuất bởi nhà làm phim Chris Milk, nội dung phong phú từ video âm nhạc của U2 cho đến các đoạn phim thời sự về người tị nạn Syria.

5. PEAK – BRAIN TRAINING

Một số người trong chúng ta đã luyện tập trí não từ thời của những game huyền thoại như “Dr. Kawashima's Brain Training: How Old Is Your Brain?” trên nền tảng Nintendo DS. Peak là ứng dụng tương tự như thế cho thời đại thiết bi di động, với kho trò chơi mini được lựa chọn cẩn thận để giúp người chơi động não, đồng thời giúp bạn theo dõi xem kết quả chơi của mình có tiến bộ hay không.

4. IA WRITER

iA Writer là ứng dụng văn bản hữu ích cho các nhà báo hay nhà văn. Với phiên bản cho Android, phần mềm này được giản lược về giao diện nhưng các tính năng hữu ích vẫn còn đó. Việc này giúp người viết tập trung suy nghĩ và loại bỏ các xao lãng bên ngoài

3. DUBSMASH

Phần mềm này thực chất được ra mắt vào cuối năm 2014, nhưng đến 2015 nó mới bắt đầu trở thành một hiện tượng. Đây là ứng dụng lip-sync thú vị, lồng ghép các đoạn nhạc hay hội thoại vào đoạn clip, giúp bạn tạo ra các video hài hước. Phần mềm này trở nên phổ biến chỉ trong một thời gian rất ngắn, và tầm ảnh hưởng của nó lan rộng đến cả những người đã có tuổi.

2. GOOGLE PHOTOS

Dù Flickr vẫn là một ông lớn khó chơi trong mảng lưu trữ và chia sẻ ảnh, trong năm nay Google Photos đã chứng tỏ mình cũng không phải là tay vừa. Phần mềm cung cấp các tính năng dễ sử dụng, cùng dung lượng không giới hạn cho những bức ảnh có độ phân giải cơ bản, và khả năng chỉnh sửa ảnh cũng như chia sẻ có sẵn.

1. PERISCOPE

Với hầu hết người dùng, việc live-streaming cuộc sống hằng ngày của họ là điều khá vô nghĩa; nhưng với những sự kiên lớn, đây là tính năng vô cùng có ích và cần thiết. Ứng dụng này được mua lại bởi Twitter, phát hành phiên bản iOS vào tháng 3 và Android vào tháng 5, và đã trở thành một phần quan trọng trong làng truyền thông.

 

Nguồn saga.vn

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

1,233 lượt xem