Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

public6 năm trước

3 Sự Thật Lớn Từ Tâm Lý Học

3 khám phá của Sigmund Freud xứng đáng được xem như những sự thật quan trọng. 

3 khám phá của Sigmund Freud xứng đáng được xem như những sự thật quan trọng. Ba khám phá đó tiết lộ sự tồn tại của 3 cơ chế sau trong tâm lý của chúng ta: Chuyển dịch (transference), phóng chiếu (projection) và đồng nhất hoá (identification). Trong tâm lý học, 3 cơ chế đó chỉ được xem như những khái niệm thuộc phân tâm học. Nhưng có hàng triệu người đang khổ sở một cách không cần thiết vì họ không biết 3 cơ chế đó. Kiến thức này cần được dạy ở trường để có lợi cho mỗi cá nhân và xã hội.

1. Hãy bắt đầu bằng việc giải thích về quá trình chuyển dịch. Hiểu được quá trình này thông qua quan điểm về sự chuyển dịch tiêu cực rất có lợi cho bạn vì nó khiến con người đau khổ. Sự chuyển dịch tiêu cực xảy ra khi một người (Jim) CẢM NHẬN hoặc TIN RẰNG người khác (Jane) đang có những cảm xúc tiêu cực đối với anh ấy (vd như chỉ trích, từ chối hoặc thất vọng), ngay cả khi cảm nhận ấy không đúng với những cảm xúc hoặc hành vi thực tế của Jane. Nói cách khác, cảm xúc và suy nghĩ của Jane về Jim khá trung tính nhưng Jim vẫn “đọc được” một ý định tiêu cực từ Jane. Jim đang chuyển dịch sang Jane một số cảm xúc chưa được xử lý (unresolved emotions) từ trong quá khứ của anh ấy (những cảm xúc của sự bị từ chối, bị chỉ trích và v.v..Vì những cảm xúc tiêu cực ấy vẫn chưa được xử lý ở Jim nên anh ấy trong vô thức rất thích tái tạo và làm sống lại chúng. Do đó, anh ấy chuyển sang người khác cái mong đợi của anh rằng họ đang có những cảm xúc tiêu cực ấy đối với anh. Jim bị thuyết phục rằng “việc đọc” về tình huống ấy của anh là đúng và mang tính khách quan, hệ quả là Jim xem những người khác là ít đáng tin và cởi mở. Anh ấy cũng chịu đau khổ một cách không cần thiết vì anh ấy đang có những cảm nhận tiêu cực mà không đúng với hoàn cảnh thực tế. Đây là quá trình nội tâm đằng sau vấn đề tâm lý của người “dễ mếch lòng, dễ chạm tự ái.”

2. Trong khi quá trình chuyển dịch nói về những gì chúng ta cảm nhận đang đến với chúng ta từ những người khác thì quá trình thứ hai, Phóng chiếu nói về những gì chúng ta cảm nhận khi chúng ta phóng chiếu những cảm xúc của riêng chúng ta sang những người khác. Một người (Larry) “nhìn thấy” một khuyết điểm (vd tính thụ động) ở một người khác (Judy) khiến anh ấy khó chịu hoặc bực bội. Nếu những cảm xúc tiêu cực của Larry về khuyết điểm do anh viện ra ở Judy đủ mạnh, thì anh ấy có thể không nhận thấy những phẩm chất tốt của cô ấy và trở nên lạnh lùng, xa cách với Judy. Trong vô thức, Larry đang chỉ trích chính bản thân anh ấy vì anh cũng có một khuyết điểm tương tự. Larry có thể cho rằng “Tôi không phải là người thụ động- mà là cô ta!” Anh ấy đang bảo vệ mình khỏi tiếng nói chỉ trích nội tâm của anh về khuyết điểm bên trong của anh. Khi anh ấy làm chệch hướng tiếng nói chỉ trích nội tâm ra bên ngoài, nhắm vào Judy, thì anh có thể cảm nhận đối với cô ấy một cường độ tiêu cực tương đương với sự xung hấn tiêu cực đang nhắm vào anh từ tiếng nói chỉ trích nội tâm của anh. Khi anh ấy hiểu được cơ chế này thì anh có thể quay vào bên trong với sức mạnh của sự bừng ngộ.

3. Quá trình cuối cùng, đồng nhất hoá, có thể được hiểu như một xu hướng hoặc thôi thúc trong vô thức là đồng nhất với những gì người khác đang cảm nhận, bất kể đó là một cảm giác tích cực hay tiêu cực. Ví dụ, một người cha (Sam) đồng nhất mạnh mẽ với con trai của ông (Tom) khi cậu bé chơi kém trong một trận golf. Cả Sam và Tom đều có những vấn đề chưa được xử lý với cảm giác bị xem là một người kém cỏi và là một nỗi thất vọng. Những vấn đề chưa được xử lý đó làm hại Tom khi cậu ấy cố gắng chơi tốt, và cha cậu ấy trong vô thức không thể chống lại được việc bị cảm xúc tiêu cực này làm tổn thương khi ông xem con trai đang cố gắng chơi bóng. Nếu Sam hiểu được sự đồng nhất hoá của ông với con trai thì ông có thể kiềm chế không bị kích hoạt bởi cảm xúc thất vọng, và ông có thể giúp Tom bình tĩnh lại và tránh làm hại bản thân.

* Khi chúng ta nhận ra được 3 cơ chế đó thì chúng ta có thể kiểm soát được tính tiêu cực mà chúng sinh ra trong chúng ta. Chúng ta tránh được việc tự làm hại bản thân mà những cơ chế đó có thể gây ra. Chúng ta hiểu được rằng tính tiêu cực đến từ bên trong chúng ta và người khác không gây ra điều tiêu cực này, mà họ chỉ kích hoạt nó. Kiểm soát được sự tiêu cực bị sinh ra bởi ba cơ chế đó là một hành động đầy ý thức. Nó là phương pháp xoá bỏ điều tiêu cực.

* Một ví dụ khác trong thực tế về cơ chế chuyển dịch:

Một người đàn ông nói với bạn gái của anh ta: “Em nhìn anh như một thằng ăn xin”. Trên thực tế, anh ấy đang nhìn bản thân như một thằng ăn xin và chuyển dịch điều đó sang bạn gái.

* Một số ví dụ khác về cơ chế phóng chiếu:

1. Một người nói rằng, anh ấy ghét những kẻ kiêu ngạo. Anh ấy không nhận ra sự kiêu ngạo đang nằm trong chính anh ấy.

2. Một thân chủ nghĩ rằng “Nhà trị liệu của tôi rất chua cay” nhưng cô ấy không dám thừa nhận rằng bản thân cô ấy là người rất chua cay.

image

Nguồn: http://www.whywesuffer.com/three-great-truths-from-psychology/

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

4,930 lượt xem