Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

public6 năm trước

6 Kỹ Thuật Bí Mật Giúp Bạn Ngủ Đủ Giấc Chỉ Trong Vài Giờ

Giấc ngủ là rất cần thiết giúp cơ thể hồi phục sau một ngày làm việc và học tập. Nếu không ngủ đủ giấc cơ thể sẽ rất mệt mỏi và nếu kéo dài sẽ khiến cơ chế sinh học của cơ thể bị rối loạn. Trung bình mỗi người trong số chúng ta thường dành 28,3 năm để ngủ, bằng khoảng 1/3 cuộc đời và khoảng thời gian đó là không hề nhỏ. Vậy mỗi ngày chúng ta nên ngủ bao nhiêu tiếng là đủ? Câu trả lời còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, tuy nhiên chúng ta thường ngủ khoảng 7-9 tiếng mỗi ngày. Với đa số thời gian dành cho giấc ngủ là vào buổi đêm và một phần nhỏ vào buổi trưa.

Cuộc sống hiện đại ngày nay khiến bất kỳ ai trong số chúng ta đều muốn kéo dài thời gian 24 giờ thêm vài giờ nữa để có thể có thời gian ngủ nhiều hơn. Công việc càng bận rộn, giấc ngủ càng trở nên ngắn lại. Thế nhưng bạn có biết, thậm chí vẫn có những người chỉ ngủ 2 tiếng mỗi ngày nhưng vẫn duy trì sức khỏe tốt hay không? Họ đã làm điều đó như thế nào? Điều này nghe có vẻ khó thực hiện, nhưng đó là khi bạn chưa biết đến những kĩ thuật bí mật này. Dưới đây là 6 kỹ thuật bí mật giúp bạn ngủ đủ giấc chỉ trong vài giờ nếu biết sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý. Mời các bạn cùng tham khảo!

1. Ngủ theo kiểu "Tổ tiên chúng ta" – 6 tiếng/ngày

Công thức ngủ: 4 tiếng (giai đoạn đầu) + 2 tiếng (giai đoạn thứ hai) = 6 tiếng

Giấc ngủ của tổ tiên chúng ta được chia làm hai giai đoạn riêng biệt: giai đoạn một kéo dài 4 tiếng và giai đoạn hai kéo dài 2 tiếng. Hai giai đoạn này cách nhau bởi một giai đoạn tỉnh táo. Giai đoạn này được xem là thời gian đặc biệt và được sử dụng cho việc thực hành tâm linh, thư giãn và đọc sách. Nếu bạn muốn thử ngủ nhiều giai đoạn nhưng không biết bắt đầu từ đâu, đây là phương pháp mà các nhà khoa học khuyên dùng. Đối với hầu hết mọi người, đó có thể là lựa chọn thoải mái nhất và có thể bổ sung thêm 30 phút để dễ thích nghi.

2. Ngủ theo kiểu “Dymaxion” – 2 tiếng/ngày

Công thức ngủ: 4 giấc ngủ ngắn kéo dài 30 phút sau mỗi 6 tiếng = 2 tiếng

Buckminster Fuller - nhà kiến trúc, học giả, nhà sáng chế nổi tiếng người Mỹ - đã tạo ra một kỹ thuật ngủ gọi là “Dymaxion”, bao gồm 4 giấc ngủ ngắn kéo dài khoảng 30 phút sau mỗi 6 tiếng. Bản thân ông đã áp dụng lịch trình này rất hiệu quả và tuyên bố rằng ông không bao giờ cảm thấy thiếu năng lượng cả. Sau 2 năm theo lịch trình ngủ này, Buckminster Fuller đã được các bác sĩ kiểm tra và xác nhận ông có một sức khỏe tốt.

3. Ngủ theo kiểu “Superhuman” – 2 tiếng/ngày

Công thức ngủ: 6 giấc ngủ ngắn kéo dài 20 phút sau mỗi 4 tiếng = 2 tiếng

Trong nhiều năm qua, “Superhuman” được xem là một lịch trình ngủ hiệu quả và tiện lợi. Vẫn là ngủ 2 tiếng một ngày, nhưng thay vì 30 phút, mỗi giấc ngủ của bạn sẽ kéo dài 20 phút và tổng cộng sẽ có 6 giấc ngủ ngắn như thế sau mỗi 4 giờ. Tuy nhiên, cách này rất khó thực hiện vì bạn không thể phá vỡ lịch trình và bỏ qua ngay cả một khoảng thời gian ngủ, nếu không bạn sẽ cảm thấy buồn ngủ và vô cùng mệt mỏi. Lịch trình này được sáng tạo bởi Leonardo da Vinci và Salvador Dali. Dali đặt một cái khay kim loại gần giường ngủ của mình, nơi ông ngồi đó với một cái thìa trong tay. Khi muỗng rơi, nghệ sĩ sẽ thức dậy từ tiếng kêu vang. Trạng thái trung gian giữa giấc ngủ và sự tỉnh táo cung cấp cho ông ấy những ý tưởng mới.

4. Ngủ theo kiểu “Siesta” – 6,5 tiếng/ngày

Công thức ngủ: 5 tiếng vào ban đêm + 1,5 tiếng vào ban ngày = 6,5 tiếng

Cố Thủ tướng Anh Winston Churchill là người nổi tiếng áp dụng thành công cách ngủ này. Với cách này, Winston Churchill thường đi ngủ vào lúc 3 giờ sáng và thức dậy lúc 8 giờ, sau đó ngủ khoảng một giờ vào buổi chiều. "Bạn phải ngủ giữa buổi trưa và buổi tối, không nên bỏ lỡ giấc ngủ giữa chừng. Hãy cởi bỏ quần áo và đi ngủ, đó là những gì tôi luôn làm. Bạn đừng nghĩ thành quả công việc đạt được sẽ ít hơn bởi bạn dành thời gian ngủ vào ban ngày, tuy nhiên, kết quả mang lại có khi còn tốt hơn đó!", Winston Churchill cho biết.

5. Ngủ theo kiểu “Tesla” — 2 giờ 20 phút/ngày

Công thức ngủ: 2 tiếng vào ban đêm + 20 phút vào ban ngày = 2 giờ 20 phút

Nhà phát minh, nhà vật lý học thiên tài Nikola Tesla chỉ ngủ 2 hoặc 3 giờ một ngày: 2 tiếng vào buổi tối và khoảng 20 phút vào ban ngày. Tuy vậy, Nikola Tesla vẫn có thể làm việc hiệu quả suốt đêm. Sau này, người ta đã đã lấy tên ông để đặt cho phương pháp ngủ này.

6. Ngủ theo kiểu “Everyman” — 2,5 giờ/ngày

Công thức ngủ: 2,5 tiếng vào ban đêm + 3 lần ngủ 20 phút vào ban ngày

Các nhà khoa học đã thực hiện nhiều nhiều nghiên cứu về giấc ngủ của trẻ em, người già và động vật, đưa ra kết luận rằng lịch ngủ theo kiểu “Everyman” là linh hoạt và dễ thích nghi nhất. Ví dụ như loài voi, chúng thực hiện một lịch trình ngủ 2 tiếng mỗi ngày: 1 tiếng vào ban đêm và sau đó 3 hoặc 4 lần chợp mắt khoảng 15 phút vào ban ngày. Các lần chợp mắt này cũng nên cách một khoảng thời gian bằng nhau. Lịch trình này được coi là linh hoạt và dễ thích nghi nhất. Bên cạnh đó những giấc ngủ ngắn không hề gây hại gì cho sức khỏe cả.

Tuy nhiên, những cách ngủ này chỉ mang tính chất tham khảo và chúng rất khó áp dụng cho những người bình thường, vì nếu ngủ ít cơ thể sẽ rất dễ bị mệt mỏi vào ngày hôm sau. Tốt nhất là nên hỏi ý kiến bác sĩ nếu cần phải thay đổi thời gian ngủ vì công việc của mình.

Dưới đây là khoảng thời gian đi ngủ hợp lý để có thể thức dậy dễ dàng vào mỗi sáng: 

Nếu chưa sẵn sàng thực hiện những thử nghiệm khó khăn với giấc ngủ của mình mà vẫn muốn thức dậy một cách dễ dàng, bạn có thể tính toán chính xác thời gian thức dậy lý tưởng của cơ thể trong bảng dưới đây: 

Theo quantrimang.com

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

4,028 lượt xem