Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

public6 năm trước

8 Tác Phẩm Nổi Tiếng Ra Đời Từ Sự Cố Ngoài Ý Muốn

Tuần vừa qua đánh dấu năm thứ 73 nhà văn Astrid Lindgren, khi đó tác giả đang là bà mẹ hai con, ngã chấn thương đầu gối và quyết định sẽ dành thời gian nằm trên gường dưỡng bệnh sáng tác những câu truyện tặng đứa con gái mười tuổi của mình. Thế là tác phẩm Pippi Longstocking (Pippi Tất dài) ra đời trong hoàn cảnh đó. Chính câu chuyện này đã dẫn đến một câu hỏi trong tôi – vậy những tác phẩm cổ điển khác thì sao? Loại tai nạn nào đã góp phần trong việc sáng tác ra chúng?

Dù cuối cùng, chúng ta vẫn thường nghĩ rằng để viết một quyển sách người viết cần phải lên kế hoạch kỹ lưỡng từ trước (thậm chí là có cả dàn ý), vẫn có những tác phẩm được truyền cảm hứng từ thứ gì đó, nhưng điều này không nhất thiết đồng nghĩa với việc tất cả chúng đều ra đời từ sự một tai nạn – Mọi người đi quanh quẩn đâu đó chỉ để đợi ý tưởng đến với mình, và tôi biết có vài tác giả kiểu như vậy.

Sau đây Bookaholic sẽ giới thiệu 8 đầu sách được sáng tác bắt nguồn từ những sự cố ngoài ý muốn, hay từ những tai nạn bất đắc dĩ, hoặc do sự tác động của ngoại cảnh và chúng tôi vẫn đang tìm thêm những tác phẩm khác, hãy để lại bình luận nếu bạn muốn bổ sung thêm danh sách này nhé.

Toàn là vì bị thương mắt cá chân thôi các bạn ạ!

1. Pippi Longstocking (Pippi Tất dài) – Astrid Lindgren

Sau lần bị chấn thương Lindgren không những đã xây dựng thành công một nhân vật huyền thoại, mà chính Pippi cũng là một phần của vụ tai nạn – hệt như câu truyện kể, khi đứa con gái nhỏ của bà Karin, chỉ mới chín tuổi, ngã ốm, cô bé ngẩng đầu nhìn mẹ mình, thủ thỉ, “Kể con nghe truyện Pippi Tất dài đi mẹ”. Lindgren không còn cách nào khác ngoài việc phải nghĩ ra các nhân vật ngay lúc đó “Vì cái tên nghe rất yêu”, bà giải thích, “cho nên cô bé mang cái tên đó cũng phải thật oách.”

Và thật thế – Lindgren đã trở thành một trong những nhân vật được biết đến nhiều nhất trong thế giới thiếu nhi, có cả công viên mang tên bà, và thậm chí hình của bà còn xuất hiện trên tờ bạc mệnh giá 20 Kronor của Thụy Điển nhằm tôn vinh đóng góp này.

2. Gone With the Wind (Cuốn theo chiều gió) – Margaret Mitchell

HH_Cuon theo chieu gio_T1

Cuốn theo chiều gió cũng là một tác phẩm kinh điển được ra đời nhằm giết sự nhàm chán khi tác giả bị thương ở mắt cá chân – trong tình huống này, mắt cá chân của của bà đã nứt hoàn toàn. (Phải nói thêm là Mitchell thuộc dạng người dễ gặp tai nạn) nhưng bà hiển nhiên chỉ bắt đầu sáng tác cuốn tiểu thuyết khi mà chồng của bà, sau bao ngày phải lên thư viện mang những quyển sách về nhà cho bà đọc, cuối cùng phải thốt lên (tôi đang tưởng tượng đến cảnh ông ném chồng sách dày cộm lên chiếc sofa): “Vì Chúa, Peggy à, sao em không viết một quyển sách thay vì cứ đọc cả ngàn cuốn như vậy?” Thôi, bạn hiểu nó theo cách này cũng được.

3. Black Beauty (Ngựa ô yêu dấu) – Anna Sewell

ngựa ô yêu dấu

Có lẽ Sewell sẽ chẳng bao giờ viết một cuốn tiểu thuyết kinh điển dành cho thiếu nhi nếu cô không bị chấn thương ở mắt cá chân khi cô đang trên đường từ trường về nhà (Tôi bắt đầu cho rằng “mắt cá chân” là ngọn nguồn của mọi vấn đề rồi đó – hoặc cũng có thể vì phụ nữ thường không thể ngồi quá lâu để viết cả một quyển sách trừ khi họ phải giơ cái chân bị thương lên và thét NHÌN CÁI CHÂN TÔI NÀY).

Vi vết thương của cô không được điều trị thích hợp, cô đã trở thành người khuyết tật không thể đi lại trong một thời gian dài – thay vào đó, cô di chuyển nhờ vào xe ngựa kéo – cũng vì cả cuộc đời cô đều dành tình yêu thương cho những chú ngựa. Vậy đó cũng là một tai nạn ngoài ý muốn.

Thế nhưng Black Beauty lại được viết trong một hoàn cảnh khác: lúc sức khỏe của cô đã suy giảm sau khi đối mặt với cả hai căn bệnh, viêm gan và bệnh lao, khiến cô phải nằm liệt giường. Cô sáng tác trên giường bệnh, và đã kịp chứng kiến tác  phẩm của mình thành công trước khi lìa đời. [Lưu ý: Tôi biết điều này có hơi lạc đề, nhưng khi bàn về chủ đề tai nạn, vấn đề về mắt cá chân ấy khá thu hút tôi].

4. Pamela – Samuel Richardson

pamela

Samuel Richardson, từ đầu vốn không có ý định sẽ viết sách – nhưng ông đã khiến điều đó trở thành hiện thực. Vào năm mười bảy tuổi, ông học việc trong một nhà máy in, và cuối cùng trở thành một thợ in, điều hành một tòa soạn của riêng mình.

Vào năm 1739, khi Richardson bước sang tuổi 50, ông được yêu cầu “phải tập hợp bằng tay các bức thư được “độc giả cả nước” sử dụng vào một quyển sách hướng dẫn “cách viết thư” nhằm giúp họ biết cách trao đổi bằng thư từ. Và cuối cùng, ông đã bắt tay vào việc soạn ra những bức thư kiểu mẫu mà ông hy vọng sẽ giúp những cô hầu bàn trong việc trao đổi với những ông chủ dung tục của họ – ông vẫn tiếp tục sáng tác ra những lá thư, để rồi với tác phẩm Pamela, một quyển sách không chỉ được bán chạy mà còn được nhiều độc giả công nhận như “quyển tiểu thuyết tiếng Anh đầu tiên”.

5. Frankenstein – Mary Shelley

Frankenstein - Mary Shelley

Mary Shelley viết tác phẩm nổi tiếng Frankenstein xuất phát từ lời thách thức của Lord Byron (hoặc đó chỉ là một thỉnh cầu) – Đây cũng không hẳn là một tai nạn, bởi bạn có thể hiểu ra điều này khi bạn bước chân vào nhà của Byron, nhưng cũng chẳng có kế hoạch nào dành cho quyển sách, nên tôi cũng sẽ tính nó vào trong này.

Quan trọng là lúc Shelley tròn 18, bà ngồi cùng Byron bên đống lửa, người yêu của bà – Percy, và John Polidori – người sau này trở thành tác giả của dòng tiểu thuyết hiện đại về ma cà rồng (dĩ nhiên là vẫn nhờ có Byron), khi Byron đề nghị “Chúng ta mỗi người hãy tự sáng tác một câu truyện kinh dị đi!” Shelly lúc đó chả thể nghĩ ra bất cứ thứ gì, nhưng một quy tắc quan trọng khi sống ở thế kỷ 19 đó là không được làm phật lòng Byron, và bà đã thử sáng tác. “Tôi bắt bản thân phải nghĩ cho ra một câu truyện.” Bà giải thích trong lời đề tựa của quyển sách ấn bản 1831,

“- Một câu truyện để đánh bại những câu truyện đã từng khiến chúng tôi thích thú. Một câu truyện nói về nỗi sợ hãi trong bản chất của chúng tôi, và thức tỉnh sự kinh hoàng – một tác phẩm khiến độc giả không dám nhìn quanh, khiến máu huyết của họ phải đông cứng, và trái tim phải nhảy ra khỏi lồng ngực. Nếu tôi không làm được điều đó, câu truyện kinh dị của tôi sẽ chẳng xứng đáng với cái tên của nó. Tôi đã nghĩ và cân nhắc rất lâu – và thất bại. Tôi cảm thấy việc không thể sáng tạo ra bất cứ thứ gì chính là nỗi thống khổ của cuộc đời một nhà văn. Khi mà chẳng ý tưởng ngu ngốc nào đáp lại sự khẩn cầu lo lắng của chúng tôi. Mày đã nghĩ ra câu truyện nào chưa? Đó là câu hỏi tôi vẫn hay tự hỏi mình vào mỗi buổi sáng, và cũng mỗi buổi sáng tôi lại bắt bản thân phải trả lời những thứ tiêu cực đáng xấu hổ ấy.”

Nhưng rồi, bà cũng đã nghĩ ra thứ gì đó. Và nó đã trở thành một dòng văn học riêng.

6. Green Eggs and Ham – Dr. Seuss

Green Eggs and Ham

Khi Frankenstein được sáng tác từ một lời thách thức, thì một tác phẩm khác nổi tiếng hơn – Green Eggs and Ham lại được ra đời nhờ vào một trò cá cược. Bennett Cerf, đồng sáng lập của Random House kiêm biên tập viên của Seuss, đã cược $50 rằng Seuss sẽ chẳng thể viết nổi một quyển sách mà chỉ sử dụng 50 từ đơn khác nhau. Và Seuss đã thành công với tác phẩm sử dụng chính xác 50 từ như vậy – thế nhưng Cerf lại chưa bao giờ thanh toán cho ông khoản nợ kia. Seuss có thể không thèm để ý đến việc đó, vì sáng tác của ông đã trở thành quyển sách ảnh bán chạy nhất trong tất cả các quyển sách khác (dù là với số lượng bao nhiêu từ).

50 từ tiếng Anh độc đáo mà ông đã sử dụng, dành cho những độc giả có hứng thú tìm hiểu, chúng là: a, am, and, anywhere, are, be, boat, box, car, could, dark, do, eat, eggs, fox, goat, good, green, ham, here, house, I, if, in, let, like, may, me, mouse, not, on, or, rain, Sam, say, see, so, thank, that, the, them, there, they, train, tree, try, will, with, would, & you.

7. Where the Wild Things Are – Maurice Sendak

Sendak vốn dự định sẽ viết một quyển sach khi ông bắt đầu công việc ở mảng văn học thiếu nhi, thế nhưng tác phẩm này lại không năm trong kế hoạch của ông lúc đó. “Ngay từ đầu, quyển sách có tên là Where the Wild Horses are nhưng khi nó đến tay biên tập viên thì tôi lại chẳng thể vẽ nổi con ngựa nào, thế là cô ấy cho đổi tên sách thành “Wild Things”, vì với cái tên này thì ít ra tôi cũng có thể vẽ ra thứ gì đó! Và tôi đã vẽ những người quen của mình. Giờ thì họ đã qua đời hết, nên tôi có thể nói cho mọi người biết điều này”, theo lời của Sendak khi ông trao đổi với Los Angeles Times. Tôi phải thốt lên rằng tôi khá ngạc nhiên khi có thứ nào đó mà Sendak không thể vẽ – Nhưng tôi nghĩ đó cũng chả phải vấn đề quá to tác.

8. The Hobbit – J.R.R. Tolkien

anh chang hobbit

The Hobbit hẳn là tác phẩm có sự khởi đầu đầy nhiệm mầu. Vì Tolkien vốn chỉ viết nó trong một lá thư gửi W.H. Auden năm 1955:

Tất cả những gì tôi nhớ khi bắt đầu sáng tác The Hobbit chính là khi tôi đang ngồi chỉnh sửa những tờ giấy khen của trường trong sự chán chường vì phải hoàn thành nhiệm vụ hàng ngày của công việc giáo dục trẻ con đạm bạc này. Tôi viết ngoáy lên trang giấy nhỏ: ‘Có một bộ tộc người lùn sống trong một cái hốc đất.”, dù cho đến giờ tôi cũng không biết tại sao mình lại viết như vậy.

Một khoảng thời gian dài tiếp theo, tôi cũng không quan tâm đến việc đó nữa, cho đến khoảng vài năm sau cũng chả có tiến triển gì hơn ngoài việc tôi hoàn thành xong bản đồ của Thror. Thế nhưng, The Hobbit đã ra mắt vào đầu những năm 30, và được xuất bản không phải vì sự nhiệt tình của bọn trẻ nhà tôi (dù chúng rất thích bộ truyện), mà vì đó chính là món nợ tôi trả cho Mẹ bề trên Cherwell Edge đương nhiệm, khi ấy bà bị cúm, và dưới sự chứng kiến của một cựu học sinh vào lúc đó trong văn phòng của Allen và Unwin. Đối với Rayner Unwin, tôi nghĩ đó cũng là một cuộc dạo chơi thử nghiệm; nhưng đối với một người đã trưởng thành, tôi nghĩ mình đáng lẽ không nên viết thêm những tập về sau.

Thông tin đến bạn: Rayner Unwin là còn trai của Sir Stanley Unwin, tên ông cũng được dùng để đặt cho Nhà xuất bản – George Allen & Unwin. Vào năm 1936, người anh cả nhà Unwin đã chi trả 1 Shilling (đơn vị tiền tệ của Anh thời đó, tương đương 20 đồng pence thời nay) cho đứa con trai 10 tuổi để cậu bé đọc và viết một bài bình cho bản thảo The Hobbit. Đúc kết của ông như sau:

Bilbo Baggins thuộc tộc người Hobbit sống trong một cái hố và chưa từng đi khám phá xung quanh, cuối cùng phù thủy Gandalf và những người Dwarve của ông ta đã thuyết phục anh chàng lên đường. Anh rất phấn khởi khi được chiến đấu với lũ yêu tinh và bọn Sói ma. Sau đó, họ đã đến ngọn núi một mình; Smaug, con rồng canh giữ nơi đây bị tiêu diệt và sau một trận chiến khủng khiếp với yêu tinh, anh đã quay về nhà – trong sự giàu có!

Quyển sách này, cùng với những tấm bản đồ, không cần bất kỳ hình ảnh minh họa nào cũng đủ để thu hút những đứa trẻ có độ tuổi tầm năm đến chín.

Tác phẩm đã được ra mắt vào năm tiếp theo.

Theo Bookaholic.vn

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

2,400 lượt xem