Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

public6 năm trước

Bạn Không Có Thương Hiệu Cá Nhân Ư? Hãy Học Tập Những Siêu Anh Hùng Sau!

Thương hiệu cá nhân là nghệ thuật xây dựng một thương hiệu độc đáo về bạn với tư cách một cá nhân. Đây là cách giúp bạn có một chỗ đứng nhất định trong thị trường tương đối khốc liệt như ngày nay, biến nó thành một phần trong đời sống riêng tư, hay đặc biệt hơn là trong sự nghiệp của bạn.

 

Có rất nhiều những ví dụ nổi tiếng về thương hiệu cá nhân. Trong lĩnh vực công nghệ, chúng ta có Steve Jobs, trong nền công nghiệp thời trang, chúng ta có Karl Lagerfeld của hãng Chanel. Bạn hiểu ý tôi chưa? Mỗi người nổi tiếng trong từng lĩnh vực đều có thương hiệu cá nhân tuyệt vời, và chúng ta có thể học tập được rất nhiều từ họ.

 

 

Nhưng các siêu anh hùng mới là những thương hiệu được lưu truyền mãi. Họ khiến chúng ta ấn tượng, họ để lại dấu mốc, và khiến chúng ta bị thu hút bởi sức mạnh và nhân cách của họ. Có lẽ, chúng ta có thể học được một hoặc hai điều về thương hiệu cá nhân từ hình mẫu giả tưởng của những siêu anh hùng này.

Bài học số #1: Bạn phải có một mục đích

Dù nghe khá là mang tính triết học, nhưng tất cả mọi người cần có một mục đích. Hãy đọc bài viết 101 điều về thương hiệu cá nhân để hiểu tốt nhất cái định nghĩa khao khát tổng thể của bạn là gì. Sau đó hãy đi sâu vào tiểu tiết, vạch rõ cho mình mục tiêu và đích đến.

Mục đích của bạn là bạn là ai và điều gì khiến bạn đặc biệt. Cho dù bạn là doanh nhân của một công ty khởi nghiệp hay CEO của tập đoàn đa quốc gia, một nhân viên trực tổng đài điện thoại hay một nhà phát triển phần mềm, mục tiêu của bạn là thương hiệu của bạn, điều mà bạn khát khao đạt được và thứ pháp thuật giúp bạn có một dấu tích trong hồ sơ của bạn.

Nó không phải là điều bạn làm, nó là cách bạn thực hiện công việc của mình và nguyên nhân tại sao lại làm thế. Nó là toàn bộ sức mạnh và đam mê bạn đặt lên bàn làm việc cho dù bạn có ngồi ở đâu đi chăng nữa.

Giống như Siêu Nhân, mục đích của anh ta là gìn giữ hòa bình thế giới, hay Đội trưởng Mỹ đấu tranh cho tự do, một mục đích rõ ràng sẽ đem lại cho ta một lý do để tiếp tục làm việc, để phấn đấu chăm chỉ hơn, và để luôn giữ cho ta động lực phát triển bản thân và doanh nghiệp. Nếu không có mục đích, bạn không thể có thương hiệu. Nhưng nếu có một mục đích, ít nhất bạn cũng sẽ tạo ra sức ảnh hưởng.

Bài học số #2: Biết sức mạnh của bản thân mình

Người Dơi biết sức mạnh và kỹ năng độc nhất của anh ta (đó là khả năng học theo nhanh chóng và phát triển những chiêu thức cao cấp hơn), vậy nên anh ta mới chấp nhận đấu tay đôi với Siêu Nhân trong bộ phim gần đây “Batman Vs. Superman”.

Mặt khác, hãy tìm ra điểm mạnh và kỹ năng của bạn là gì cùng với những đề xuất độc đáo của bạn, rồi phát triển và gắn kết chúng vào thương hiệu cá nhân của chính bạn.

Bài học số #3: Nhất quán

Thương hiệu cá nhân của bạn nên đại diện cho giá trị mà bạn có thể chắc chắn truyền tải đến cho những người bạn đang làm việc cho. Quản lý thương hiệu cá nhân cần bạn trở thành hình mẫu, một người cố vấn tuyệt vời hoặc một giọng nói mà người khác có thể tin tưởng dựa vào.

Ví dụ, hãy tưởng tượng Wonder Woman cởi bỏ bộ giáp sắt, mặc tạp dề và tự sướng mỗi khi nấu ăn, hay bắt đầu đăng ảnh đồ ăn lên Insatgram thay vì hình tượng cô công chúa chiến binh như thường lệ, giải cứu thế giới và là biểu tượng cho nữ quyền. Ôi!

Xây dựng một thương hiệu cá nhân thành công đòi hỏi sự phù hợp trong việc ứng dụng logic, tính chính xác và công bằng để phác họa ra con người bạn. Sự kiên định nhất quán cho phép bạn đánh giá ý tưởng của mình liệu chúng có hiệu quả hay không. Điều này giúp bạn được tin tưởng, xây dựng danh tiếng, tính xác đáng của riêng mình và truyền tải đi thông điệp của bạn 

Bài học số #4: Đừng bao giờ ngừng cải thiện 

Mỗi bài tập, mỗi thử thách kỹ năng đều khiến chúng ta trưởng thành. Trong khi Người Sắt và Người Dơi luôn luôn sáng chế ra những món vũ khí mới thì Đội trưởng Mỹ và Người Nhện lại bị kìm hãm bởi nững gì họ chưa từng làm trước đây. Vậy nên đạt được một đích, như việc đánh bại một kẻ xấu thì không phải là mục đích cuối cùng. Nó chỉ là một bước tiến để đạt được cấp độ cao hơn của việc tạo ra sự khác biệt.

Một thương hiệu nếu không đi lên thì sẽ trì trệ, và có thể bị phai mờ rất dễ dàng, đặc biệt trước những kẻ mới trong cuộc đua. Ví dụ như nhiều hãng taxi truyền thống dần bị chiếm ưu thế bởi Uber và Grab.

Điều này đặc biệt đúng đối với các doanh nhân khi họ đang cố gắng bán sản phẩm và dịch vụ của mình. Nếu bạn không cập nhật những kiến thức và kỹ năng mới, ai đó sẽ thế chỗ bạn trên thị trường.

Vậy nên phải luôn học hỏi, tự tin là chính mình. Ví dụ, khi bạn đang có một thương hiệu cá nhân vô cùng mạnh, bạn trở thành người được chú ý nhiều hơn và nắm bắt cơ hội để cống hiến qua công việc. Và điều đó giúp bạn trưởng thành. 

Bài học số #5: Quan hệ, luôn là quan hệ 

Trên mạng xã hội cũng như ngoài đời thật, yếu tố chủ chốt trong việc phát triển thương hiệu cá nhân chính là quan hệ. Người ta phải biết đến bạn, phải nhìn thấy bạn. Cũng giống như các siêu anh hùng của chúng ta: Siêu Nhân lao xuống cứu thế giới, Người Dơi với biểu tượng dơi trên bầu trời, hay Người Nhện chăng mạng ở khắp thành phố.

 

Tương tác với những người khác trong lĩnh vực của bạn, những người có ảnh hưởng xã hội, đặc biệt qua LinkedInTwitter, nơi có rất nhiều sự kết nối, và bất cứ ai cũng có thể có ích giúp bạn được biết đến rộng rãi trên toàn thế giới. Hãy tham dự những buổi hội thảo, hội nghị chuyên sâu để gặp những “nhân vật lớn” ấy trong lĩnh vực của bạn. Và ở thế giới ảo thì hãy gắn kết với bất cứ nhóm thảo luận nào bạn có thể tham gia. Bạn càng có nhiều cơ hội gặp gỡ và nói chuyện thì mọi thứ đều tốt hơn.

Bạn cũng nên cân nhắc tìm một sự kiện trong lĩnh vực của mình mà có thể được chia sẻ và nêu ra ý kiến. Có như vậy bạn mới có cơ hội nhấn mạnh vào chuyên môn của mình trước khán giả mới. 

Kết luận 

Một thương hiệu cá nhân cũng giống như một khu vườn. Một khi bạn đặt xuống dưới đất và trông những hạt mầm, thì bạn sẽ có lợi thế để thu nhận lại được hoa thơm trái ngọt. Tuy nhiên, việc này cũng cần phải có thời gian và sự đóng góp để nuôi dưỡng và mở rộng tính sáng tạo của bạn.

Khi bạn tiếp tục phát triển thương hiệu cá nhận (bài học số #1 và #2), hãy kiên định với những nỗ lực của mình (bài học số #3), hãy chú ý đến cách khán giả phản hồi với thể hiện của bạn, cứ đi mòn con đường đang đi cho đến khi sự tập trung của bạn đạt đến độ sắc như dao cạo (bài học số #4), và chú ý đến các mối quan hệ và công chúng (bài học số #5).

Chỉ cần bỏ ra nỗ lực và chú ý đến thái độ, tất cả chúng ta đều có thể là siêu anh hùng đối với những khán giả đặc biệt theo cách của riêng mình. 

 

Trạm Đọc

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

1,925 lượt xem