Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

public6 năm trước

Bắt Đầu Từ Hôm Nay, Hãy Chấm Dứt 6 Điều Sau Để Hoàn Thiện Bản Thân Mình

Mọi người muốn trở thành phiên bản tốt nhất của chính họ, nhưng chỉ một vài người thực sự làm điều đó. Chúng ta là kẻ thù xấu xa nhất của chính mình trên con đường vươn tới thành công, theo đuổi ước mơ, và sống một cuộc sống đầy niềm đam mê và mục đích.
Một số người chúng ta tự hủy hoại mình mà không nhận ra, và những người khác có ý thức về điều đó, nhưng lại thiếu công cụ và/hoặc kiến thức để cải thiện. Nhưng cho dù bạn là ai, có 6 thói quen chính luôn len lỏi trên con đường tiến tới thành công của mọi người.
Hãy loại bỏ 6 thói quen này và hoàn thiện chính mình.

1. Ngăn chặn việc nói với bản thân những điều tiêu cực

'Tôi không bao giờ giảm được 10 ký.'
“Tôi thật ngu ngốc, tôi không bao giờ làm được công việc đó.'
Khi bạn nhận được một lời khen ngợi về công việc, bạn nói, 'Ồ, có gì đâu.'
Đây là những kiểu mà hầu hết mọi người nói khi gặp phải tình trạng nói với bản thân những điều tiêu cực. Tự nói với chính mình là một quá trình bình thường mà tất cả chúng ta đều trải qua, nhưng một khi nó bị lấp đầy bởi những điều không hợp lý, thì đó là tiêu cực, và đó là cả một vấn đề.'
Câu chuyện diễn ra trong đầu bạn thì tồi tệ hơn cả trăm lần câu chuyện thực tế đang diễn ra trong cuộc sống hàng ngày của bạn.
Ngăn chặn giọng nói chỉ trích bên trong và xoáy sang những điều tích cực là 2 cách tốt nhất để loại bỏ việc tự nói với bản thân điều tiêu cực. Bắt đầu bằng cách loại bỏ những từ ngữ tiêu cực, như: luôn luôn, không thể, không bao giờ (và bao giờ), sẽ không, nhưng, nên và cố gắng.
Yoda đã nói, 'Làm hoặc không. Không có thử.'

2. Ngừng chỉ trích và phán xét những người khác

Bạn có để ý rằng mọi người thường dễ nổi nóng (kém kiên nhẫn) với những ai mà có ý kiến khác với họ không?
Bạn có nhận ra mọi người nhanh chóng phán xét và gắn nó cho những người khác mà không cần hiểu họ và không nghĩ kỹ về điều mình làm?
Để trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình, bạn cần phải loại bỏ tất cả những năng lượng tiêu cực. Khi bạn ném những năng lượng tiêu cực sang người khác, bạn đang ảnh hưởng tới chính giá trị bản thân và lòng tự trọng của người đó. Bạn đồng thời cũng đang ném cả một loạt năng lượng tiêu cực vào vũ trụ.
Những người tốt tính thường hay thành công và đạt được nhiều hơn những ai ích kỷ và gay gắt với thế giới. 
Tránh chỉ trích và phán xét người khác bằng cách không thừa nhận bất cứ điều gì, hiểu rằng đó không phải là bạn, và thử đặt mình vào tình huống đó theo quan điểm và cách nhìn của họ.

3. Chấm dứt lo sợ thất bại

Có phải thất bại làm bạn lo lắng về những gì người khác nghĩ về bạn không? Có phải bạn lo lắng khi thất bại mọi người sẽ nghĩ bạn thật ngu ngốc và không giỏi đúng không? Có phải thất bại làm bạn lo lắng về tương lai và lối sống mong muốn mà bạn đang kiếm tìm không? Bạn có nói với mọi người trước rằng bạn không mong đợi thành công hoặc phát đạt để giảm kỳ vọng không?
Nếu bất kỳ điều nào trên đây mô tả bạn, thì bạn đang đối mặt với sợ hãi hay chính là nỗi lo sợ thất bại. Điều quan trọng là nhận ra thất bại là một phần tự nhiên của cuộc sống và không có dấu hiệu kết thúc. 
Những người thành công nổi tiếng, như Michael Jordan, Richard Branson, và Bill Gates đã từng thất bại một vài lần trong đời. Thất bại là cần thiết bởi vì khi đó bạn mới hiểu những giá trị ẩn sâu bên trong có thể đưa bạn đến với những thành công vang dội trong cuộc sống.
Vượt qua nỗi sợ hãi của bạn bằng cách phân tích tất cả những kết quả có thể, thực hành tư duy tích cực, có một kịch bản tệ nhất để xóa đi nỗi lo lắng, và thiết lập mục tiêu thực tế.
Hãy nhớ rằng: 'Nỗi sợ hãi sẽ chỉ làm một điều và là điều duy nhất: kìm hãm bạn.' - Kya Aliana

4. Chấm dứt nỗi sợ thành công

Bạn có cảm thấy lo lắng khi mọi thứ dường như diễn ra tốt đẹp, nhưng trong tâm trí bạn điều đó không thể tuyệt vời như vậy, mọi thứ tự nhiên đang có gì không như mong đợi?
Bạn đang tiến gần đến với bước đột phá quan trọng, nhưng một cái gì đó, bằng cách nào đó,  đã trở nên thất bại?
Nếu những ví dụ này lặp đi lặp lại, đó không còn là một sự trùng hợp ngẫu nhiên, nó ắt hẳn là nỗi sợ thành công. Nỗi sợ thành công ẩn sâu trong tiềm thức của chúng ta và hiện ra trong các tình huống như ví dụ trên.
Người sợ thành công có vô số lý do, chẳng hạn như sợ mất bản sắc của họ, sợ nhiều trách nhiệm hơn, sợ làm tăng kỳ vọng, và không có khả năng ứng phó với thành công.
Thành công là một điều tốt, mọi người xứng đáng sống với giấc mơ của anh ấy hoặc cô ấy và có một tác động tích cực lên thế giới. Vận dụng thành công bằng cách sống tin cậy và ghi nhớ bạn là ai, chấp nhận rằng bạn không thể làm vừa lòng tất cả mọi người, và thoải mái với mọi quyết định của bạn.

5. Chấm dứt việc làm chỉ để hài lòng mọi người

Có mô tả nào sau đây giống bạn không?
  • Tôi muốn mọi người thích tôi
  • Tôi sợ/Tôi tránh bất đồng với mọi người
  • Tôi không bao giờ nói lên suy nghĩ của mình
  • Tôi không bao giờ nói 'không' (Tôi là người nói 'có')
  • Tôi không bao giờ nổi giận
  • Tôi không bao giờ nói cho ai đó tôi cảm thấy như thế nào, ngay cả khi họ làm cho tôi tức giận
  • Tôi muốn theo đám đông hơn là đứng trên quan điểm của chính mình
Nếu một trong những mô tả trên mô tả về bạn, tôi muốn bạn nói với chính mình, 'Không được như vậy nữa!'
Đây là thời gian cho bạn chấm dứt trò đóng vai 'người bị khinh khỉnh' và bắt đầu trở nên ích kỷ một chút và đặt bản thân lên trước. Nếu còn tiếp tục đóng vai trở thành người làm hài lòng mọi người, một phần của bạn sẽ chết đi.
Những người làm hài lòng mọi người thường bị lợi dụng, dễ bị căng thẳng và trầm cảm, tăng sự oán giận theo thời gian đối với những người trong cuộc sống của họ, và gặp phải các vấn đề về sức khỏe, cân nặng. Một khi bạn chấm dứt làm hài lòng mọi người, bạn sẽ lấy lại cảm giác bạn là ai và xây dựng sự tự tin của chính mình.
Sống cuộc sống của bạn để làm hài lòng bản thân mình và trở nên 'ranh ma' với những người khác.

6. Chấm dứt sự trì hoãn

Cầu toàn dẫn đến sự trì hoãn. Sự trì hoãn là một hình thức khác của sự lười biếng. Trì hoãn phá hoại bản thân chúng ta trên con đường trở thành phiên bản hoàn thiện. Những người trì hoãn bị đánh lạc hướng bởi các yếu tố vô nghĩa và cuối cùng làm hỏng mục tiêu họ.
Có nhiều biến thể của sự trì hoãn.
Để dừng việc trì hoãn, hãy hành động rõ ràng và tính toán kỹ lưỡng, đặt ra mục tiêu nhỏ, dễ quản lý và dễ dàng đạt được.
Nguồn hình ảnh: Chris Ford từ flickr.com

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

3,864 lượt xem