Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

Làm Thế Nào Để Đối Xử Với Những Người Khiến Bạn Cảm Thấy Thấp Kém?

 

Sẽ luôn có cách để những người làm bạn phiền lòng không thể đạt được mục đích của họ.

Hãy tưởng tượng rằng bạn có một người họ hàng luôn có ý định trở thành chuyên gia ở mọi lĩnh vực. Mặc dù có thể họ sẽ giúp ích những lúc bạn cần lời khuyên thực tế, nhưng những lời kết luận (cứ cho là được dựa trên tri thức) do người này thốt ra lại là tiếng trống dồn dập bảo bạn rằng bạn còn rất nhiều khiếm khuyết. Khi bạn nghĩ kĩ hơn về nó, lời khuyên ấy quả thật rất hữu ích, nhưng cách người đó nói ra lại có vẻ cố tình ám chỉ rằng những ý tưởng của bạn – và cả bạn nữa – chẳng có chút giá trị gì cả.

Khi một người cố tình khiến bạn thấy bản thân thật tồi tệ, câu hỏi được đặt ra sẽ là vì họ hay vì bản thân bạn. Nếu bạn thường có “khái niệm về bản thân” khá vững chắc, nó sẽ không thực sự bị ảnh hưởng bởi nhữngđiều khơi dậy sự thiếu xót trong bạn. Thực ra, khi bạn nghĩ về điều này, sẽ có rất rất nhiều người xung quanh khiến bạn  thoải mái và không khiến bạn thấy yếu đuối hay phải che giấu bản thân mình. Nghiên cứu mới đây của Uthike Girme và các đồng nghiệp ở  Đại học Simon Fraser (2017) đã khảo sát về tình trạng mà họ gọi là sự gắn bó không an toàn trong các mối quan hệ đặc biệt. Họ đề xuất ý kiến rằng con người có thể cảm thấy không an toàn trong một mối quan hệ đặc biệt nào đó, ngay cả khi họ khá chắc chắn về đối phương. Mặc dù nghiên này cứu tập trung vào những mối quan hệ lãng mạn nhưng  kết quả có thể khái quát đến  các mối quan hệ gần gũi khác.

Theo Gime cùng các đồng nghiệp, “sự rối loạn nghiêm trọng dưới hình thức của nhiều cảm xúc và kích thích tiêu cực xảy ra trong những giai đoạn chuyển tiếp khó khăn khiến nghi ngờ leo thang và làm tăng cảm giác không chắc chắn về mối quan hệ.” Nói cách khác,  khi bạn cảm thấy không  an toàn trong mối quan hệ của mình, bạn sẽ đặt câu hỏi liệu người bạn đời của bạn có thật sự có mặt ở đó không. Chuyển sang vấn đề chung hơn về cảm giác không an toàn với những mối quan hệ khác không phải tình yêu, thì trải nghiệm cho cảm giác thiếu an toàn cũng tạo ra sự hỗn loạn về cảm xúc. Tuy nhiên, một trong những điềuì có thể ảnh hưởng đến cảm giác không an toàn của bạn là liệu bạn có mong đợi mối quan hệ sẽ bền vững theo thời gian hay không. Nếu bạn cảm thấy rằng bạn đang trải qua một thời gian khó khăn mà cuối cùng có thể tự giải quyết được, bạn sẽ không phải buồn bã nhiều  chỉ vì người kia tạm thời không giúp đỡ được gì.

Sự gắn bó an toàn là cảm xúc cơ bản khi bạn thấy mối quan hệ của bạn và người khác là vững chắc và sẽ kéo dài theo thời gian. Thêm vào đó, những người đạt được mức cao ở khía cạnh này thường không cảm thấy bản thân yếu kém. Họ cũng không hề lo lắng khi một ai đó thách thức nền tảng ổn định của mình. Tuy nhiên, nếu nghiên cứu của trường đại học Simon Fraser là đúng, chỉ bởi vì bạn cảm thấy an toàn  trong một ngày, không có nghĩa là bạn sẽ cảm thấy giống vậy vào ngày tiếp theo nếu điều gì đó xảy ra và thách thức nền tảng về “quan niệm bản thân” của bạn. Giả thuyết đầu tiên của Girme là người  có được sự gắn bó bền vững cao thường mong mỏi rằng mối quan hệ của họ sẽ ngày càng vững chắc, và trên thực tế, điều này đã được khẳng định.  Tiếp theo họ kiểm tra xem liệu những cảm giác đau khổ của con người có thể thay đổi tùy theo biến động của sự gắn bó an toàn hay không và  nghiên cứu về một cá nhân được rút ra từ mẫu cộng đồng đã có thể thiết lập được quan điểm này.  Cuối cùng, các nhà nghiên cứu Canada đã sử dụng một cặp vợ chồng đang trong giai đoạn chuyển tiếp làm cha mẹ, một khoảng thời gian đầy căng thẳng, để cho thấy rằng những người có sự gắn bó an toàn dao động nhiều nhất trong suốt 2 năm gia đình thay đổi  là những người  cảm thấy phiền muộn nhiều nhất.

Tổng kết cả ba nghiên cứu, Girme và các đồng nghiệp của ông đưa ra kết luận rằng nghiên cứu của họ “đối trọng với nghiên cứu chứng minh trước đó về sự kiên định và không hề nao núng của các cá nhân cảm thấy an toàn về bản thân  khi đối mặt với những trải nghiệm về mối quan hệ tiềm ẩn nguy cơ tan vỡ”. Trong thực tế, những người  mong đợi những mối quan hệ ổn định nhất thường là những người chịu đựng nhiều nhất khi mọi thứ không giống như tưởng tượng của họ. Mặt khác của việc này là người thiếu sự gắn bó an toàn có vẻ không buồn phiền gì mấy nếungười còn lại trong mối quan hệ trở nên xa cách với họ. Nếu mong đợi ít hơn, họ sẽ ít ngạc nhiên và ít thất vọng hơn.

Nếu chúng ta ngoại suy từ kết luận của nhóm nghiên cứu Canada, các nguyên tắc tương tự có thể áp dụng với các mối quan hệ không phải tình yêu. Trong vòng tròn bạn bè, họ hàng, và đồng nghiệp của riêng bạn, có một số người tăng cường sự an toàn của bạn, và một số người lại làm nó suy yếu đi. Trong những trường hợp này, điều quan trọng là hãy tự hỏi tại sao những người này lại thách thức cảm giác cơ bản của bạn. Có phải bởi vì họ đang thẳng thừng phê phán bạn không?  Hay họ làm vậy để bản thân họ trở nên hấp dẫn hơn bằng cách xa lánh cảm xúc của bạn? Sau đó hãy tự hỏi đó là vấn đề của mình hay của họ? Điều gì khiến mọi người cần phải làm bạn cảm thấy không an toàn?

Để trả lời những câu hỏi trên, hãy nhìn bên ngoài mối quan hệ của chính bạn với những người nuôi dưỡng nỗi  bất an ấy. Mối quan hệ của họ với những người khác như thế nào và những người khác làm gì trước mặt họ? Bạn có cảm thấy rằng những người khác cũng cảm thấy nhỏ bé giống bạn không? Một khi bạn nhận ra rằng việc này là vấn đề của họ chứ không phải bạn, bạn sẽ có thể vô hiệu hóa các tương tác với họ. Đi trước họ một bước và biết rằng bạn sẽ bị những người đó đẩy xuống đường cùng của sự nghi ngờ và bế tắc cho phép bạn đánh giá khách quan hơn về tình hình. Girme cùng các đồng nghiệp đã nhận thấy rằng những người đòi hỏi mức độ gắn bó an toàn cao, những người cảm thấy không an toàn, thường là những người cũng hay cảm thấy đau khổ và phiền muộn . Bạn có thể loại bỏ buồn phiền ra khỏi tâm trí  một khi bạn hiểu rõ ngọn nguồn của nó. Bạn cũng có thể sử dụng những thông tin trong bài nghiên cứu để kiểm tra hành vi của bản thân với người khác. Bạn có phải là người biểu hiện sự ưu việt của bản thân để dìm hàng người khác không? Ý thức vững chắc về bản thân không đồng nghĩa với việc bạn cần phải gây ra đau đớn cho người khác chỉ bởi vì bạn tin tưởng vào giá trị của mình.

Tóm lại, cách bạn xử lí những người khiến bạn cảm thấy không an toàn là chuyển toàn bộ sự chú ý vào bên trong tâm trí và nâng cao sự tự tin của mình. Chỉ vì một người khiến bạn nghi ngờ bản thân không có nghĩa là bạn không tốt. Có thể cũng có những lúc bạn đặc biệt dễ bị tổn thương. Nhưng nhận ra cảm giác an toàn của mọi người có thể thay đổi theo thời gian sẽ giúp bạn giảm bớt những căng thẳng mà một người có thể gây ra.

 

Nguồn: Psychologytoday

Link bài gốc: https://www.psychologytoday.com/blog/fulfillment-any-age/201712/how-handle-people-who-make-you-feel-inferior

Dịch giả: Vân Hà – Bookademy

(*) Bản quyền bài dịch thuộc về Bookademy. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Dịch giả: Vân Hà – Bookademy”. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, ví dụ: “Theo Bookademy” hoặc khác đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

Bài viết cộng tác cùng Bookademy xin gửi về: [email protected]

Theo dõi fanpage của Bookademy để cập nhật các thông tin thú vị về các cuốn sách hay tại link: https://www.facebook.com/bookademy.vn/

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

1,355 lượt xem