Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

[Bookademy] Review Sách "Israel Đã Kiến Tạo Tương Lai Như Thế Nào?": Tỉnh Thức, Đánh Thức Bản Thân, Xây Dựng Tương Lai Mong Muốn

Shlomo Shoham là Uỷ viên đầu tiên của Uỷ ban Vì các Thế hệ Tương lai, là cố vấn pháp luật cho Ủy ban Hiến pháp, Luật pháp và Công lý của Quốc hội Israel. Ông là người sáng lập ra Viện Lãnh đạo Toàn cầu BỀn vững, chuyên đào tạo những lãnh đạo trẻ có triển vọng và tiềm năng nhất với mong muốn có thể tạo ra những biến chuyển toàn cầu. Ngoài ra, Shlomo Shoham hiện là Phó Chủ tịch của NIFG – Mạng lưới Quốc tế của Tổ chức Vì các Thê hệ Tương lai và được bổ nhiệm là thành viên của Diễn đàn Trí tuệ Thế giới, nơi học thuyết của ông được xem là cách thức để tạo ra hòa bình thế giới “Trí tuệ tương lai”. Trong quyển sách “Israel đã kiến tạo tương lai như thế nào?” Shoham đã đưa ra cách xử lý các vấn đề và thách thức mà cả thế giởi đang và sẽ đối mặt. Ông cho rằng việc phát triển “Trí tuệ tương lai” sẽ là một giải pháp, một lối đi hoàn toàn mới và thành công.

TRÍ TUỆ TƯƠNG LAI

Mục đích của ông khi viết quyển sách này là củng cố năng lực của con người để tạ ra tương lai mong muốn cho thế giới, nhân loại và cho toàn bộ sự đa dạng sinh học. Để đạt được mục đích này, ta cần phải tự đặt ra những câu hỏi: Chúng ta cần rèn luyện loại “cơ” nào? Đâu là những năng lực và phẩm chất ta cần rèn luyện? Đâu là công cụ để con người đạt được tương lai như mong muốn? Tinh chất nào trong trí tuệ con người có thể đưa đến kết quả tối quan trọng? Tinh chất đó chính là “Trí tuệ tương lai”, nó bao gồm các yếu tố mang định hướng mục tiêu. Tuy nhiên, có một nghịch lý là để đạt được mục tiêu tối hậu là tạo ra tương lai theo mong muốn còn cần cả khía cạnh tồn tại.

Nhân loại đang phải đối mặt với một tương lai với những thay đổi diễn ra với tốc độ mỗi lúc một nhanh với nhịp độ thật khó nắm bắt. Có nhiều điều đang đợi chúng ta ở phía trước mà chúng ta không hề biết. Phát triển trí tuệ tương lai sẽ quyết định cuộc sống có được viên mãn hay không. Chúng ta cần phải chủ động phát triển các kỹ năng về tri thức, tình cảm, thể chất và cả tâm linh. Luyện cho mình khả năng buông bỏ những sợ hãi, lo ngại và từ đó phát triển long dung cảm để quên chúng đi. Nếu không làm được, bạn sẽ bị nhấn chìm trong dòng thác kiến thức mà thôi. Để làm được những điều này chúng ta cần bước vào thế giới của ngành nghiên cứu tương lai.

Nghiên cứu tương lai là tư duy có phương pháp về tương lai dựa trên các tiêu chí khoa học đã được chấp nhận. Nó cố gắng nhận diện những thách thức tương lai và giúp chúng ta đối phó với chúng một cách hiệu quả hơn. Ẩn dưới các nghiên cứu tương lai là niềm tin rằng tương lai có thể định hình, nó sẽ giống như tương lai ta mong muốn, nó sẽ thể hiện được hy vọng cũng như ước mơ của chúng ta.

Chúng ta thật sự rất may mắn khi được sống trong một thế giới phát triển, được tận hưởng thành quả lao động từ sức lao động của các nhà sáng tạo, nhà phát minh, nhà khoa học,… chúng ta còn được đứng trên vai họ và phóng mắt nhìn về tương lai. Nhưng chúng ta không thể chỉ ngồi đấy và tận hưởng thành quả nếu muốn tạo ra thành quả như mong muốn. Trách nhiệm của chúng ta là hiểu một cách sâu sắc cách thức họ tiến hành và sau đó là dám buông bỏ, dám quên đi để tạo ra tương lai đầu hứa hẹn của bản thân.

ĐƯA YẾU TỐ BỀN VỮNG VÀ DỰ ĐOÁN TƯƠNG LAI VÀO LĨNH VỰC HÀNH CHÍNH CÔNG

Nếu thế kỷ XX được đánh dấu bởi niềm tin rằng tương lai có thể dự đoán được. Nhưng đến tận thế kỷ XXI, con người vẫn không thể biết được bất kỳ điều gì sắp sửa xảy ra ở tương lai. Vì thế, việc phát triền tầm nhìn xa đang dần vượt ra khỏi dự báo ban đầu. Mục tiêu quan trọng nhất của các đơn vị nhìn xa là tác động lên quốc gia và các định chế của nó, thúc đẩy mỗi tổ chức hành động với tầm nhìn xa trông rộng và xem xét các cân nhắc dài hạn.

Các đơn vị bền vững cần đảm bảo sự cân bằng trong công việc. Thứ nhất, đơn vị phải can thiệp vào những chủ đề và lĩnh vực hết sức gây tác động. Thứ hai, các ý kiến về hệ quả tương lai đòi hỏi nhiều nỗ lực nghiên cứu, đầu tư về thời gian và nguồn lực. Vì thế, việc lựa chọn không gian hành động chuẩn xác là điều rất quan trọng.

  1. Tạo ra các ý kiến hướng tới tương lai:

Trong môi trường chính trị sôi nổi, các đơn vị bền vững không phải lúc nào cũng may mắn đển chờ đợi sản phẩm hoàn thiện. Nhiệm vụ của họ là làm rõ và củng cố công việc mình làm bằng việc đưa ra những ý kiến mới về các vấn đề thời sự và điều chỉnh khung thời gian hợp lý.

  1. Hình thành khuyến nghị:

Những ý kiến hữu dụng nhất không chỉ phân tích sắc sảo các hệ quả tương lai, mà còn đưa ra những khuyến nghị hành động.

Ta thấy được rằng hoạt động toàn cầu đang tăng mạnh mẽ và tác động toàn cầu từ các việc làm của Ủy ban Vì các Thế hệ Tương lai đang được tiếp nhận rộng khắp. Vì vậy, khẩu hiệu “Tư duy toàn cầu, hành động địa phương” đã và đang được thời gian gian kiểm chứng, và truyền cảm hứng trên khắp thế giới.

CÂU CHUYỆN VỀ ỦY BAN VÌ CÁC THẾ HỆ TƯƠNG LAI

Nhiệm vụ cơ bản của Ủy ban Vì các Thế hệ Tương lai là kiến tạo trong Quốc hội Israel một không gian phác họa ý tưởng và xây dựng một tương lai như mong muốn. Uỷ ban Vì các Thế hệ Tương lai ra đời từ tầm nhìn lớn lao về tương lai, nó được thành lập từ niềm tin rằng những người ban hành pháp chế định hình xã hội Israel cần xem xét đến những hệ lụy của pháp chế, và lợi ích : bảo vệ lợi ích của con cháu và bảo toàn phạm vi lựa chọn rộng rãi cho chúng. Tóm lại, Ủy ban Vì các Thế hệ Tương lai có mục đích giúp Quốc hội nghiêm túc thực hiện các mục tiêu đảm bảo công lý liên thế hệ.

Sứ mệnh của Uỷ ban: tăng cường tư duy dài hạn và bền vững giữa các nhà hoạch định chính sách và trong đất nước Israel nói chung, đồng thời đảm bảo rằng những cân nhắc này được đưa vào trong luật sơ cấp và thứ cấp.

Nhưng trước hết phải tạo dựng vị thế trong lòng công chúng. Và truyền thông là một giải pháp, một mặt sẽ dẫn dắt một số lời phê bình ầm ĩ, một mặt giúp Ủy ban Vì các Thế hệ Tương lai thu thập sự ủng hộ từ công chúng.

Chiến lược của Ủy ban Vì các Thế hệ Tương lai là xây dựng một định nghĩa mới về phát triển bền vững, trong đó tác động đến sức khỏe, kinh tế và môi trường.

  1. Giáo dục:

Trong lĩnh vực này, Ủy ban Vì các Thế hệ Tương lai xác định bốn nguyên tắc:

  • Giáo dục bền vững
  • Hệ thống giáo dục tương lai của Israel
  • Phúc lợi trẻ em
  • Thúc đẩy giới trẻ tham gia vào tiến trình dân chủ
  1. Sức khỏe:

Khi phát triển khái niệm sức khỏe bền vững, Uỷ ban tập trung vào việc thúc đẩy hoạt động y tế mang tính phỏng ngừa. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới: 2002 có khoảng 60% trường hợp tử vong trên thế giới là do các căn bệnh không lây nhiễm gây ra (đau tim, đột quỵ, ung thư,…) Những căn bệnh này cấu thành 47% tất cả bệnh trạng. Theo ước đoán đến năm 2020, 73% trường hợp tử vong sẽ có nguyên nhân là các căn bệnh kể trên và chúng sẽ chiếm 66% bệnh trạng. Trước tình hình này, Ủy ban Vì các Thế hệ Tương lai lựa chọn thúc đẩy vấn đề y tế trong hai lĩnh vực: nâng cao nhận thức về mối quan hệ giữa y tế công cộng và môi trường từ đó củng cố các dịch vụ phòng ngừa.

  1. Môi trường:

Hiện nay, các nền văn minh nhân loại phủ kín Trái đất và thường đi cùng với cái giá là sự hủy hoại hệ sinh thái, gây mất cân bằng, khí hậu thay đổi, thảm thực vật đang dần thu hẹp,…

Môi trường bền vững là môi trường duy trì được trong đó sự sống và nguồn tài nguyên đa dạng nhằm đảm bảo sự tồn tại của thế hệ tương lai. Vì thế, Uỷ ban tập trung vào nhiều vấn đề cốt lõi, bao gồm sức khỏe, môi trường, không gian mở, chính sách đất, công viên,…

Di sản của Ủy ban Vì các Thế hệ Tương lai

Với sứ mệnh và nhiệm vụ ban đầu đặt ra, Uỷ ban chỉ quan tâm đến những điều tốt đẹp cho tương lai đất nước vì thế Ủy ban Vì các Thế hệ Tương lai càng khẳng định được tầm ảnh hưởng của mình và trở thành một “thực thể tự tồn”. Các hoạt động của Uỷ ban đã đơm thành trái ngọt, họ đã thúc đẩy các nhà hoạch định chnh1 sách chịu trách nhiệm với các thế hệ tương lai. Những hoạt động của Ủy ban Vì các Thế hệ Tương lai đã trải qua những khó khăn song cũng can trường, cảm động và khai sáng nhiều điều. Một tương lai khỏe mạnh, an toàn và thật nhiều phúc lợi đang dần hiện ra trước mắt chúng ta.

CÁC LĨNH VỰC HÀNH ĐỘNG

  1. Giáo dục:

“Giáo dục là cái nôi hình thành nên tương lai thế giới.”

Thiếu đi năng lực cải biến của giáo dục, chúng ta bị gắn với số phận chỉ tạo thêm những thứ đã có.Chúng ta cần thiết lập những chiến lược giáo dục nhằm trang bị cho thế hệ sau những công cụ mà chúng cần để tạo ra những bước đột phá. Tóm lại, chúng ta cần làm cho giáo dục trở nên bền vững và hướng con cháu đi đến tương lai vững bền.

Nền giáo dục bền vững là giáo dục nhắm đến việc hiện thực hóa tầm nhìn thế giới, nuôi dưỡng sự sáng tạo trong suy nghĩ và hành động, tạo điều kiện cho tất cả mọi người chủ động hơn. Chúng ta phải cho cúng được hưởng một nền giao dục trao quyền và giáo  dục hướng tới sáng tạo.

Con cháu ta không phải là con cháu ta.

Chúng là những người con trai, con gái của Cuộc Sống mong chờ chính mình.

Chúng đi qua ta không phải từ ta;

Và dù chúng bên ta nhưng chúng không thuộc về ta.

Ta có thể cho chúng ta tình yêu, nhưng không phải suy nghĩ của mình,

Vì chúng có suy nghĩ riêng.

Ta có thể cho thân xác chúng chỗ trú ngụ, chứ không phải tâm hồn chúng,

Vì tâm hồn chúng ngụ nơi ngôi nhà của ngày mai,

Mà ta không thể ghé thăm, dù là trong giấc mơ của mình.

Ta có thể phấn đấu giống như chúng,

Nhưng đừng cố làm chúng giống như ta.

Vì cuộc đời không lùi hay nấn ná với ngày hôm qua.

(Khalil Gibran, 1996)   

Đọc xong những dòng này, tôi đã suy nghĩ rất nhiều về tương lai của mình. Tôi muốn bắt tay vào viết lên những kế hoạch tương lai rồi từng bước chinh phục nó. Đừng ngại ước mơ, khi hình ảnh của tương lai hiện lên rõ ràng, ta mới có thể hành động. Đôi lúc, chỉ những thay đổi nhỏ cũng đủ làm kết quả bạn mong muốn đi theo hướng khách theo hiệu ứng cánh bướm. Tất cả những gì chúng ta phải làm là nhìn về tia sáng đang le lói ở cuối đường hầm và cố gắng đi dù bất cứ chuyện gì.

  1. Sức khỏe:

Khi ta nghe nói ai đó có sức khỏe không tốt hoặc ai đó vừa qua đời vì bệnh quá nặng, ta sẽ thường nghĩ đến việc làm thế nào để giảm bớt nỗi đau ấy đi nhưng ít ai nghĩ đến việc ngăn ngừa nếu có những hành động sớm hơn. Chủ động ngăn ngừa là biện pháp “nhổ tận gốc” tốt nhất mà bạn nên thực hiện, một phần kiến tạo nên những ảnh hưởng tích cực đến sức khỏe, hạnh phúc của con người.

  1. Môi trường:

Mỗi cái cây bị đốn hạ, mỗi dạng sống bị tuyệt chủng, mỗi dòng sông bị ô nhiễm hay cạn khô và mỗi thửa đất bị chiếm dụng để xây dựng đều thay đổi môi trường của con cháu chúng ta trong tương lai theo hướng không gì có thể xoay chuyển được.

Quá trình đô thị hóa, phát triển kinh tế nhanh chóng, gia tăng hoạt động vận tải và cơ sở hạ tầng… chúng gây thiếu không gian mở nghiêm trọng, ô nhiễm từ phương tiện vận tải, sản xuất công nghiệp và sản xuất năng lượng, ô nhiễm biển, sông, suối, nguồn nước, ô nhiễm tiếng ồn, lượng rác thải ngày một gia tăng chưa kịp xử lý, ô nhiễm đất,…

Những nỗ lực đáng được ghi nhận và cần tiếp tục phát huy hơn nữa. Tuy nhiên, để tư duy bền vững thì tiếng nói của các nhà tư tưởng định hướng tương lai phải được thể hiện ở khắp mọi lĩnh vực.

LỜI TỰA CỦA ĐẠI SỨ ISRAEL TẠI HÀ NỘI

“Tương lai là mảnh đất chưa ai từng đặt chân tới, thế nhưng đó lại là khái niệm mà ai cũng băn khoăn và lúc nào cũng nghĩ đến.

Cuốn sách đặc sắc Israel đã kiến tạo tương lai như thế nào? Của cựu thẩm phán người Israel, Shlomo Shoham, đã cố gắng mang lại chút trật tự cho mảnh đất tương lai chưa ai biết tới đó và xoáy sâu vào việc dạy cho tất cả chúng ta cách tác động đến tương lai sao cho nó có thể trở nên tốt đẹp hơn cho mỗi chúng ta cũng như cho những thế hệ mai sau.

Theo tôi, cuốn sách này không chỉ như một lời kêu gọi cho sự lạc quan mà còn là một nỗ lực để tạo ra thế hệ lãnh đạo mới cho thế giới – thế hệ có thể nhìn sâu hơn vào tương lai, nhận ra bức tranh lớn hơn trong khi vẫn mang trên vai trách nhiệm đạo đức xã hội, biết mình muốn đi đâu và làm thế nào để dẫn dắt mọi người tới một tương lai đáng mơ ước hơn.

Tôi rất vui mừng khi thấy một cuốn sách sáng tạo như Israel đã kiến tạo tương lai như thế nào? Tác phẩm phản ánh và trình bày một góc độ khác của tư tưởng Israel, được chuyển ngữ sang tiếng Việt và tôi hi vọng việc xuất bản cốn sách này sẽ giúp tạo ra một cầu nối văn hóa mới, kết nối xã hội Israel với Việt Nam.

Tôi không rõ tương lai sẽ mang lại điều gì cho chúng ta, nhưng có một điều tôi tôi có thể tuyên bố chắc chắn rằng: Tương lai của mối quan hệ Israel và Việt Nam là rất tươi sáng !

Chúc tất cả bạn đọc sẽ cảm thấy yêu thích và học hỏi được nhiều điều từ cuốn sách này.

(Nadav Eshcar – Đại sứ Nhà nước Israel tại Việt Nam)”

 

Tác giả: Anh Thi - Bookademy

--------

Trở thành CTV viết reviews sách để có cơ hội đọc và nhận những cuốn sách thú vị cùng Bookademy, gửi CV (tiếng Anh hoặc Việt) về: [email protected]

Theo dõi fanpage của Bookademy để cập nhật các thông tin thú vị về các cuốn sách hay tại link: https://www.facebook.com/bookademy.vn

 

 

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

1,290 lượt xem