Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

[Bookademy] Review Sách “Tâm Lí Học Đám Đông”: Giải Mã Bí Ẩn Tâm Lí Thời Đại Chúng Ta Đang Sống

Mỗi người là một cá thể độc lập, nhưng con người không tồn tại một mình trong thế giới. Chúng ta sống trong sự gắn bó, vừa tự nguyện vừa ràng buộc với những người khác. Chúng ta đang sống trong thời đại của đám đông. “Tâm lí học đấm đông” của Gustave Le Bon sẽ soi rọi bí ẩn tâm hồn đám đông và hé mở cho ta lời giải thích về những hiện tượng lịch sử, kinh tế, văn hóa, xã hội đã và đang diễn ra.

  1. “Tâm lí học đám đông”- sự mê hoặc đến từ bí ẩn tâm hồn đám đông

Điều gì làm nên thành công của một chính khách? Nhà lãnh đạo thực thụ là người sở hữu năng lực gì? Truyền thông và quảng cáo hiệu quả đến từ đâu? Thật may mắn, tất cả những câu hỏi trên đều có cùng một đáp án: sự am hiểu tâm lí đám đông?

Các đám đông có tổ chức có sức ảnh hưởng lớn lao trong đời sống song sức ảnh hưởng này chưa bao giờ lớn như trong thế kỉ này. Hành động vô thức của đám đông thay thế hành động có ý thức của các cá nhân là một trong những đặc điểm cơ bản của thời đại hiện nay.

 Tại sao lại như vậy? “Tâm lí học đám đông” của Gustave Le Bon chính là lời giải đáp tuyệt vời cho câu hỏi quyết định thành bại của hầu hết chúng ta trong thời đại ngày nay: thời đại của đám đông.

“Tâm lí học đám đông” là một kiệt tác kinh điển của thế giới về ngành khoa học này. Đây cũng là một trong những tác phẩm quan trọng nhất trong sự nghiệp khoa học đồ sộ trải rộng trên nhiều lĩnh vực của Gustave Le Bon, nhà tâm lí xã hội, nhà nhân chủng học người Pháp.

Trong lời giới thiệu cho cuốn sách, Chủ tịch HĐQT Alpha Books, Nguyễn Cảnh Bình đã viết:

“...đối với cá nhân, hiểu biết về tâm lí đám đông luôn tuyệt đối hiệu quả khi áp dụng vào thực tế và không có gì phải bàn cãi về tính đúng đắn của lí thuyết này. Ngay từ khi ra đời Tâm lí học đám đông đã mê hoặc nhiều lãnh tụ vĩ đại hay đầy tai tiếng và góp phần không nhỏ trong thành công được ca ngợi hay tham vọng bá quyền gây căm phẫn của họ. Mustafa Kemal Ataturk, “như nhiều chính trị gia khác cùng thời, bị cuốn hút mạnh mẽ bởi lí thuyết về tâm lí học đám đông của Gustave Le Bon”, “và ông đã nghiên cứu kĩ tác phẩm của Le Bon trong suốt sự nghiệp của mình”[...] Theodore Roolsevelt và nhiều chính trị gia theo thuyết tiến bộ ở Mỹ cũng được cho là bị ảnh hưởng sâu sắc bởi lí thuyết này. Trên thực tế, trùm phát xít Hitler và Mussolini cũng từng nghiên cứu và áp dụng những cách thức tác động tới đám đông mà Le Bon nêu ra.”

Rõ ràng, sự hiểu biết về tâm lí học đám đông là điều vô cùng cần thiết. Chính Le Bon cũng khẳng địng điều đó trong tác phẩm của mình: “Kiến thức về ngành khoa học này soi rọi rất nhiều hiện tượng lịch sử và kinh tế, mà nếu thiếu nó những hiện tượng đó sẽ hoàn toàn không thể hiểu được.”

Tri thức kì diệu của ngành khoa học này sẽ dẫn dắt bạn tới những chân trời hiểu biết mới, thỏa mãn trí tò mò của chúng ta về thế giới sâu kín bên trong con người và bên trong những con người. Có thể nói “Tâm lí học đám đông” là một cuốn sách đầy mê hoặc, một sự mê hoặc đến từ khao khát khám phá bí ẩn tâm hồn đám đông.

“Tâm lí học đám đông” được Le Bon viết vào thế kỉ trước bởi vậy chắc chắn khi đọc chúng ta sẽ gặp một vài khó khăn để hiểu một số ví dụ hay dẫn chứng mà tác giả đưa ra. Thêm vào đó, đây là một cuốn sách chuyên ngành về tâm lí, có nhiều thuật ngữ, cách lập luận được đưa ra không dễ để có thể nắm bắt hay hiểu thấu đáo trong khoảng thời gian ngắn. Bởi vậy để hiểu được cuốn sách đòi hỏi ở người đọc sự kiên nhẫn và nghiêm túc trong quá trình đọc. Nhưng, khi đã có thể hiểu những điều giản dị mà sâu sắc của Le Bon, bạn sẽ khám phá được rất nhiều điều thú vị về tâm lí đám đông, rút ra được nhiều bài học cho bản thâm hay đơn giản thỏa mãn niềm say mê đối với ngành khoa học này.

  1. Tóm tắt sách

Dẫn luận: Thời đại của đám đông

Qúa trình biến chuyển của thời đại hiện nay

Thời đại ngày nay là một trong những khoảnh khắc quyết địng mà tư tưởng của loài người đang trải qua nhiều quá trình biến chuyển. Có hai yếu tố căn bản là nền tảng của sự biến chuyển này. Thứ nhất là sự tan vỡ những đức tin tôn giáo, chính trị và xã hội, vốn là căn nguyên của mọi yếu tố cấu thành nên nền văn minh của chúng ta. Thứ hai là về việc hình thành những điều kiện hoàn toàn mới về sinh hoạt và tư tưởng do những phát minh khoa học và công nghiệp hiện đại mang đến.

Thời đại mà chúng ta đang bước vào là THỜI ĐẠI CỦA ĐÁM ĐÔNG.

Sự thiếu hiểu biết chung về tâm lí học đám đông

Sự tan rã của những nền văn minh suy tàn là thành tựu của đám đông. Tuy nhiên như tác giả nhận định, chúng ta biết quá ít về những đám đông mà giờ đây đang được bàn đến rất nhiều. Các chuyên gia tâm lí thường không chú ý đến đám đông hoặc nếu có thì họ cũng chỉ quan tâm tới những tội ác mà đám đông có thể phạm phải. Thực tế có những đám đông tội phạm nhưng cũng có những đám đông đức hạnh, những đám đông anh hùng và nhiều loại khác nữa.

Tội ác của đám đông chỉ là một trường hợp đặc biệt trong nghiên cứu tâm lí đám đông, và việc nghiên cứu thứ tội ác đó không mang kaji sự hiêu biết thấu đáo về trạng thái tinh thần của đám đông, cũng giống như việc không thể hiểu được cấu tạo tinh thần của một người nếu chỉ nhìn vào thói xấu của hắn.

Nhìn nhận ban đầu về tâm lí đám đông

Đám đông ít có khả năng lí luận, song ngược lại rất có khả năng hành động. Luật pháp và các thẻ chế rất ít ảnh hưởng tới họ, và đám đông không thể có bất cứ ý kiến gì ngoài những ý kiến được đưa vào từ bên ngoài; rằng những quy tắc dựa trên sự công bằng lí thuyết thuần túy không thể dẫn lối họ, mà phải tìm những điều gây ấn tượng và hấp dẫn họ.

Tầm quan trọng của việc nghiên cứu đám đông đối với các chính khách và nhà lập pháp

Sự thực là tất cả các chúa tể trên thế giới. Tất cả các đấng sáng lập của các tôn giáo hay đế chế, các thánh tông đồ của tất cả các tín ngưỡng, các chính khách lỗi lạc, và- trong một phạm vi nhỏ hơn- các thủ lĩnh của một nhóm người, luôn luôn là những nhà tâm lí học một cách vô thức, họ có một thứ hiểu biết rất bản năng nhưng lại rất chính xác về tâm hồn đám đông, và vì thế họ dễ dàng trở thành người dẫn đầu.

 

 

Ngày nay, kiến thức về tâm lý đám đông là chỗ dựa cuối cùng của các chính khách, không phải để diều khiển đám đông- điều ngày càng trở nên khó khăn- nhưng ít nhất để không bị đám đông điều khiển. Có thể áp dụng tâm lí học đám đông vào nhiều trường hợp khác nữa.

Quyển I: Tâm hồn đám đông

Chương 1: Các đặc điểm chung của đám đông – Quy luật tâm lí về sự thống nhất tinh thần của đám đông

Những yếu tố làm nên đám đông xét theo quan điểm tâm lí

Theo nghĩa thông thường, từ “đám đông” dùng để chỉ một tập hợp các cá nhân bất kể quốc tịch , giới tính, nghề nghiệp, và bất kể nguyên nhân nào khiến họ tụ tập lại với nhau.. Từ quan điểm tâm lí học, khái niệm “đám đông” lại thẻ hiện một ý nghĩa khác hẳn.

Trong những hoàn cảnh nhất định, và chỉ trong những hoàn cảnh đó, một nhóm người sẽ có những đặc tính mới rất khác so với đặc tính của từng các nhân cấu thành nhóm đó. Nhân cách có ý thức biến mất, tình cảm và suy nghĩ của mọi câ nhân đều hướng về một phía. Một tâm hồn tập thể được hình thành, dù chỉ là tạm thời, nhưng thể hiện những đặc tính rất rõ ràng.

Các đặc tính riêng của đám đông tâm lí

Trong các đặc tính tâm lí của đám đông, có một số đặc tính trùng với đặc tính các nhân, nhưng ngược lại, có những đặc tính rất riêng, chỉ có ở đám đông.

Điểm nổi bật nhất của một đám đông tâm lí là bất kể những các nhân đó là ai, dù giống hay khác nahu về lối sống, nghề nghiệp, tính cách hay trí tuệ thì việc nhóm họp trong một đám đông sẽ khiến họ có cùng một tinh thần tập thể, khiến họ cảm nhận, suy nghĩ và hành động theo cách hoàn toàn khác so với khi họ còn là những cá thể cảm nhân, suy nghĩ và hành động riêng biệt. Có những ý nghĩ và tình cảm chỉ nảy sinh hoặc biến thành hành động cụ thể  ở những cá nhân gắn bó với đám đông. Đám đông tâm lí là một sự tồn tại ngắn ngủi và nhất thời, hợp thành từ nhiều yếu tố khác nhau, liên kết với nhau tại một thời điểm nhất định.

Đám đông luôn bị thống trị bởi vô thức.

Nguyên nhân khiến đám đông sở hữu những đặc tính riêng mà các cá nhân riêng lẻ không thể có được.

  • Thứ nhất: một cá nhân trong một đám đông sẽ có được – chỉ từ việc xét đến số lượng – ý thức về một sức mạnh cho phép cá nhân đó làm theo bản năng, mà khi có một mình, anh ta nhất định sẽ pahir kiềm chế. Anh ta sẽ buông thả vì cho rằng đám đông vô danh và do đó không có ý thức về trách nhiệm; thứ trách nhiệm giữ cho các cá nhân không đi quá đà do đó hoàn toàn biến mất.
  • Thứ hai: sự lây nhiễm, có tác động can thiệp khiến đám đông hình thành những tính cách đặc biệt và đồng thời xác định xu hướng của nó. Trong đám đông, mọi tình cảm và hành động đều mang tính lây nhiễm, ở mức độ cao tới mức cá nhân sẵn sàng hi sinh lợi ích cá nhân cho lợi ích tập thể.
  • Thứ ba: tính dễ bị ám thị. Cá nhân trong một đám đông sẽ roi vào một trạng thái đặc biệt rất giống với trạng thái của người thôi miên chịu sự sai khiến của nhà thôi miên. Hoạt động của trí óc bị tê liệt, người bị thôi miên trở thành nô lệ của mọi hoạt động vô thức mà nhà thôi miên sai khiến. Cá tính có ý thức đã hoàn toàn biến mất, ý chí và khả năng xét đoán cũng bị đánh mất. Mọi tình cảm và suy nghĩ khi đó đều tuân theo nhà thôi miên.

Kết luận rút ra từ những điều trên là đám đông luôn thua kém các cá nhân độc lập về mặt trí tuệ, nhưng về phương diện tình cảm và hành động do tình cảm chi phối, tùy vào hoàn cảnh mà đám đông có thể tốt hơn hay xấu đi.

 

 

Chương 2: Tình cảm và đạo đức của đám đông

Tính bốc đồng, tính dễ thay đổi và tính dễ bị kích động của đám đông.

Đám đông là trò đùa của các tác nhân kích động bên ngoài và phản ánh những biến đổi không ngừng. Đám đông chính là nô lệ của những kích thích mà nó thu nhận. Tùy theo các kích thích mà những cơn bốc đồng của đám đông có thể khoan hòa hay tàn bạo, anh hùng hay hèn nhát, song chúng luôn quyết liệt đến mức lợi ích cá nhân hay thậm chí cả sự tồn tại của cá nhân cũng không chế ngự được.

Trong đám đông không tồn tại những điều được mưu tính trước. Đám đông có thể trải qua hàng loạt những tình cảm trái ngược nhất, song vẫn luôn do ảnh hưởng của những kích thích nhất thời. Tính thay đổi của đám đông khiến cho nó rất khó bị điều khiển, đặc biệt, khi một phần quyền lực công rơi vào tay họ. Đám đông không cho phép bất cứ điều gì xen vào giữa thèm muốn và việc thỏa mãn sự thèm muốn đó.

Tính dễ bị ám thị và tính cả tin của đám đông.

Đám đông tư duy bằng hình ảnh, và hình ảnh hiện lên lại kéo theo một chuỗi hình ảnh khác không hề có bất cứ liên hệ logic nào với hình ảnh đầu tiên. Đám đông không thể phân tách cái chủ quan với cái khách quan. Đám đông luôn xem những hình ảnh xuất hiện trong tâm thức, thường chẳng có quan hệ gần gũi và khác xa thực tại quan sát được là sự thực.

Đám đông nhào nặn sự việc mà họ chứng kiến theo những cách rất khác nhau, do các cá nhân trong đám đông đó có tính tình rất khác nhau. Do lây nhiễm, tất cả các cá nhân đều có các bóp méo giống nhau về bản chất và kiểu cách.

Sự thái quá và phiến diện của tình cảm đám đông.

Tính phiến diện và thái quá của tình cảm đám đông đã giúp đám đông không còn nghi ngờ và lưỡng lự. Sự mãnh liệt của tình cảm đám đông thường thái quá nhất là trong các đám đông hỗn tạp, do thiếu tính trách nhiệm.

Trong đám đông, những kẻ ngu muội, những kẻ vô học và đố kỵ được giải thoát khỏi cảm giác vô dụng và bất lực, thay vào đó là ý thức về một sức mạnh hung bạo, nhất thời những cực kì mạnh mẽ.

Sự bất khoan dung, độc đoán và bảo thủ của đám đông

Đám đông chỉ biết đến những tình cảm đơn giản và thái quá. Vì không hề có chút nghi ngờ điều gì là chân lí hay sai trái, mặt khác ý thức được rất rõ sức mạnh của mình, nên đám đông rất hẹp hòi và độc đoán.

Đối với đám đông, độc đoán và bất khoan dung là những tình cảm rất rõ ràng, họ dễ dàng thể hiện chúng, dễ dàng chấp nhận cũng như thực hiện chúng ngay khi bị áp đặt. Đám đông tôn sùng quyền lực và xem thường lòng nhân ái vì họ xem đó là dấu hiệu của sựu yếu đuối.

Đám đông luôn sẵn sàng nổi dậy chống lại một quyền lực yếu kém nhưng lajihoafn toàn bị khuất phục trước một quyền lực mạnh. Nếu sức mạnh của một quyền lực không vững chắc, đám đông sẽ luôn đi theo những cảm xúc cực đoan của nó, từ chỗ vô chính phủ chuyển sáng quy phục, rồi lại từ sựu quy phục chuyển sang vô chính phủ.

Đạo đức của đám đông

Nếu đám đông có khả năng chém giết đốt phas và gây ra các kiểu tội ác, thì nó cũng có những hành động tận tâm, hy sinh, hiến dâng rất cao cả, có khi còn cao cả hơn hẳn một cá nhân độc lập.

Nếu đám đông thường làm theo những bản năng thấp hèn, thì đôi khi nó cũng có những hành động cao thượng.

Chương 3: Những tư tưởng, lập luận và trí tưởng tượng của đám đông.

Những tư tưởng của đám đông

 Có thể chia các tư tưởng của đám đông thành hai loại. Loại thứ nhất là những tư tưởng ngẫu nhiên và nhát thời được tạo ra do những ảnh hưởng đương thời: ví dụ sự hâm mộ đối với một cá nhân hay một học thuyết. Loại thứ hai là những tư tưởng cơ bản mà môi trường, quy luật di truyền và quan điểm của đám đông mang lại cho chúng một sự bền vững lâu dài, như các tín ngưỡng tôn giáo ngày xưa, các tư tưởng dân chủ và xã hội ngày nay.

Năng lực lập luận của đám đông

Đặc điểm của các lập luận của đám đông là liên kết các sự việc khác nhau dù chúng chỉ có những nét giống nhau bề ngoài và khái quát hóa vội vàng những trường hợp riêng biệt.

Trí tưởng tượng của đám đông

Đám đông suy nghĩ bằng hình ảnh, và những hình ảnh này nối tiếp nhau mà không hề có sựu liên kết nhất định nào. Đám đông rất dễ bị ấn tượng bởi tính huyền bí

Chương 4: Những hình thức tôn giáo có trong tất cả các niềm tin của đám đông.

Trong chương này, Le Bon tập trung trình bày các yếu tố cấu thành tình cảm tôn giáo và sức mạnh của niềm tin mang tính chất tôn giáo đối với đám đông.

Gustave Le Bon viết:

Niềm tin của đám đông mang tính phục tùng mù quáng, tính bất khoan dung một cách khắc nghiệt và đòi hỏi được truyền bá một cách bạo lực, những điểm này vốn gắn liền với tình cảm tôn giáo. Chính vì vậy có thể nói rằng mọi niềm tin của họ đều mang hình thức tôn giáo.

Tác giả đã chỉ ra rằng cuộc Cải cách tôn giáo, vụ thảm sát ngày lễ thánh Bartholomew, thời kì khủng bố và tất cả các biến cố tương tự, đều là hệ quả của những tình cảm tôn giáo của đám đông chứ không phải là hệ quả từ ý chí của những cá nhân riêng lẻ.

Quyền II: Các quan điểm và niềm tin của đám đông

Chương 1: Những yếu tố gián tiếp tác động lên các niềm tin và quan điểm của đám đông.

Ở phần trước, Le Bon đã trình bày nghiên cứu về cấu tạo tinh thần của đám đông. Còn ở phần này, tác giả sẽ phân tích nguồn gốc và sự hình thành các quan điểm và niềm tin của đám đông.

Nhân tố quy định niềm tin của đám đông gồm hai loại: gián tiếp và trực tiếp.Những nhân tố trực tiếp xuất hiện sau cùng, ví dụ như các bài phát biểu của các nhà hùng biện hay sự cản trở của triều đình đối với những cải cách nhỏ bé. Những nhân tố gián tiếp là những điều khiến đám đông chấp nhận các niềm tin khác. Đó là chủng tộc, truyền thống, thời gian, các thể chế và nền giáo dục.

Le Bon tiếp tục phân tích tỉ mỉ và sâu sắc từng nhân tố ảnh hưởng tới niềm tin và quan điểm của cá nhân. Trong đó ông tập trung vào 5 nhân tố chính:

  • Chủng tộc
  • Truyền thống
  • Thời gian
  • Các thể chế chính trị và xã hội
  • Giảng dạy và giáo dục

Chương 2: Những nhân tố trực tiếp tác động đến quan điểm của đám đông.

Hình ảnh, ngôn từ và công thức

Khi nghiên cứu trí tưởng tượng của đám đông, chúng ta thấy trí tưởng tượng bị tác động mạnh mẽ bởi hình ảnh. Các hình ảnh không phải lúc nào cũng có sẵn, nhưng có thể tạo ra chúng bằng cách sử dụng sáng suốt những ngôn từ và công thức. Lí trí và luận chứng không thể chống lại một số ngôn từ và công thức. Sức mạnh của ngôn từ lớn đến mức chỉ cần khéo chọn từ cũng đủ làm cho đám đông chấp nhận cả những sự việc bỉ ổi nhất.

Các ảo tưởng

Từ buổi bình minh của các nền văn minh, đám đông luôn chịu ảnh hưởng của những ảo tưởng. Điều đó đã được một tác giả tổng kết:

Nếu người ta phá hủy tất cả các tác phẩm và công trình nghệ thuật lấy cảm hứng từ tôn giáo trong các viện bảo tàng và thư viện, phá nát rồi chất đống trước sân nhà thờ, thử hỏi những giấc mơ vĩ đại của loài người còn lại gì? Đem lại phần hi vọng cho con người phần hi vọng và ảo tưởng mà nếu không có nó con người không thể tồn tạo, đó là lý do tồn tại của các thần linh, các anh hùng và các nhà thờ.

Kinh nghiệm

Chỉ kinh nghiệm mới có thể xây dựng trong tâm hồn đám đông những sự thật cần thiết và phá hủy những ảo tưởng nguy hiểm.

Lí trí

Lí trí không có ảnh hưởng tới đám đông. Người ta chỉ tác động vào đám đông bằng cách tác động vào tình cảm vô thức của đám đông.

Chương 3; Các nhà lãnh đạo của đám đông và phương pháp thuyết phục của họ

Các nhà lãnh đạo của đám đông

Đám đông là một bầy đàn lệ thuộc không thể thiếu chủ. Bởi vậy trong đám đông, người đứng đầu thực sự thường chỉ là một kẻ cầm đầu hay người khích động quần chúng, nhưng với tư cách ấy, anh ta vẫn đóng một vai trò đáng kể.

Ý chí của nhà lãnh đạo là hạt nhân mà quanh nó các quan điểm hình thành và thống nhất. Nhà lãnh đạo là yếu tố đầu tiên tổ chức các đám đông không thuần nhất và tổ chức họ thành các hội đoàn.

Phân loại các nhà lãnh đạo: giữa các nhà lãnh đạo có thể đưa ra một sự phân chia khá rõ ràng. Có loại là những người cương quyết, ý chí mạnh mẽ nhưng không bền bỉ; có loại, thường rất hiếm thấy, là người vừa có ý chí mạnh mẽ, vừa kiên định. Loại thứ nhất rất mạnh mẽ, dũng cảm và táo bạo.

Các phương thức hành động của nhà lãnh đạo; sự khẳng định, sựu lặp đi lặp lại, sựu lây nhiễm.

Sự khẳng định thuần túy và đơn giản, không cần bất cứ lập luận và bằng chứng nào, là một trong những cách chắc chắn nhất một tư tưởng thâm nhập vào tâm hồn đám đông. Lời khẳng định càng ngắn gọn súc tích bao nhiêu, thì càng có sức thuyết phục bấy nhiêu.

Tuy nhiên sự khẳng định chỉ có ảnh hưởng thực sự với điều kiện được lặp đi lặp lại và thông thường, với những từ ngữ giống nhau. Việc được lặp đi lặp lại cuối cùng sẽ khiến một khẳng định ăn sâu vào những vùng sâu thẳm của vô thức, vốn là cội nguồn của các động cơ cho hành động của chúng ta.

Trong đám đông, các tư tưởng tình cảm, cảm xúc niềm tin có sức lây nhiễm cực mạnh. Sự lây nhiễm mạnh đến mức nó có thể không chỉ áp đặt không chỉ một số quan điểm mà còn cả một số cách cảm nhận cho cá nhân. Các quan điểm và niềm tin của đám đông lây nhiễm nhờ cơ chế lây lan chứ không nhờ vào lập luận.

 

 

Uy tín

Tất cả những gì đang thống trị thế giới, các tư tưởng và con người chủ yếu có được nhờ một sức mạnh không cưỡng lại được, đó là uy tín. Uy tín là nhân tố quan trọng nhất của mọi sự thống trị.

Các loại uy tín khác nhau có thể được phân thành hai dạng chsinh: uy tín bề ngoài và uy tín cá nhân. Uy tín bề ngoài là do tên tuổi, tài sản, thanh danh mang lại. Uy tín cá nhân là một cái gì đó thuộc về cá nhân, có thể cùng tồn tại với tiếng tăm, thanh danh, tài sản hoặc có thể nhờ chúng mà tăng lên, nhưng cũng có có thể tồn tại độc lập.

Chương 4: giới hạn của tính hay thay đổi của các niềm tin và quan điểm đám đông

Các niềm tin bất biến

Các niềm tin và quan điểm của đám đông tạo nên hai nhóm khác biệt rõ ràng. Một lớp là những niềm tin nền tảng lâu bền, tồn tại nhiều thế kỷ, và cả một nền văn minh được xây dựng trên chúng. Một lớp nữa là những quan điểm nhất thời và hay thay đổi, thường xuất phát từ những quan niệm chung, những quan điểm nảy sinh và mất đi trong từng thời đại.

Không có nhiều niềm tin mang tính phổ quát. Sự sinh ra và mất đi của chúng tạo nên những đỉnh cao trong lịch sử cua rmooix chủng tộc. Chúng là bộ khung thwujc sự của các nền văn minh.

Rất khó để xây dựng một niềm tin chung, nhưng một khi nó đã bắt rễ thì sức mạnh của nó là bất khả chiến bại trong một thời gian dài, và dù về mặt triết học nó có thể sai nhưng nó vẫn lấn át cả những trí tuệ thông thái nhất.

Các quan điểm hay thay đổi của đám đông

Bên cạnh những niềm tin bất biến còn có một lớp các quan điểm ý kiến, tư tưởng liên tục sinh ra và mất đi. Có những quan điểm chỉ tồn tại trong một ngày, cũng có những quan điểm quan trọng hơn thì cũng không tồn tại quá một thế hệ.

Có 3 nguyên nhân chính dẫn tới sự ra đời của các quan điểm dẽ thay đổi của đám đông:

  • Các niềm tin cũ ngày càng mất đi sức ảnh hưởng, không còn định hướng được các quan điểm nhất thời như trước đây.
  • Sức mạnh của đám đông ngày càng tăng và ngày càng ít đối trọng, vì thế tính hay thay đổi của các tư tưởng mà ta nhận thấy nhưu một tính chất của đám đông có thể tự do thể hiện.
  • Do sự phổ biến của báo chí cung cấp cho đám đông những quan điểm trái ngược nhất.

Quyển III: Phân loại và mô tả các đám đông

Chương 1: Phân loại đám đông

Trong chương đầu tiên của phần ba, Le Bon sẽ trình bày swo bộ cách ông phân loại đám đông.

Xuất phát điểm là quần hợp đơn giản. Hình thức thấp nhất của nó là quần hợp các cá nhân thuộc nhiều chủng tộc khác nhau. Xếp trên đó là những quần hợp mà dưới ảnh hưởng của một yếu tố đã thu được những đặc tính chung và cuối cùng đã hình thành một chủng tộc. Trong các đám đông có tổ chức này, chúng ta có thể phân chia nhỏ hơn thành đám đông không thuần nhất, đám đông thuần nhất.

Đám đông không thuần nhất

Khi con người tạo thành một đám đông thì tâm lí tập thể của họ khác về bản chất so với tâm lí của cá nhân họ, và năng lực nhận thức không cứu vãn được sự khác biệt này. Trong các tập thể, khả năng nhận thwusc không đóng vai trò gì cả, chỉ tình cảm vô thức là có tác động.

Chủng tộc là một yếu tố cơ bản cho phép phân biệt khá rõ ràng các đám đông không thuần nhất. Tâm hồn của chủng tộc quyết định hoàn toàn tâm hồn của đám đông. Nó là sức mạnh cơ bản giới hạn những dao động của tâm hồn đám đông. Những đặc tính thấp kém của đám đông càng ít thể hiện rõ khi tâm hồn của chủng tộc trở nên mạnh mẽ hơn: đó là quy luật cơ bản.

Các đám đông thuần nhất

Các đám đông thuần nhất có 3 dạng chính là:

  • Hội đoàn: gồm những cá nhân mà nền tảng giáo dục, nghề nghiệp, môi trường sống đôi khi rất khác nhau, chỉ có niềm tin là mối liên kết duy nhất.
  • Tầng lớp: gồm những cá nhân có nghề nghiệp, trình độ giáo dục, môi trường sống khá giống nhau.
  • Giai cấp: được hình thành từ những cá nhân có nguồn gốc khác nhau tụ họp lại, do có một số lợi ích, một số thói quen sống và nề tảng giáo dục giống nhau.

Chương 2: Các đám đông bị xem là tội phạm

Các tội ác của đám đông thường là hậu quả của một ám thị mạnh, và các cá nhân tham gia đều cho rằng họ đã thực hiện nghĩa vụ, đây không phải là trường hợp phạm tội thông thường. Lịch sửu của các tôi ác đám đông đã cho ta thấy rõ điều đó.

Các đặc tính chung của một đám đông được gọi là tội phạm chính xác là những đặc tính mà chúng ta thấy ở mọi đám đông: tính dễ bị ám thị, tính nhẹ dạ, tính phóng địa những tình cảm tốt hoặc xấu., biểu hiện của một số hình thức đạo đức nhất định.

Chương 3: Bồi thẩm đoàn đại hình

Bồi thẩm đoàn đại hình là nhwuxng ví dụ rõ nhất về đám đông vô danh không thuần nhất. Chúng ta dễ nhận thấy ở họ tính dễ bị ám thị, ưu thế của nhwuxng tình cảm vô thức, khả năng suy luậ kém, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ các nahf lãnh đạo... Khi nghiên cứu họ, chúng ta sẽ có dịp quan sát những hình mẫu thú vị về những sai lầm mà những con người không am hiểu tâm lí đám đông có thể mắc phải.

 

 

Cuối cùng Le Bon đưa ra kết luận:

Hiểu rõ tâm lí của các tầng lớp cũng như tâm lí của những loại đám đông khác, tôi không thấy bất kì trường hợp nào bị kết tôi sai lại muốn được giải quyết với quan tòa hơn là với bồi thẩm đoàn. Với các bồi thẩm, sẽ có nhiều cơ may được tuyên vô tội, và ít cơ may hơn với quan tòa. Chúng ta hãy e sợ sức mạnh của đám đông, nhưng chúng ta hãy sợ hơn thế rất nhiều sức mạnh của một số thế lực. Đám đông có thể bị thuyết phụ, còn những kẻ quyền lực thì không bao giờ.

Chương 4: Đám đông cử tri

Đám đông cử tri hay các tập thể tham gia lựa chọn người vào một số vị trí nào đó, là những đám đông không thuần nhất nhưng vì những đám đông này có ảnh hưởng đối với một số vấn đề xác định nhưu bầu cử nên người ta chỉ quan sát thấy ở chúng một vài đặc tính trong số những đặc tính dùng mô tả tâm lsi đám dông trước đây.

Đặc điểm nổi bật nhất của đám đông là khả năng lập luận kém, thiếu tinh thần phê phán, dễ bị kích động cả tin và đơn giản. Người ta cũng thất các quyết định của họ chịu nhiều ảnh hưởng từ các nhà lãnh đạo và các nhân tố đã được chỉ ra từ trước đây như: sựu khẳng định, sự lặp đi lặp lại nhiều lần, uy tín và sự lây nhiễm.

Dù đoàn cử tri gồm rất nhiều người có đầu óc khoa học, thông minh sáng suốt thì những biểu quyết của họ cũng không hơn gì những biểu quyết của cử tri phổ thông. Họ vẫn bị tìn cảm và tinh thần đảng phái dẫn dắt.

Lời kết

Sự hiểu biết về tâm lí học đám đông là quyền lực bí ẩn thống trị vận mệnh của chúng ta.Tâm hồn đám đông dần được hé mở và soi sáng trong hơn 250 trang sách của nhà nhân chủng học người Pháp, trí tuệ vĩ đại của châu Âu và nhân loại – Gustave Le Bon. “Tâm lí học đám đông” được viết vào buổi bình minh của một thời đại vừa mới hình thành chắc chắn sẽ khơi gợi nhiều khám phá mới mẻ về ngành khoa học này.

 

Tác giả: Thu Thảo - Bookademy

------

Theo dõi fanpage của Bookademy để cập nhật các thông tin thú vị về các cuốn sách hay tại link: https://www.facebook.com/bookademy.vn/

Trở thành CTV viết reviews sách để có cơ hội đọc và nhận những cuốn sách thú vị cùng Bookademy, gửi CV (tiếng Anh hoặc Việt) về: [email protected]

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

6,196 lượt xem