Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

public6 năm trước

Chọn Bạn Đời (Phần 2): Những Trở Ngại Trên Con Đường Tìm Kiếm Tình Yêu

Thứ nằm sau sự quyến rũ rũ đến cực đoan chính là lòng thù ghét bản thân. Thẳm sâu trong ta, ta nghĩ rằng ta là một người không thể được chấp nhận và rằng không ai sẽ đem lòng yêu ta nếu họ biết được con người thật của ta.

V: Những trở ngại trên con đường tìm kiếm tình yêu

I) Tình chỉ đẹp khi tình còn dang dở?

Ai cũng nghĩ rằng tất cả chúng ta đều muốn được yêu nhưng khi tình yêu bắt đầu được hồi đáp mọi thứ trở nên thật đáng ngờ đến lạ. Chúng ta bắt đầu có những suy nghĩ xấu về người mà ta đã để ý trong khoảng thời gian trước đó. Chúng ta thường đổ lỗi cho tình yêu ở hai mặt sau:

Chúng ta cảm thấy họ thật quá ngây thơ khi nghĩ ta là một người tuyệt vời. Họ chỉ thích ta vì họ chẳng có khả năng đọc được bản chất con người. Họ quá dễ dãi và ai cũng có thể gạt được họ. Thật khó để tôn trọng những người khờ dại như vậy. Họ chẳng có khả năng đọc đúng được con người ta. Họ không nhìn ra phần kém hấp dẫn và những thứ gây khó chịu ở ta hay những góc tối mang bản chất ta. Vì vậy Tình yêu thương của họ có vẻ như đáng ngờ và nguy hiểm, có thể họ vẫn chẳng quan tâm khi họ phát hiện ra sự thật về ta nhưng điều đó còn khủng khiếp hơn. Và từ đó chúng ta thật thận trọng khi cho đi từng mảnh tình riêng của mình. Chúng ta lại cảm thấy cô đơn trong tình yêu bởi phần lớn của ta vẫn chưa được thấu hiểu.

Và rồi ra đổ lỗi cho người yêu của ta đã quá đòi hỏi. Họ đã dựa dẫm vào ta và muốn nhiều thứ ở ta. Họ còn có vẻ yếu đuối và trẻ con nữa. Ta thầm nghĩ rằng tại sao họ không thể đứng trên đôi bàn chân như một người trưởng thành cơ chứ?

Chúng ta đỗ mọi tội lỗi lên người mình yêu nhưng sự thật thì có một phần lỗi lớn thuộc về chúng ta. Chúng ta nên ngẫm lại tại sao chúng ta áp đặt những tính từ như “ngây thơ” và “hay đòi hỏi” lên người ta yêu. Chẳng phải sự ngây thơ của họ xuất phát từ hành động của ta sao? Trong mắt họ ta thật hoàn hảo chẳng phải bởi về đó là vở kịch ta đang diễn cho thế giới xem sao? Chúng ta đã quá thành công trong vai trò một kịch sĩ khi đem giấu tất cả mặt yếu kém của mình vào một góc tối. Không phải họ đã cả tin mà do ta đã nói dối quá tài tình mà thôi. Trong giai đoạn cưa cẩm, việc trưng ra phần con người tuyệt vời nhất của ta là điều rất bình thường, nhưng việc này cũng có những tác dụng phụ riêng, Sự quyến rũ đến cực đoan, một thôi thúc nào đó làm ta muốn giấu nhẹm luôn tất cả những phần khiếm khuyết trong nhân cách của ta.

Thứ nằm sau sự quyến rũ rũ đến cực đoan này chính là lòng thù ghét bản thân. Thẳm sâu trong ta, ta nghĩ rằng ta là một người không thể được chấp nhận và rằng không ai sẽ đem lòng yêu ta nếu họ biết được con người thật của ta, vì thế ta đã tự trang bị khả năng ngụy trang tài tình để đối mặt với thế giới. Nó hiệu quả đến bất ngờ, nhưng cái giá phải trả đó là nỗi cô đơn tàn phá tâm hồn ta.Đổ lỗi cho người khác vì họ quá cả tin không phải là cách. Hãy học cách phô ra con người thật của bạn một cách đầy thận trọng, sự nghi ngờ về bản thân qua đó cũng dần tan biến đi. Đôi khi cách duy nhất là thực hiện một cú nhảy niềm tin đầu tiên với hy vọng bản thân sẽ được ai đó chấp nhận sau khi họ đã biết rõ về con người ta hơn. Ta không cần phải lúc nào cũng nói dối để đổi lấy tình yêu. Hơn nữa, không hẳn là người ấy đã cả tin, họ đã nhìn thấu ta từ lâu, họ thấy cử chỉ vụng về cảu ta lúc tán tỉnh, họ thấy cách ta điên cuồng để chiều ý họ, họ cũng thấy ta xấu hổ về con người thật của mình. Chỉ là họ chẳng cần quan tâm. Họ biết ta chẳng phải là người này người nọ, nhưng họ chấp nhận điều đó. Và sự thật là: Họ đã không chọn sai. Vậy ra từ đầu người ngây thơ là ta chứ không phải họ. Họ không phải là “chàng ngốc” như ta tưởng. Họ hiểu về bản chất mỗi người, họ biết rằng ai trong chúng ta đều có góc khuất trong tâm hồn. Họ không chạy trốn góc khuất của họ và họ muốn ta đối diện với góc khuất của ta. Họ tin rằng họ và tất cả chúng ta đều xứng đáng được yêu. Họ bỏ đi sự quyến rũ cực đoan (Extreme Seduction) và thay vào đó là nghệ thuật thể hiện bản thân: Nghệ thuật bóc tách từng lớp tâm hồn dẫn đến bản chất con người thật sự và chỉ dành cho vị khán giả với con mắt bao dung, độ lượng.

Nói về sự đòi hỏi, cụm từ này mang đến cho ta hình ảnh xấu xí về một con người không biết giới hạn và tham muốn không thể thỏa mãn của họ. Có thể họ gọi cho ta ba lần một giờ để kiểm tra hay lo sốt vó khi ta sang phòng khác. Thật sự thì có một số những người dính lấy người yêu của họ như vậy nhưng thật ngạc nhiên đó là đôi khi vấn không phải ở họ mà là ở người họ yêu.Chúng ta sẽ cảm thấy ai đó luôn cần ta một cách quá đáng khi chúng ta tự thấy mình không xứng đáng với nhu cầu của họ. Ở đâu đó trong tâm hồn, chúng ta không tin rằng chúng ta là một người đáng tin cậy, mạnh mẽ, đứng đắn và đáng ngưỡng mộ; chúng ta chưa đủ trưởng thành và những người cần ta chắc hẳn có vấn đề và là người dễ bị dụ dỗ. Khi cảm thấy ai đó bắt đầu tin tưởng vào ta, ta lưỡng lự ngay lập tức. Chúng ta nghi ngờ rằng ai đó cần ta đến mức tin tưởng ta sẽ cho họ một ngày cuối tuần vui vẻ chắc đầu óc họ có vấn đề.

Nhưng cố thay đổi người ta yêu không phải là cách. Đừng nói với họ ngưng đòi hỏi quá mức. Có thể họ chẳng đòi hỏi nhiều chút nào cả. Họ đơn giản là dám thể hiện phần dễ bị tổn thương của họ. Dám nói ra nhu cầu là biểu hiện của tính mạnh mẽ chứ không phải yếu đuối. Chúng ta nên xem lại cách tự nhìn nhận bản thân mình, để nhận ra rằng ta là một người có bờ vai vững chải để ai đó nương tựa những lúc yếu lòng.Để giảm đi lòng thù ghét với bản thân không phải bằng cách tự tung hô chính mình. Chúng ta học cách tha thứ cho bản thân không phải bằng niềm tin rằng ta là một người “đỉnh của đỉnh” mà do ta biết rằng ai ai cũng có lúc thì rất ổn nhưng lúc khác lại hơi tệ hại. Căn bệnh kinh niên nghi ngờ bản thân này có thể được chữa bởi nhận thức đúng đắn hơn về “sự bình thường”. Tất nhiên tất cả chúng ta đều có phần yếu đuối, lười nhác và ngốc nghếch. Tất cả điều đó chẳng có gì to tát cả, mọi người đều như vậy. Ta chẳng ngờ nghệch hơn thằng cha đứng kế bên là bao. Ta hãy ấp ủ hy vọng rằng sẽ luôn có người chờ ta ở cuối con đường tình yêu bởi tất cả chúng ta đều có phần nào đó quái đản và hơi…lỗi. Người ta yêu cần ta không có gì là sai cả, đó chỉ là một lời thỉnh cầu của một tâm hồn yếu đuối bé bỏng dành cho một tâm hồn yếu đuối khác.

Để đối xứng đúng mực hơn đối với tình yêu đang được hồi đáp, chúng ta cần phân biệt sắc thái của tình yêu mà chúng ta tin tưởng. Chúng ta khiếp sợ khi tình yêu của mình được hồi đáp do bởi ý tưởng về một tình yêu hoàn hảo chỉ toàn màu hồng. Điều đó làm cho ta có cảm giác rằng ta chỉ có quyền được yêu bản thân khi ta trong sạch khỏi mọi tội lỗi và được yêu kẻ khác khi họ hoàn mĩ đến tuyệt đối. Nhưng dĩ nhiên, tất cả chúng ta đều có khiếm khuyết. Nguồn gốc những giấc mơ tình yêu màu hồng bắt nguồn từ những bậc cha mẹ không thể chấp nhận mặt xấu của con cái mình. Lúc nào đó trong quá khứ, một đứa trẻ phải trở nên hoàn hảo để đổi lại sự thương yêu. Lỗi lầm, thói quen xấu và những suy nghĩ tầm phào phải bị loại bỏ hoàn toàn. Đứa trẻ ngoài mặt là một thiên thần nhưng bên trong nó cảm thấy xấu hổ và tủi thân. Chúng ta phải tiến đến một hình mẫu tình yêu nhân văn và trưởng thành hơn, một tình yêu có thể thông cảm cho sự bất toàn và thiếu thống nhất trong tư tưởng, nghĩa là chúng ta phải tâm niệm rằng ta sẽ thương lấy ta dù ta có nhiều lầm lỗi cũng như thương lấy người khác dù họ đầy rẫy những lỗi lầm. Đây chính là cảnh giới cao nhất của tình yêu.

ii) Nỗi sợ mang tên hạnh phúc

Ai ai cũng muốn tìm thấy hạnh phúc trong tình yêu

Cảm giác kì cục và khó chịu khi ta thấy mình đôi khi hành xử như thể đang cố tự đánh mất cơ hội đạt được thứ mà mình hình như rất muốn. Đang trong buổi hẹn hò với một đối tượng mà ta rất có cảm tình, đột nhiên ta cư xử như kiểu một kẻ cứng đầu hay cãi cố. Hay khi đang trong một mối quan hệ với người trong mộng của ta, ta hết lần này đến lần khác đổ lỗi và gay gắt với nửa kia của mình - như thể ta luôn sẵn sàng biến một ngày thành ngày tồi tệ, họ sẽ phải bỏ đi đâu đó. Dù trong lòng đang rất thông cảm, nhưng họ không thể chịu nổi sự nghi ngờ và tính hay gây chuyện của ta.

Hành vi đó không thể được biện minh là do xui xẻo được. Nó cần được định nghĩa mạnh mẽ và chính xác hơn: Hành vi hủy hoại bản thân. Chúng ta đã quá quen với nỗi sợ thất bại, nhưng dường như thành công có thể mang đến những lo lắng tương tự, dấn đến ý muốn đánh đổi niềm hạnh phúc của tình yêu để có được sự an ủi trong tâm hồn.

Thẳm sâu trong nỗi âu lo này tồn tại một sự thật. Khi ta yêu một ai đó, ta mạo hiểm có thêm thứ để mất. Họ có thể hết yêu ta, mất vì một căn bệnh hay yêu một người nào đó khác. Không ai có thể chắc chắn những điều này không xảy ra. Không có cách nào loại bỏ hoàn toàn những khả năng này cả. Điều khác biệt giữa người có xu hướng hủy hoại bản thân và người bình thường không phải ở khả năng nhận ra những điều này, nhưng họ bị ảnh hưởng sâu sắc hơn nhiều hơn bình thường. Cũng như mọi khi, gốc rễ của vấn đề bắt nguồn từ thời thơ ấu. Người có xu hướng hủy hoại bản thân phải trả cái giá cho hy vọng quá đắt. Khi còn nhỏ, đôi khi chúng ta gặp phải những nổi thất vọng ê chề và khi đó chúng ta còn quá nhỏ để chịu đựng điều đó. Có thể ta đã hy vọng ba mẹ có thể sống với nhau nhưng họ đã rời xa. Hay ta hy vọng cha ta sẽ đi công tác trở về nhưng ông đã ở lại đó. Có thể khi lớn lên ta đã dám yêu nhưng sau một khoảng thời gian hạnh phúc, người ta yêu đã thay đổi và tim ta tan vỡ một lần nữa.Trong tâm hồn ta, một sợi dây liên kết giữa hy vọng và sự nguy hiểm đã được đúc kết từ kinh nghiệm – theo với đó là sở thích sống vùi mình trong thất vọng hơn là tự do trong hy vọng.

Cách tháo gỡ đó là tự nhủ bản thân rằng dù cho nỗi sợ vẫn còn đó, ta có thể sống sót dù hy vọng chết đi. Chúng ta không còn là con người luôn thất vọng và luôn dè dặt hôm qua nữa. Những thứ đã làm nên sự e dè này không còn là một thực tế khi ta trưởng thành nữa. Vô thức có thể đang diễn đạt cho bạn thực tại dưới ống kính cũ nát của vài thập kỉ trước, nhưng điều chúng ta luôn lo sợ sẽ xảy ra đã xảy ra và qua mất rồi. Chúng ta đang mang nỗi khổ đó vào tương lai trong khi nơi ở của nó là quá khứ. Chúng ta đang trải qua một thứ gọi là sự Thiếu chín chắn cục bộ (Kí ức của ta về một thứ gì đó vẫn còn nguyên như thể ta là một đứa trẻ). Phần đó của ta không thể trưởng thành và phẩy bỏ cơn ác mộng của nó. Nỗi sợ càng mạnh mẽ hơn khi ta nghĩ rằng ta chỉ có thể đối mặt với vấn đề đó giống như cách ta từng làm khi xưa, khi còn là một đứa trẻ. Ta cảm thấy ngu ngốc như một đứa trẻ khi gặp phải mất mát tương tự.

Nhưng thực tế thì chúng ta đã lớn rồi. Chúng ta có khả năng để xử lí hoàn toàn tốt. Nếu mối quan hệ này tan vỡ, ta sẽ buồn đó nhưng không phải là cuộc đời chấm hết. Chúng ta không phải đang gặp nguy hiểm như điều mà bộ não sơ khai của chúng ta đang nghĩ. Chúng ta không còn là một đứa trẻ không thể chịu đựng được sự mất mát nữa.

III) Ái dục

Một trong những trở ngại thường gặp khi tìm kiếm tình yêu đó là ta lỡ si mê cho một người nào đó nhưng vì một lí do nào đó lựa chọn của ta dường như không có tiềm năng hoặc không thực tế chút nào. Có thể người đó ở một quốc gia khác, họ đã có ai đó, không chút hứng thú với ta, hay tệ hơn là không còn trên cõi đời này nữa.

Sự si mê chính là bản án dành cho kẻ si tình rằng chỉ có một người duy nhất trên đời mà anh ta có thể yêu bằng cả trái tim – dù rằng chẳng có cơ hội nào để đến với người anh yêu cả. Khi một người mới bước vào cuộc đời ta, người thực sự có tiềm năng sẽ là một người yêu lí tưởng, ta lại từ chối họ. Chúng ta nghĩ rằng nếu ta không làm vậy thì sẽ phản bội người mà ta thầm thương trộm nhớ - trong khi họ thậm chí chẳng biết hay quan tâm chút nào về việc đó cả.Lòng si mê tự ngụy trang cho mình dưới lớp vỏ của một tình cảm lãng mạn. Tình yêu của ta không được hồi đáp, không có chút hy vọng nào, trớ trêu thay nó vẫn có vẻ đặc biệt nồng cháy và thuần khiết. Câu chuyện tình yêu nổi tiếng nhất thế kỉ 18, Nỗi đau của càng Werther của tác giả Goethe về một tình yêu cuồng si không được hồi đáp. Werther yêu nàng Charlotte đến tê dại nhưng nàng chẳng có tình cảm với chàng và sau đó nàng kết hôn với một người khác. Có rất nhiều người phụ nữ độc thân xinh đẹp khác say mê chàng nhưng chàng chẳng có thời gian để nghĩ về họ. Người duy nhất chàng yêu là Charlotte, một và chỉ một nàng Charlotte - người con gái chưa từng yêu chàng - mà thôi.

Nghe thì có vẻ lãng mạn nhưng để thoát khỏi sợi dây xiềng xích này ta phải dũng cảm nhận ra rằng mong muốn “tử vì đạo” cho một tình yêu không hồi đáp bản chất chỉ là một cách hoa mĩ để chắc chắn rằng ta sẽ không dính vào bất kì mối quan hệ tình cảm nào cả. Nói cách khác, sự say mê đó chỉ là nỗi sợ phải có một mối quan hệ tình cảm nghiêm túc.

Nỗi sợ có thể được củng cố bỏi sự e ngại về một mất mát có thể xảy ra, hay lòng thù hận bản thân hoặc do dự không muốn cho người khác biết được bí mật của mình. Có nhũng vấn đề gốc rễ chúng ta phải giải quyết thay vì chỉ chú ý vào những rắc rối bề mặt như làm sao để thuyết phục người không yêu ta yêu ta hay cố giải thích vì sao sự từ chối của họ hấp dẫn ta đến vậy.

Một khi chúng ta thấy được bản chất của lòng si mê, giấc mơ về một người không thể thiếu trong cuộc đời không còn có vẻ là một thứ gì đó vĩ đại hay hy sinh vì tình yêu nữa.

Một cách sai lầm khác đó là tự nhủ với bản thân ta không thích người đó hay cố quên đi cảm giác nhớ thương họ. Lựa chọn đúng đắn đó là hãy thận trọng và suy xét sự cuốn hút đó đến từ nơi đâu. Ta sẽ thấy rằng những điểm thu hút đó có ở rất nhiều người khác mà ta có thể có cơ hội rõ ràng hơn. Chiêm nghiệm về thứ làm ta thổn thức trong tim làm ta thấy được rằng tình yêu này cũng có thể dành cho người khác.

Thấu hiểu về “khẩu vị” của bản thân về người khác là một cách giúp chúng ta vượt qua sự si mê vô lý. Bằng cách chú trọng vào sở thích một tính cách nào đó ta sẽ làm giảm đi sự ràng buộc với một cá nhân nhất định. Khi chúng ta đã hiểu được điều làm chúng ta mê đắm một ai đó, chúng ta có thể nhận ra điều đó ở những người khác nữa. Chúng ta không phải yêu người “là một, là riêng, là duy nhất này”, mà chính là những đặc điểm vốn có ở nơi họ. Bởi vì họ là đại diện nổi bật nhất của những đặc điểm đó, bạn đã đặt quá nhiều tình cảm vào họ và thứ bạn nhận đựợc thì lại rất khiêm tốn.

Nhưng sự thật thì những đặc điểm đó không phải độc quyền ở nơi họ. Chúng có thể được duy truyền và tồn tại ở nhiều người khác nữa, nhưng ở một số người khác thì chúng ẩn sâu hơn, và bạn cần một đôi mắt tinh đời để phát hiện ra kho báu đó. Đây không phải là một bài tập luyện để quên đi người ta say đắm. Đây là một giải pháp giúp bạn mở rộng tầm mắt và thấy rằng những thứ bạn khao khát tồn tại ở nhiều nơi khác chứ không phải chỉ ở nhân vật là nguồn gốc của mọi đau khổ kia.

 

iv) Chọn con tim hay là nghe lí trí?

Người người trong số chúng ta, thử thách lớn nhất để tìm thấy một tình yêu đích thực đó là vì ta không thể rời bỏ một mối quan hệ không hạnh phúc nhưng ta đã lỡ lún quá sâu rồi.

Mặc dù ta muốn được chạy trốn, ta không thấy đủ động lực để chạy thật xa. Người yêu hiện tại dường như rất hài lòng về ta, họ tỏ ra tin tưởng và hoạch định tương lai với ta. Chúng ta sợ hai trường hợp xảy ra: rằng họ có thể sẽ gục ngã nếu không có chúng ta và rồi hạnh phúc không bao giờ đến với họ nữa. Hay lời chia ly của chúng ta sẽ làm cho họ trở nên phẫn nộ và thù hận. Ta cùng một lúc vừa quan ngại vừa lo sợ.

Như mọi khi, nỗi sợ chúng ta vượt ngoài phạm vi của những thứ thực tế đang diễn ra. Duyên đến rồi duyên tàn, mọi sự chỉ trong mảy may một sớm chiều. Điều rắc rối là tại sao chúng ta phải quá sợ hãi việc làm người khác buồn như vậy, ta khuếch đại sự yếu đuối của họ lên, nhưng sự thật thì không hoàn toàn là vậy. 

(Còn tiếp) 

 

Người dịch: Yin Yang

Nguồn: http://www.thebookoflife.org/mate-selection/

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

614 lượt xem