Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

public6 năm trước

Chủ Nghĩa Hoàn Hảo Hay Chứng Rối Loạn Ám Ảnh Cưỡng Chế

Trong ấn bản thứ 5 của cuốn Sách hướng dẫn Chuẩn đoán và số liệu về các chứng rối loạn tâm thần (DSM- 5), rối loạn ám ảnh cưỡng chế (ODC) được tách ra từ các chứng rối loạn lo âu (được coi là gặp vấn đề trong quá trình xử lý cảm xúc) và được đặt trong danh mục của những sự ám ảnh –có xu hướng ép buộc và những rối loạn có liên quan (OCRDs), trong đó bao gồm OCD, rối loạn tích trữ, rối loạn mặc cảm về ngoại hình, rối loạn bóc tách da và ám ảnh bức tóc. Các OCRDs chia sẻ cảm xúc đau buồn, bao gồm cả sự lo lắng, hành vi cưỡng chế, suy nghĩ lặp đi lặp lại và niềm tin bất thường, là những điều mà biến đổi theo từng loại rối loạn, qua đó định nghĩa nên đặc trưng và xác định chúng. Các OCRDs cũng chia sẻ các chất dẫn truyền thần kinh, có suy giảm chức năng ở  các chuỗi phản ứng hóa học phía trước thể vân bao gồm việc kết nối các đuôi và vỏ hạch nhân tới vỏ não, đó là chuỗi những phản ứng quan trọng hỗ trợ việc chức năng điều hành ở não.

Một  phân tích meta đánh giá trong 110 nghiên cứu trước đây đã tiết lộ rằng “Ở mỗi cá nhân mắc chứng OCD bị suy yếu trong những thử thách phải cân nhắc các vấn đề ở hầu hết các khía cạnh của hoạt động của bộ điều hành não,” trong đó bao gồm khả năng ức chế, nhận thức linh hoạt và khả năng chuyển đổi giữa các sự việc. Nhiều tính năng OCD có thể dẫn đến suy giảm về hoạt động chức năng điều hành bao gồm việc ép buộc người khác và duy trì ý nghĩ một cách dai dẳng, mà thông thường thì ta thấy chúng gần như phi lý và bất thường (tức là, thay đổi với mức độ hiểu biết) cũng như lặp đi lặp lại các hành vi như kiểm tra và đếm, rửa và làm sạch, và tổ chức và cầu nguyện.

Tuy nhiên, thuật ngữ “OCD” thường được sử dụng như là kết quả trong cuộc trao đổi giữa các cá nhân để mô tả một người có thể vô cùng chi tiết với một số nhiệm vụ cụ thể hoặc trong thói quen hàng ngày. Chúng ta đều có thể có những đặc tính kỳ lạ như tránh tắm bằng bọt biển, sắp xếp tủ quần áo theo màu sắc và hoa văn hoặc từ chối chạm vào cửa nhà vệ sinh ở nơi công cộng, nhưng những thói quen trên không nên bị lẫn lộn với chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế. OCD thường bị hiểu nhầm là một chứng rối loạn mà chỉ đơn giản là quá chi tiết hoặc quá hoàn mỹ, trong khi thực tế chứng rối loạn này có thể làm suy nhược cho những cá nhân mắc phải, chẳng hạn như những người đã phải liên tục rửa tay của họ cho đến khi họ bị chảy máu và tiếp tục làm như vậy mà không biết tại sao.

Định nghĩa OCD

Triệu chứng OCD thường bắt đầu xuất hiện trong các cá nhân trước 25 tuổi và chứng rối loạn này ảnh hưởng đến khoảng 1-3 phần trăm dân số nói chung. Đặc trưng của chứng bệnh này là người bệnh thường xuyên bị ám ảnh bởi một số suy nghĩ , nhưng không phải luôn luôn, trực tiếp liên quan với các hành động có tính cưỡng chế không hạn chế thời gian, tình trạng này không đơn giản chỉ là rửa tay quá nhiều hay sạch sẽ quá mức. Những suy nghĩ ám ảnh là xâm nhập, hướng về cái tôi cá nhân (egodystonic) và căng thẳng lên cá nhân bằng cách ngăn cản quyết liệt lên các hoạt động hàng ngày của người bệnh. Ví dụ như những suy nghĩ ám ảnh tập trung vào trật tự, sạch sẽ, đối xứng, an toàn, nghi ngờ những suy nghĩ và nhận thức của chính mình, gây hấn hoặc có những ý nghĩ không mong muốn về tình dục. Những người bị rối loạn có thể không có khả năng ngăn chặn những suy nghĩ này hay chuyển sang suy nghĩ khác, cho đến khi suy nghĩ ám ảnh giảm bớt hoặc ngừng bởi cưỡng ép từ chính họ, những hành động này có thể được lặp đi lặp lại như một cây kim bị kẹt trên máy phát đĩa cũ.

Nếu những người mắc OCD chuẩn bị một bữa ăn, họ có thể không thể ăn thức ăn mình nấu, vì những suy nghĩ rằng các lò có thể vẫn đang bật. Những suy nghĩ này xâm nhập vào khiến họ phải liên tục kiểm tra bếp (cưỡng chế) cho đến khi họ chắc chắn rằng bếp là thực sự tắt. Ngược lại, những người không có rối loạn này có thể tự hỏi liệu họ đã quên tắt bếp ra và sẽ nhanh chóng xác nhận và giải quyết điều này bằng cách kiểm tra các bếp. Tùy thuộc vào cá nhân và mức độ nghiêm trọng của ý nghĩ, một người với OCD có thể dùng vài phút đến vài giờ bị dằn vặt bởi những suy nghĩ này và việc xảy ra sau đó hoặc sự cưỡng chế liên quan tới nó, dẫn đến việc mất hàng giờ, như một ví dụ, để chuẩn bị đi làm hoặc đi ra khỏi nhà.

OCD có thể được đi kèm với một số điều kiện sức khỏe tinh thần khác. Tôi đã có nhiều bệnh nhân với ba hoặc nhiều hơn các triệu chứng bao gồm rối loạn hoảng sợ, lo âu xã hội, lo âu tổng quát, rối loạn lưỡng cực, rối loạn sử dụng chất, ADHD, và nhiều hơn nữa. Tôi thường hay nói, “Chúa chưa bao giờ nói rằng bạn sẽ chỉ có một vấn đề.” TIC, chứng kéo tóc (Trichotillomania), mặc cảm ngoại hình, trầm cảm và một số loại rối loạn về sức khỏe tinh thần khác đi cùng với chứng OCD.

Rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế (OCPD)

Rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế (OCPD) thường bị nhầm lẫn với OCD, nhưng có sự khác biệt lớn giữa chúng mà mọi người có thể chưa biết đến. Tuy nhiên, OCPD thường đặc trưng bởi việc những ý kiến và thói quen hướng đến cái tôi cá nhân, có nghĩa là người đó không bị làm phiền bởi những suy nghĩ và hành động này. Những người này không nghĩ rằng những suy nghĩ của họ là phi lý hoặc bất thường, mà là thích chúng. Một cá nhân có OCPD có thể được mô tả như một người cầu toàn, chú ý quá nhiều đến chi tiết, dẫn đến kết quả là yếu kém trong việc cân bằng giữa công việc và cuộc sống, cứng nhắc, bướng bỉnh và bận tâm với những danh sách và những nhiệm vụ mà làm cho người ấy đánh mất tầm nhìn bao quát và thường ngăn cản nhiệm vụ chính đang làm được hoàn thành. Nói chung, các cá nhân với OCPD có thể nghĩ rằng họ không có một vấn đề nào, nhưng khi tương tác với những cá nhân mắc OCD nhận thức thì lại được nhận định rằng những suy nghĩ và hành động của họ là bất thường hay phi lý.

Rối loạn nhân cách được biết đến là bất thường, những kiểu mẫu hành vi ăn sâu mà chệch khỏi các chuẩn mực của xã hội. Gặp khó khăn với kỹ năng giao tiếp, kiểm soát xung động và nhận thức là những đặc điểm cơ bản đặc trưng trong một cá nhân bị rối loạn nhân cách. OCPD là không khác biệt.

Liệu OCD và OCPD có thể được chữa khỏi?

Phương pháp điều trị cho cả OCD và OCPD cho ta cảm giác tương tự nhau vì cả hai đều cần đến điều trị tâm lý. OCD cũng có thể được điều trị bằng thuốc chống trầm cảm, đặc biệt các chất ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRIs). Các thuốc khác có thể được yêu cầu, khoảng chừng 40 đến 60 phần trăm bệnh nhân mắc chứng bệnh OCD không đáp ứng đầy đủ (tức là ít hơn so với giảm 35 phần trăm trong thang đo The Yale-Brown Obsessive Compulsive Scale sau 10 tuần điều trị)  với điều trị theo liệu pháp SSRI hoặc thử nghiệm thuốc clomipramine, có hoặc không có liệu pháp nhận thức hành vi, và được coi là kháng điều trị, theo A. Ozcubukcuoglu và các đồng nghiệp trong nghiên cứu về, “Thuật toán của đề kháng và điều trị sinh học trong điều trị rối loạn ám ảnh cưỡng chế,” được xuất bản trong tháng 5 năm 1995 trong bản tin của Tâm lý dược học lâm sàng.

Bản thân tôi đã học được từ nhiều năm trước rằng tất cả các hệ thống của cơ thể đều liên quan đến nhau. Một ví dụ thích hợp ở đây là CBT có thể thay đổi kích hoạt trong đuôi hạch nhân, trong số những phương pháp khác, ở những bệnh nhân OCD đã có sự cải thiện rõ ràng.

Tiếp xúc và phản ứng phòng ngừa là tuyến đầu trong liệu pháp hành vi sử dụng để điều trị OCD. Liệu pháp này được thực hiện bằng cách trình bày một ý tưởng không mong muốn hoặc kích hoạt với cường độ tăng dần trong một nỗ lực để giảm dần các phản ứng đáp lại. Điều này có thể là gây đau buồn rất lớn cho cá nhân, nhưng theo thời gian các triệu chứng đã có dấu hiệu được cải thiện. Ngược lại, liệu pháp điều trị dành cho OCPD  nhằm mục đích cung cấp cho các cá nhân có công cụ để thể hiện cảm xúc của mình để thay thế cho sự kìm nén cảm xúc của họ. CBT là một trong những phương pháp trị liệu cho OCPD.

Lần sau nếu bạn có nghe người khác nói rằng họ có “OCD về kế hoạch cho một sự kiện hoặc giữ nhà sạch sẽ,” hãy chú ý về sự khác biệt trong cách mô tả của họ với định nghĩa lâm sàng của OCD. Trong giao tiếp,  lượng từ ngữ được sử dụng.

Nguồn: Perfectionism vs. Obsessive-Compulsive Disorder
Dịch: Freya Trần
Edit: Ceto
Ảnh: Pinterest

Theo whypsy.com

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

2,908 lượt xem