Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

public6 năm trước

Chứng Sợ Cam Kết Và Thiết Lập Mối Quan Hệ

Thế nào là chứng sợ cam kết và sợ giao kết?

Với phần lớn mọi người, việc kết bạn khá là dễ dàng. Nó dễ như là ăn hay thở mỗi ngày vậy.

Nhưng với vài người, việc giao thiệp lại chẳng hề dễ chút nào. Thực tế, nhiều người gặp khó khăn trong mối quan hệ với ai đó khi mà họ cảm thấy sợ phải giao kết, lo ngại phải tạo dựng mối quan hệ hay phải chịu “chứng sợ cam kết”.

Vấn đề cam kết trong mối quan hệ không phải là điều gì mới. Nhưng kiến thức về mức độ khủng hoảng gây ra bởi nỗi sợ cam kết thì vẫn đang được tiếp tục nghiên cứu. Và một khi mà bạn vẫn cứ không tìm được “chứng sợ cam kết” trong bất cứ cuốn cẩm nang chẩn đoán nào thì cảm giác lo lắng và nỗi sợ ấy vẫn cứ hiển hiện.

Dưới đây là các dấu hiệu của chứng sợ cam kết và sợ giao kết.

Người có vấn đề về việc cam kết, gặp chứng sợ cam kết hay sợ giao kết (tác giả sẽ sử dụng các cụm từ này đan xen và luân phiên) nhìn chung gặp vấn đề nghiêm trọng khi ở trong một mối quan hệ lâu dài. Dù họ vẫn có trải nghiệm yêu thương như mọi người, nhưng cảm xúc của họ có thể sâu sắc, dữ dội và đáng sợ hơn người bình thường. Những cảm xúc này dẫn tới nỗi sợ hãi tăng dần cùng với lúc mối quan hệ được xây dựng như một quả bóng tuyết lăn xuống vực và kỳ vọng về mối quan hệ cũng lớn dần theo thời gian.

Người gặp chứng sợ cam kết mong chờ và muốn có một mối quan hệ dài lâu với người khác, nhưng họ lại không chịu nổi nỗi sợ ngăn cản họ giữ được chính những mối quan hệ này bền lâu. Nếu họ bị áp lực phải cam kết đè nặng, họ gần như thà cắt đứt quan hệ còn hơn là phải cam kết. Hoặc cũng có thể, ban đầu thì họ đồng ý nhưng “đâu lại vào đấy” và các mối quan hệ cũng sẽ kết thúc sau vài ngày hoặc vài tuần, bởi nỗi sợ hãi và lo lắng của họ đã quá ngưỡng.

Một vài người mắc chứng sợ giao kết có thể nhầm lẫn giữa cảm xúc tích cực và niềm hân hoan dành cho người khác cùng với nỗi lo âu vẫn tiềm tàng ẩn chứa trong mối quan hệ này. Ví dụ, kỳ vọng về mối quan hệ hay sự hiểu nhầm là cảm xúc thường thấy của một người khi khoảng hốt hoặc có cảm xúc tiêu cực, lo âu. Vài người cũng gặp khó khăn khi phải giải quyết các vấn đề liên quan tới mâu thuẫn hoặc các mối quan hệ tình cảm – khao khát được thân thiết đồng thời cũng muốn duy trì độc lập tự do cá nhân.

Người mắc chứng sợ cam kết có muôn hình vạn trạng và thói quen quan hệ, hẹn hò của họ cũng rất đa dạng và phong phú như vậy. Với một số người thì nỗi sợ sẽ không chấp nhận việc có một mối quan hệ dài hơn một tuần hoặc một tháng. Số khác có thể vẫn gắn kết với một đối tượng trong vài tháng nhưng tới khi mối quan hệ trở nên nghiêm túc và sâu sắc, nỗi sợ hãi “truyền thống” trong máu kia lại trỗi dậy ngăn chặn và khiến họ trốn biệt.

Cả nam và nữ giới đều có thể chịu đựng những nỗi sợ giao kết và chứng sợ cam kết, dù từ xưa tới nay, chúng ta vẫn mặc định cho nó là một vấn đề của phái mạnh.

Nguyên nhân của chứng sợ cam kết

 

Số nguyên nhân dẫn tới chứng sợ cam kết cũng không kém hơn so với số người mắc. Tuy nhiên, nhiều người mắc chứng sợ cam kết có chung một vấn đề điển hình là từng “nếm trải” một đời sống yêu đương nghèo nàn: (1) qua tự trải nghiệm, hoặc (2) là tiếp nhận từ người khác (thường là từ mối quan hệ đắng đót của cha mẹ hoặc nhận hậu quả từ những cuộc hôn nhân đổ vỡ). Các nguyên nhân khác thường gặp gây ra chứng sợ cam kết gồm có:

  1. Thấy sợ hãi, hoặc trải qua, một mối quan hệ kết thúc mà không có dấu hiệu, điềm báo rõ ràng.
  2. Thấy sợ khi nhận thấy sự bất thường trong một mối quan hệ.
  3. Thấy sợ, hoặc đang ở trong một mối quan hệ không lành mạnh (có các biểu hiện rõ nét là thiếu chung thuỷ, bỏ rơi, bạo hành…)
  4. Mất lòng tin do từng bị một ai đó thân thiết làm tổn thương, bội tín.
  5. Có một tuổi thơ bị bạo hành và bi kịch.
  6. Tuổi thơ thiếu thốn hoặc các vấn đề kèm theo.
  7. Mối quan hệ trong gia đình thay đổi phức tạp trong quá trình khôn lớn.

Làm sao để giúp họ?

Dù nguyên nhân dẫn tới chứng sợ cam kết có là gì thì vẫn “có thuốc chữa”. Những nạn nhân của chứng sợ giao kết không đáng phải chịu đựng nó cả đời. Có thể chữa trị được nhưng đồng thời người mắc cũng cần hợp tác thật bằng cách tự thay đổi và gắng tìm cách vượt qua nỗi sợ. Điều mà chẳng ai có thể làm thay họ.

Có nhiều cách giúp đỡ người mắc chứng sợ cam kết, tuỳ thuộc vào tình hình hoảng loạn. Nếu nỗi sợ quá lớn đến mức không dám nghĩ đến chuyện hẹn hò, huống hồ là tìm được người trong mộng thì đây là lúc nên tìm đến chuyên gia tâm lý. Một chuyên gia có bài bản và thâm niêm chữa trị chứng sợ cam kết có thể giúp người mắc hiểu được những nhận thức lệch lạc mà họ vẫn tự nhủ thầm và giúp họ tìm cách quay đầu về “bến bờ hạnh phúc”.

Các tư vấn viên cũng là lựa chọn phù hợp cho những ai từng trải qua những mối quan hệ nghiên túc (và kết thúc bởi họ không thể đưa mối quan hệ lên mức tiếp theo). Chuyên gia tâm lý sẽ giúp “ta” hiểu rằng “chẳng có mối quan hệ nào là hoàn hảo” và rằng tất cả các mối quan hệ đều cần được nuôi dưỡng, chăm sóc và quan tâm kịp thời. “Ta” cũng nhận ra rằng khi mở lòng trò chuyện với người ta thương ngày ngày thì hẳn sẽ hiếm có chuyện bất ngờ, mất lòng nào xảy ra.

Với những người sợ cam kết ở mức nhẹ có thể tìm thấy những lời khuyên hữu ích từ các nhóm hỗ trợ trên mạng (các bạn luôn có thể tìm được sự giúp đỡ từ nhóm WhyPsychology chúng tôi). Và cùng với đó cũng có nhiều cẩm nang hữu dụng, đáng chú ý có một số sách này:

  1. He’s Scared, She’s Scared: Understanding the Hidden Fears That Sabotage Your Relationships. (Chàng sợ, nàng sợ: Thấu hiểu “nỗi sợ ẩn” phá hoại những mối quan hệ của bạn)
  1. Men Who Can’t Love: How to Recognize a Commitmentphobic Man Before He Breaks Your Heart. (Đàn ông – giống không thể yêu: Cách nhận diện anh chàng sợ cam kết trước khi chàng làm bạn tan nát con tim)
  2. Getting to Commitment: Overcoming the 8 Greatest Obstacles to Lasting Connection (And Finding the Courage to Love)

(Đạt được “cam kết”: Vượt qua 8 trở ngại lớn nhất để giữ được mối quan hệ bền lâu (và tìm dũng khí để dám yêu thương).

Nỗi sợ cam kết hoàn toàn có thể vượt qua được. Trước hết, “ta” cần mở rộng cánh cửa để đón nhận sự thay đổi ghé thăm và thanh tẩy cuộc sống cũng như tâm hồn, như vậy “ta” mới có thể gạt bỏ ưu tư mà bước ra ngoài cùng với những người bạn mới.

(P/s- Lời nhắn từ dịch giả: Các bạn hẳn thấy có nhiều chữ “ta”. Bởi nguyên văn “người mắc chứng bệnh” sẽ thật là thiếu sót khi gửi gắm “bí quyết yêu thương” này cho tất cả mọi người. Chúc cho “chúng ta” luôn vượt qua thăng trầm để tiến gần nhau hơn!

*(Phân biệt nhỏ giữa (1) sợ cam kết và (2) sợ ràng buộc: (1) là do tự thân, không bị ai thúc đẩy; (2) có thể do mong muốn của đối phương.)

Theo whypsy.com

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

1,815 lượt xem