Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

public6 năm trước

Đây Là Lí Do Vì Sao Bạn Không Nên Bỏ Công Việc Ổn Định Để Theo Đuổi Ứớc Mơ!

"Theo đuổi ước mơ" là một cụm từ nghe thật hấp dẫn và bí ẩn biết bao. Tuy nhiên không phải lúc nào "theo đuổi ước mơ" cũng là tốt, nhất là khi bạn chưa hề có gì trong tay cả!

 

Triệu lý do vì sao không nên bỏ công việc ổn định để theo đuổi ước mơ

Ai trong chúng ta cũng đã đều được nghe qua những câu chuyện nhắm mắt làm liều rồi thành công như cổ tích. Sự thật thì, chúng đa phần đều là những điều viển vông mà thôi.

Cách đây không lâu, anh bạn Bryan của tôi đã bỏ công việc soạn thảo kĩ thuật ở một tập đoàn lớn trong top 500 Fortune để dấn thân vào một nghề mới. Vào ngày làm cuối cùng, mọi người trong văn phòng đều nửa đố kỵ, nửa kinh ngạc với quyết định ra đi của Bryan. Có ai biết sự thật, là anh chàng đã lên kế hoạch cho cú nhảy trọng đại này từ lâu.

Hãy mở những cuốn sách self-help (sách phát triển bản thân), nghe các chuyên gia đời sống kể câu chuyện thành công hay gặp lại đứa bạn nghèo năm nào nay giàu nứt đố đổ vách. Chắc chắn bạn sẽ phải nghe mòn tai câu: "Tất cả là nhờ máu liều." Những câu nói tương tự như thế này, chúng ta đã phải nghe mãi nghe mãi từ cửa miệng các doanh nhân thành đạt, các ngôi sao điện ảnh và nghệ sĩ nổi tiếng. Cứ như một cái đĩa hỏng, những câu châm ngôn vẫn cứ xoay qua xoay lại quanh bài học: phải liều mới ăn nhiều. Có chấp nhận mạo hiểm mới thành công.

Tuy nhiên, khi tôi bắt đầu đào sâu hơn về ý nghĩa của từ "thành công", tôi nhận ra rằng, chiến thuật "chậm mà chắc" đã luôn được áp dụng, nhiều hơn lẽ thường ta nghĩ.

Vào năm 1975, Bill Gates thành lập Microsoft. Nhưng mãi đến 6 năm sau, Bill mới đặt bút ký được bản hợp đồng với IBM. Rồi phải thêm 5 năm nữa, Microsoft mới chính thức cổ phần hóa, biến ông thành một triệu phú. Thế mà người ta vẫn nghĩ về Bill như một người "chớp mắt bỗng giàu".

Nói đến Steve Jobs, quãng thời gian làm giàu của ông còn dài hơn. Bắt tay với Steve Wozniak, ông thành lập Apple năm 1976, nhưng không hề có một cú bứt phá lớn nào cho đến năm 1984 khi Macintosh ra đời. Sau lần bứt áo ra đi và trở lại của ông, Apple mới từng bước trở thành ông lớn công nghệ như hôm nay.

Một gã khổng lồ công nghệ khác nữa, Google, cũng có những bước tiền thành công chậm rãi. Larry Page và Sergey Brin thành lập công ty năm 1996, nhưng phảỉ đến 8 năm sau thì Google mới vượt qua các đối thủ và đạt giá trị thị trường là 23 tỉ đô.

Đừng làm điều viển vông này: bỏ công việc ổn định để theo đuổi ước mơ! - Ảnh 1.

Các ví dụ này nhất quán với giả thuyết "luyện tập có chủ đích" nhà nghiên cứu K. Anders Errisson và "định luật 10,000 giờ" nổi tiếng của Malcolm Gladwell sau này. Trong quá trình nghiên cứu, Ericsson kết luận rằng, để một người trở thành chuyên gia trong một lĩnh vực, người ta cần khổ luyện ít nhất 10,000 giờ.

Nói cách khác, trước khi bỏ việc hay chuyển nghề, hãy dành thời gian tập làm tốt việc bạn muốn làm cái đã.

Khi những thay đổi to lớn có thể đi sai hướng

Thế nhưng ngày nay – có khi hơn bao giờ hết, khi mà cứ mở mắt là gặp tin tức về những start-up bứt phá thành công – người ta lại càng phát rồ.

Tại sao ư? Bởi vì xung quanh ta toàn là những câu chuyện "nhắm mắt đưa chân", đánh đổi cuộc đời để thành công. Nhưng thật sự thì, mọi thứ không hề như thế.

Tiến sĩ Robert Maurer, tác giả cuốn "Một bước nhỏ, thay đổi cuộc đời" cho rằng, ai cũng yêu viễn cảnh đổi đời, dù rằng ý nghĩ viển vông ấy rất có hại cho ta. Lý do cho sự tréo ngoe này được ông giải thích trong một buổi phỏng vấn:

"Não bộ, khi gặp những thử thách lớn, lập tức kích thích amygdala, bộ phận quán xuyến nỗi sợ. Nếu thử thách quá lớn, ta sẽ có phản ứng rụt đầu trước nỗi sợ thất bại. Nhưng nếu ta vượt qua thử thách bằng những bước nhỏ, thì nỗi sợ trong đầu sẽ từ từ lắng đi, và não bộ sẽ dần dần học được cách đương đầu với nó qua từng bước nhỏ.

Maurer dùng phương pháp "kaizen", một từ tiếng Nhật chỉ những bước nhỏ, chậm rãi để tiến lên. Theo đó, thay vì cố gắng nhịn đói để giảm cân, hãy cố gắng tập thể dục, mỗi ngày một ít. Một chút, hai chút rồi nhiều, nhiều ngày sau đó, những chút chút nhỏ nhặt ấy sẽ gặt hái kết quả vĩ đại.

 
Đừng làm điều viển vông này: bỏ công việc ổn định để theo đuổi ước mơ! - Ảnh 3.

Một nhận định nổi tiếng của Aristotle: "Chúng ta là những gì chúng ta thường xuyên làm. Sự xuất sắc, suy cho cùng, không phải là một hành động nhất thời. Nó là một thói quen."

ĐỪNG NHẢY

Vậy làm sao ta có thể áp dụng lời khuyên của Maurer vào cuộc sống?

Bước đầu, hãy bắt đầu từng chút, từng chút một thôi. Đa số mọi người đều nghĩ để trở nên vĩ đại, họ cần phải làm gì đó thật lớn lao ngay từ đầu. Điều đó là một sai lầm. Và vì thế, đa số mọi người thất bại trong hành trình theo đuổi ước mơ.

Đừng làm điều viển vông này: bỏ công việc ổn định để theo đuổi ước mơ! - Ảnh 4.

Bước tiếp theo, hãy tập hình thành những thói quen hữu ích. Tất cả mọi việc trên đời, dù là tập yoga hay học cách chế tên lửa, đều cần sự chuyên cần luyện tập. Thói quen sẽ giúp bạn dần dần tốn ít công sức để làm việc, từ đó dễ dàng đạt tới những thứ lớn lao hơn.

Cuối cùng, dù những bước xây dựng kĩ năng này rất tốn thời gian, nhưng nó sẽ giúp bạn trụ lại lâu hơn với ước mơ của mình. Nó có thể không đẹp và mộng mơ như mấy bộ phim Hollywood, nhưng chắc chắn nó sẽ bền vững hơn nhiều.

Theo kenh14.vn

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

1,547 lượt xem