Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

public6 năm trước

Hiểu Bản Thân - Phần 3: Sự Phóng Chiếu, Sự Đối Đầu Và Sự Nghiệp

Phần 1: TẠI ĐÂY

Phần 2: TẠI ĐÂY

Tự nhận thức nghĩa là nhận ra bản thân đang phóng chiếu và mong muốn quay lại bản chất đích thực của sự việc.

Ii: Phóng chiếu (PROJECTION)

Tâm trí của chúng ta có xu hướng phóng chiếu mạnh mẽ một cách bản năng, nghĩa là phản ứng trước một tình huống hiện tại từ các gợi ý chưa hoàn chỉnh - dựa vào thiết lập linh hoạt trong quá khứ và những biểu thị sở thích, động lực và mối quan tâm vô thức của chúng ta.Hãy cùng nhìn vào bức hình này, một trong những bài kiểm tra nổi tiếng về sự phóng chiếu:

Trong trường hợp bạn không hiểu chuyện quái gì đang xảy ra, thì tất cả chúng ta đều nhìn ra những điều khác nhau trong bức hình này. Người ta có thể nói rằng:

  • Đây là hai cha con đang tiếc thương trước một mất mát nào đó, có thể họ vừa nghe tin một người bạn hay người thân qua đời.
  • Đây là một quản lý đang trong quá trình sa thải một nhân viên trẻ không đáp ứng được yêu cầu (cảm giác thất vọng nhiều hơn giận dữ)
  • Tôi cảm thấy một sự thô bỉ: khung cảnh trong một nhà vệ sinh công cộng, người đàn ông lớn tuổi hơn đang nhìn vào dương vật của chàng trai trẻ và khiến anh ta ngượng ngùng.

Có một điều chúng ta không biết, rằng bức hình này thực ra không hề mang bất cứ ý nghĩa nào giống như trên. Đó chỉ là một hình ảnh MƠ HỒ.

Bức ảnh này chỉ đơn giản cho thấy hai người đàn ông ăn mặc khá lịch sự, một người lớn tuổi hơn. Rắc rối xuất hiện từ phía người nhìn vào nó. Và cách họ nhìn nhận, kiểu câu chuyện mà họ kể, có lẽ nói về họ nhiều hơn là về bức ảnh. Đặc biệt khi họ trở nên cố chấp và khăng khăng đó là ý nghĩa thực sự của bức hình. Đây chính là sự phóng chiếu.Chúng ta không chỉ làm vậy với những bức hình, điều tương tự còn xảy ra với con người. Trong các mối quan hệ, phóng chiếu xuất hiện khi có những "tình huống mơ hồ".

Chẳng hạn, người yêu của bạn đang cười khúc khích khi đọc tin nhắn. Người ấy không cho bạn xem cùng và lén gửi nhanh một tin nhắn trả lời. Bạn bắt đầu cảm thấy bồn chồn. Có vẻ người yêu của bạn đang có người khác. Họ vừa nhắn tin cho nhau về một chuyện đùa nào đó (mà rất có thể là về bạn và những thất bại của bạn); người yêu của bạn nóng lòng muốn trả lời. Người đó không yêu bạn. Bạn bị phản bội và bỏ rơi. Giờ thì bạn giận dữ với người kia, cảm thấy mình bị lừa dối. Nhưng thực ra chẳng có gì xảy ra cả. Tin nhắn kia đến từ một đồng nghiệp nhiệt tình thái quá ở nơi làm việc, và người yêu bạn cho rằng đó chỉ là chuyện tầm phào không đáng nhắc đến. Thực tế, nỗi đau mà bạn cảm thấy bắt nguồn từ khi bạn còn đi học: Bạn phát hiện ra người mà bạn coi là bạn thân thực chất lại đi nói xấu bạn với người khác. Bạn vẫn còn bị tổn thương vì điều này dù ghét phải thừa nhận nó.

Cấu trúc sẽ là:

  • Chúng ta quan sát một tình huống nào đó không hoàn toàn rõ ràng.
  • Chúng ta đặt vào đó một loạt các động cơ, ý định, thái độ - những điều thường khiến ta mệt mỏi, gia tăng cảm giác lo lắng và tức giận.
  • Cảm giác lo âu hay sợ hãi thực ra có liên quan đến những trải nghiệm trước đây. Nhưng chúng ta không nhận ra nó.
  • Chúng ta sợ hãi hay giận dữ về những gì đang xảy ra dù không cần phải như vậy.

Phóng chiếu kể cho chúng ta nghe một câu chuyện nhằm trả lời câu hỏi: Thực chất việc đó có ý nghĩa gì? Đó có thể là một tình huống hoặc một người nào đó.Khi phóng chiếu, ta không có cảm giác rằng mình đang làm điều gì đó phức tạp hay đặc biệt. Ngược lại, nó đem đến cảm giác như thể ta đang nhìn nhận sự việc đúng như nó vốn là. Do đó, thông thường chúng ta sẽ không thích bị nói rằng ta đang "phóng chiếu"; chẳng khác nào một lời sỉ nhục về khả năng nhận định sự việc của chúng ta. Việc thừa nhận rằng có khả năng ta đang phóng chiếu sự việc là một điều nhục nhã. Nhưng nó đáng làm bởi phóng chiếu khiến cuộc sống của chúng ta gặp nhiều rắc rối. Ta trút giận lên nhầm người. Và trong quá trình ấy ta có thể làm tổn thương ai đó một cách bất công. Chúng ta e sợ việc nhầm lẫn này. Nỗi sợ hãi ai đó trong quá khứ sẽ cản đường việc kết bạn ngày hôm nay.

Tự nhận thức nghĩa là nhận ra bản thân đang phóng chiếu và mong muốn quay lại bản chất đích thực của sự việc. Vấn đề chính không phải ở hiện tại, có những sự việc chưa kết thúc trong quá khứ vẫn đang đeo bám chúng ta.

THỰC HÀNH

- Các bạn nghĩ gì khi nhìn bức hình dưới đây?

- Đừng suy nghĩ quá nhiều mà hãy nói ngay những điều bạn tin là đang xảy ra. Viết ra một tờ giấy và những người khác cũng làm tương tự.- Sau đó so sánh kết quả với nhau.- Tự hỏi bản thân lời giải thích nào không nói về bức hình (bản thân bức hình khá mơ hồ) mà là nói về chính bạn. Phần nào trong bạn "được phóng chiếu" qua bức ảnh mơ hồ đó?

HAI: - ĐỐI ĐẦU VÀ CHỈ TRÍCH

Một khía cạnh khác nơi việc thiếu sự tự nhận thức gây phiền phức là xung quanh cách chúng ta đối xử với người khác, bạn bè, gia đình và đồng nghiệp. Có một số vấn đề cần nêu ở đây.

I: Hình thức đối đầu

Cuộc sống thường ngày đưa đến cho ta những tình huống khó chịu không dứt buộc ta phải lựa chọn cách thức phản hồi. Tất cả chúng ta đều trưng ra một loạt biểu hiện của "hình thức đối đầu", nhưng lại thường không nhận thức được kiểu phản ứng mình đang biểu hiện cũng như hậu quả của nó.

THỰC HÀNH

Hãy hình dung:

  • Ai đó hứa sẽ đưa cho bạn tài liệu vào 12h trưa. Và giờ đã là 1h chiều.
  • Tuần tới là sinh nhật bạn, nhưng người yêu chẳng đả động gì đến nó. Bạn muốn tổ chức ở bên ngoài.

  • Lại có tiếng máy khoan ở nhà bên cạnh.
  • Một đồng nghiệp nẫng tay trên một trong số các khách hàng của bạn. Bạn cảm thấy thế nào?

Và bạn thường phản ứng như thế nào?

Thông thường sẽ có 4 kiểu phản ứng có thể xảy ra: cam chịu, nổi xung, cam chịu-nổi xung, quyết đoán:

  • Cam chịu (Passive): bạn thấy rằng cuộc đời là vậy, có những điều bạn phải chấp nhận; nếu bạn làm ầm lên thì mọi chuyện còn tệ hơn. Sau cùng thì chuyện này cũng không quá tệ. Đôi khi bạn thực sự bực bội về những điều đó, nhưng rồi cũng cam chịu cho qua.
  • Nổi xung (Aggressive): Tôi vô cùng bực bội. Tài liệu đâu rồi? Tại sao người yêu không nhắc đến sinh nhật tôi? Sao tôi phải chịu đựng chỉ vì tên hàng xóm bất tài, ngu ngốc, tham lam hay quá lười biếng để sửa chữa vào khung giờ hợp lý? Không biết điều thì sẽ biết tay tôi.
  • Cam chịu - nổi xung (Passive-aggressive): Kết hợp giữa cảm giác cam chịu và nổi xung. Người ta có thể nói rằng: "Mình chẳng muốn làm lớn trong ngày sinh nhật- và chắc là người yêu mình cũng bận bịu nhiều thứ.", nhưng sâu trong thâm tâm lại đang bốc hòa. Hoặc với tình huống tập tài liệu, một người sẽ nghĩ "Tên đó đúng là một kẻ không đáng tin cậy," nhưng khi tài liệu được đưa đến lúc 5h chiều người đó lại nói "Tốt lắm" và cho qua mọi chuyện…Có nhiều sự thù địch gián tiếp xung quanh ta. Người cam chịu - nổi xung che giấu sự giận dữ của mình đủ để có thể phủ nhận nó với người khác và với chính mình. Họ không cảm thấy mình đang tiêu cực hay hung hăng. Họ thấy mình đang phải chịu đựng bất công. Điều họ ghét nhất là làm rối tung mọi thứ - nhưng điều đó không giúp họ tránh được nỗi thất vọng. Thông thường, nỗi thất vọng không đến với người đã gây ra nó mà đến với những kẻ vô tội. Những người cam chịu - nổi xung không thể hiện cảm xúc rõ ràng ở nơi làm việc, để rồi khi về nhà họ trút giận lên con cái, vợ chồng hay cún cưng. Cam chịu - nổi xung có gốc rễ nằm ở việc có lòng tự trọng thấp. Đơn giản là họ cảm thấy mình không được phép chỉ trích một cách trực tiếp. Điều này cần đến sự tự tin. Và cùng lúc họ cũng chẳng vui vẻ gì. Do đó sự thỏa hiệp chỉ là một tấm màn che cho những giận dữ bên trong.
  • Quyết đoán (Assertive): Bạn hiểu rõ khi nào một người cư xử không đẹp với mình hay đang gây ra vấn đề. Bạn không hài lòng về việc đó. Nhưng mục đích chính của bạn là giải quyết vấn đề. Bạn không cần trả thù hay cố khiến người kia cảm thấy có lỗi. Bạn có thể gặp riêng họ và nói ra điều bạn nghĩ. Bạn không xấu hổ về bản thân hay cảm thấy có lỗi vì đã làm lớn chuyện. Bạn nghĩ việc đối xử tốt với người khác là điều đương nhiên và nếu ai đó cư xử dưới chuẩn của bạn, bạn không ngại ngần mà nói rõ cho họ biết. Đó không phải là thảm họa, chỉ là một vài khoảnh khắc khó chịu, nhưng điều đó sẽ khiến mối quan hệ được cải thiện trong dài hạn. Không có tổn thương sâu sắc nào ở đây. (Tham khảo bài viết Hội chứng người tốtcó bàn về phương pháp để trở nên quyết đoán hơn)

Rất ít người trong chúng ta quyết đoán. Ước tính rằng không quá 20% dân số thẳng thắn bày tỏ một cách chín chắn những điều khó chịu trong lòng. Điều đó có nghĩa là có rất nhiều sự giận dữ ngầm, nhiều người bị quở trách dù họ không thật sự chịu trách nhiệm.

Lý do chúng ta không nhận thức được cách phản ứng cam chịu - nổi xung của bản thân (do đó cần nâng cao khả năng tự nhận thức) là có nhiều cản trở trong việc thẳng thắn về những gì một người cảm thấy khó chịu:

- Họ cảm thấy mình chẳng là gì để phải làm lớn chuyện.- Họ có thể mang cảm giác nhục nhã hay niềm tin sâu xa rằng họ là một kẻ tồi tệ không xứng với những chuẩn mực cao, dù cho thực tế thì họ xứng đáng với nó.- Họ cảm thấy người khác sẽ phản ứng dữ dội và khốc liệt nếu họ đưa ra lời chỉ trích.

Tất cả những giả định này đều phải đặt nghi vấn.

THỰC HÀNH

Đây là bài thực hành được gọi là nghiên cứu Ascendance-Submission do nhà tâm lý học Gordon Allport người Mỹ phát minh.

1. Một người nào đó chen lên phía trước bạn trong lúc đang xếp hàng. Bạn đã đợi khá lâu và không thể đợi thêm nữa. Giả sử kẻ chen lấn kia cùng giới tính với bạn, bạn sẽ:

- La rầy kẻ chen lấn- Lườm nguýt kẻ chen lấn và nói móc mỉa lớn tiếng với người đi cùng mình- Quyết định không đợi nữa và bỏ đi- Không làm gì cả

2. Bạn có cảm thấy tự tin khi xuất hiện trước cấp trên/tiền bối trong môi trường học tập hay kinh doanh không?

- Chắc chắn rồi- Một chút- Hoàn toàn không3. Một số đồ đạc của bạn phải mang ra tiệm sửa chữa. Bạn đã hẹn lịch đến lấy nhưng người chủ tiệm nói rằng "bây giờ mới bắt đầu sửa."Phản ứng thông thường của bạn là:

- Khiển trách anh ta- Thể hiện sự không hài lòng một cách nhẹ nhàng- Che giấu cảm xúc hoàn toànMột nhà tâm lý học người Mỹ khác, tiến sĩ Saul Rosenzweig đã đưa ra bài kiểm tra Hình ảnh Thất vọng(Picture Frustration), thể hiện một số tình huống gây thất vọng và yêu cầu chúng ta điền vào chỗ trống:

Bạn thường phản ứng như thế nào trước kịch bản này?

Hãy thử làm và nhớ lại những khoảnh khắc khác trong cuộc sống mà bạn từng phản ứng theo cách tương tự…

Ii: Chỉ trích

Sự chỉ trích luôn mang đầy thách thức, nhưng người ta có những phản ứng với nó theo nhiều cách. Việc nắm bắt được phản ứng/hành vi của bản thân xung quanh việc nhận những lời chỉ trích có thể đem lại lợi ích to lớn nhằm điều chỉnh và hướng đến cách hành xử trưởng thành hơn.

Cách phản ứng trước những lời chỉ trích

1. Chắc chắn là họ đã sai:

Đây là kiểu phản ứng "tự vệ" - khi một lời chỉ trích đã giải phóng một phản ứng tự vệ mạnh mẽ không tương xứng với nó. Lời chỉ trích nguyên bản không được lắng nghe.Một người có thể nghĩ: "Tôi làm tốt lắm rồi, nói chung thì tôi không mắc lỗi. Nếu họ khó chịu với tôi thì có thể họ đang đòi hỏi quá cao, hoặc là họ ghen tỵ hay đang cố kéo tôi xuống. Vấn đề nằm ở họ."

2. Họ có thể hoàn toàn đúng và tôi không xứng đáng được sống trên đời:Ở đây người ta có thể nghĩ rằng một lời chỉ trích cá nhân (trong một cuốn sách, tài liệu, hay điều gì đó mà một người từng nói trong bữa tối) trên thực tế đang nhắm đến nhân phẩm và toàn bộ con người họ. Rất nhanh chóng lời nhận xét cá nhân này sẽ mang đến một cuộc khủng hoảng:

"Tôi không xứng đáng được sống. Tôi là một kẻ khốn khổ. Người ta đã nhìn ra tôi. Đúng là vậy, tôi là một thứ vô nghĩa, nhỏ bé, ngu si đần độn…"

3. Họ có thể đúng VÀ tôi cũng hoàn toàn ổn.

Ở đây một người có thể chấp nhận những lời chỉ trích một cách dễ dàng. Họ có thể phân biệt giữa chỉ trích về một khía cạnh nào đó của bản thân với cuộc công kích vào nhân phẩm con người.

THỰC HÀNH

Một trong các bài tập thực hành tự nhận thức nổi tiếng nhất trong số các nhà tâm lý học liên quan đến trò chơi hoàn thành câu.Ý tưởng là trả lời thật nhanh, không nghĩ quá nhiều, cho phép tiềm thức đưa ra câu trả lời trước khi được kiểm duyệt.Dưới đây là một số câu để hoàn thành liên quan đến chỉ trích:

- Khi ai đó chỉ ra một phần nào đó trong công việc của tôi chưa tốt, tôi sẽ….- Khi sếp nói gì đó với tôi, tôi nghĩ…- Những người sếp thường hay chỉ trích…

Thử thực hiện theo cách thức chỉ trích của bạn:

- Bạn có tự vệ không?

- Bạn có cảm thấy như bị cả thế giới quay lưng không?

- Hay bạn cảm thấy chỉ một vài người quay lưng với bạn?

Phân tích

Phản ứng với những lời chỉ trích được hình thành từ thời thơ ấu.

Đó là nhiệm vụ của tất cả các bậc phụ huynh, chỉ trích con cái và cho chúng thấy sự thật về những ước nguyện cũng như kế hoạch của họ - nhưng rõ ràng có nhiều cách khác nhau để nói về việc này.

Kiểu chỉ trích tốt nhất là khiến cho đứa trẻ cảm thấy rằng lời phê bình đó chỉ nhắm vào một khía cạnh - và chúng vẫn được yêu thương.

Hơn nữa, gợi ý là tất cả mọi người đều mắc lỗi, đặc biệt là các bậc cha mẹ, và lời chỉ trích ấy mang ý tốt và không đe dọa đến khía cạnh của cuộc sống thường ngày.

Nhưng cũng có những kịch bản về việc một đứa trẻ bị chỉ trích và không ai để ý rằng nó đã khiến đứa trẻ bị tổn thương sâu sắc. Không có một gợi ý nào về việc đây chỉ là một lời chỉ trích hạn hẹp. Đứa trẻ sẽ bị rơi vào niềm tin rằng chúng hoàn toàn vô dụng. Trong quá trình trưởng thành, một lời trách mắng nho nhỏ cũng có thể gợi lại viễn cảnh này.

Thảo luận

Bạn đã học được gì về chỉ trích khi còn nhỏ?

Cha/mẹ khiến bạn cảm thấy như thế nào khi chỉ trích bạn?

BA: - SỰ NGHIỆP

I: Sự mơ hồ xung quanh tham vọng của một người

Khi nghĩ về những khát vọng, hy vọng và những việc tốt, người ta thường có xu hướng nói ra những điều này một cách mạnh mẽ:

  • Tôi muốn giúp đỡ người khác
  • Tôi muốn trở nên sáng tạo
  • Tôi muốn làm điều gì đó lớn lao

Những tuyên bố này có thể rất đúng đắn và tạo cảm giác đáng ngưỡng mộ. Vấn đề là chúng rất mơ hồ. Chúng không chỉ ra một hướng đi nào cụ thể, không dẫn đường cho hành động hay không giúp ích gì cho việc ra quyết định. Sự mơ hồ là một dấu hiệu cho thấy ta đang gặp khó khăn trong việc tự nhận thức. Nó cho thấy rằng trong một số khía cạnh quan trọng trong cuộc sống ta vẫn chưa hiểu rõ bản thân mình.

Làm cách nào chúng ta có thể cải thiện sự tự nhận thức về tham vọng của mình?

THỰC HÀNH

1.Kể tên một vài người bạn ghen tỵ hoặc ngưỡng mộ - tuy nhiên lại quá vĩ đại và có vẻ không có thật. Một trong những nguyên nhân gây ra sự mơ hồ là chúng ta cảm thấy ngại ngùng khi coi những cá nhân có địa vị cao là một nguồn cảm hứng (khoảng sau năm 11 tuổi), chúng ta cảm giác rằng mình sẽ bị coi là một kẻ tự phụ hoặc ngây ngô. Nhưng việc liệt kê họ ra rất quan trọng vì họ là phiên bản vĩ đại nhất của con người mà bạn muốn trở thành. Đó có thể là Michelangelo hay Lady Gaga hay Goethe hoặc Bill Gates. Điểm mấu chốt không phải là bạn cần phải trở thành họ hay giống như họ. Đó là việc có những điều bạn muốn học hỏi từ họ.

2. Chuyển trọng tâm từ con người sang đặc điểm tính cách.

Phân tích điều gì từ họ khiến bạn ngưỡng mộ…

Không nhất thiết phải là điều khiến họ nổi tiếng. Nguyên nhân của sự không rõ ràng ở đây là chúng ta quá say mê họ. Ta tập trung vào con người - và có rất nhiều điều khác nhau về họ khiến ta ấn tượng. Vậy nên một việc đơn giản là gọi tên các đặc điểm ta muốn học hỏi từ người đó ra sẽ khiến sự mơ hồ biến mất.3. Làm cách nào để phẩm chất đó có thể hiện diện nhiều hơn trong cuộc sống của bạn…

Một nguyên nhân khác của sự mơ hồ và sự không linh hoạt. Chúng ta có thể nhìn thấy phẩm chất đó đã phát huy như thế nào trong cuộc sống của người kia. Nhưng những gì ta muốn là biết rằng nó có thể phát huy ở một nơi khác hay không. Người mà ta đang nghĩ đến chỉ đơn thuần là một gợi ý.

Ii: Thái độ với tham vọng

Có rất nhiều trở ngại trên con đường hoàn thành mọi việc ở cơ quan, lấy được người bạn đời xứng đáng, hay hưởng thụ một cuộc sống đỉnh cao cả về tài chính và sáng tạo: cạnh tranh từ các đối thủ tiềm năng, không đủ chỗ ở vị trí lãnh đạo, định kiến, tài năng hạn chế. Nhưng một trong những vật cản mạnh nhất đến thành công nằm trong chính chúng ta. Chúng ta khổ sở vì những thái độ mơ hồ với thành công.

Chúng ta bị những lo âu về thành công kìm hãm. Những lo âu này có nghĩa rằng ta không toàn tâm toàn ý tìm kiếm thành công. Nếu không nhận ra điều này, ta sẽ đầu tư vào sự thất bại.

Thành công khiến người khác ghen tỵ. Họ sẽ nghĩ tôi đang khoe khoang, thèm khát sự chú ý. Tôi thật sự không muốn trở thành mục tiêu để người khác ghen tỵ. Tốt nhất là cứ đứng bên lề thôi.Chủ nghĩa phong kiến trong tâm thức: Có những người được phép thành công và làm những điều lớn lao trên thế giới; đáng tiếc tôi không phải một trong số họ, những điều như vậy không xảy ra với người như tôi.

Cũng có những mối nguy hại khi đầu tư quá nhiều vào ý tưởng "thành công". Việc muốn hoàn thành tốt công việc là điều bình thường. Nhưng sự nghiệp có thể là một thỏi nam châm cho những hi vọng khác không thuộc về lĩnh vực này.

Một người có thể đi đến niềm tin rằng khi mọi thứ liên quan đến công việc hay tiền bạc suôn sẻ, thì những vấn đề khác cũng sẽ được giải quyết. Đó là kiểu suy nghĩ được khích lệ mạnh mẽ trong xã hội hiện đại. Thái độ Meritocratic (chế độ nhân tài) mời mọc những suy nghĩ sai lầm rằng cách bạn thể hiện ở nơi làm việc là thước đo cho giá trị toàn cầu của bạn; hình ảnh quảng cáo không ngừng phóng chiếu tư tưởng rằng các phẩm chất tâm lý như tình bạn, mối quan hệ tốt, cảm giác thanh thản và niềm vui đều gắn liền với sự thịnh vượng tài chính (và theo đó là thành công trong nghề nghiệp). Những kiểu tư tưởng này không trực tiếp chạy thẳng qua trí óc ta mà phản ánh trên hành vi của chúng ta, biểu thị bằng việc ta hành động như thể ta tin vào những điều như:

  • Nếu tôi thành công trong công việc, tôi sẽ xứng đáng được yêu.
  • Tôi sẽ không còn thấy cô đơn khi tôi hoàn thành xong việc này.
  • Kỳ nghỉ thật tuyệt vời - giá như ta có thể ở lại căn phòng sang trọng đó.
  • Địa vị cao đồng nghĩa với hạnh phúc

Một trong những niềm tin này đã trở nên rõ ràng và được đưa vào thử nghiệm. Ví dụ: người khác có thể thành công, nhưng tôi thì không. Điều này có đúng không? Hãy phân tích nó như một tuyên bố trước tòa. Bằng chứng nào ủng hộ điều này? Tất cả những gì được nói ra đều phải dựa trên lợi ích và được đánh giá mức độ hợp lý.

- Một số người sinh ra đã may mắn - điều này không đúng.- Không phải ai cũng có tài năng - đúng, nhưng có nhiều người bạn nghĩ là thành công không hề tài năng hơn bạn.- Có những định kiến ủng hộ cho một số người và gây bất lợi cho những người khác - đúng, nhưng thường thì chỉ ở một mức độ nào đó, chúng không hề có tính quyết định.

THỰC HÀNH

- Nếu tôi thành công thì…(cả mặt tích cực và tiêu cực)- Bằng cách thành công, tôi sẽ làm…hài lòng- Người có thể cảm thấy khó chịu về thành công của tôi sẽ là…- Những người thành công thường…- Tôi không muốn trở thành một người thành công vì…

Iii: Ý nghĩa cuộc sống của bạn

Giữa bộn bề cuộc sống, phải đáp ứng những kỳ vọng của người khác hay bị tấn công bởi những ý tưởng từ truyền thông và quảng cáo (điều không có lợi cho bất cứ ai), hoàn toàn không bất ngờ nếu ta cảm thấy bối rối khi đặt câu hỏi liệu những điều này quan trọng với ta đến mức nào.

THỰC HÀNH

Nếu bạn đang trong cơn hấp hối, điều mà bạn hối hận đã không làm là…

Bài tập này được thiết kế để khơi gợi những khao khát tiềm ẩn mà bạn không sẵn lòng khám phá. Việc thừa nhận nó có thể quá thách thức hay ngượng ngùng. Điều quan trọng không phải là giải thích cho người khác, mà là chú ý đến chúng và cho chúng một nơi riêng tư trong tâm trí bạn.

  • Trên thực tế, lý do nào kìm hãm không cho bạn thực hiện những điều đó?
  • Làm thế nào để những trở ngại đó được giải quyết?
  • Bước cụ thể nào bạn có thể thực hiện?

Bài tập khoảnh khắc hấp hối cũng giúp chỉ ra sự phân cấp trong nhu cầu của chúng ta.

  • Có những thứ chỉ có đóng góp rất hạn chế cho hạnh phúc của chúng ta nhưng dường như lại được đánh giá quá cao.
  • Ta đánh giá thấp tầm quan trọng của những thứ quen thuộc hoặc không đặc biệt thú vị. 

 (còn tiếp)

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

3,343 lượt xem