Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

public6 năm trước

Hiểu Bản Thân - Phần 4: Chìa Khoá Để Đạt Được Sự Tự Nhận Thức Cao Hơn

Phần 1: TẠI ĐÂY

Phần 2: TẠI ĐÂY

Phần 3: TẠI ĐÂY

Nói đến người khác, tất cả chúng ta đều ít nhiều là những mind-reader (người đọc được suy nghĩ của người khác)

BỐN: NHỮNG ĐIỀU NGƯỜI KHÁC CÓ THỂ BIẾT VỀ BẠN (NGAY LẬP TỨC)

Nói đến người khác, tất cả chúng ta đều ít nhiều là những mind-reader (người đọc được suy nghĩ của người khác). Mind-reader gây ấn tượng với khách hàng bằng cách nói cho khách hàng nghe về cuộc sống của chính họ - gần đây bạn đã cãi nhau với bố mẹ; bạn gần gũi với anh chị em mình khi còn nhỏ, nhưng vài năm gần đây giữa các bạn có khoảng cách và điều đó khiến bạn buồn. Và những khách hàng sẽ đặt câu hỏi: làm cách nào họ biết được những điều đó. Hẳn là có phép màu. Đôi khi họ chỉ mất một phút để nói cho ta những điều mà ta phải mất cả năm để tìm ra về bản thân mình. Họ có thể để ý thấy ta có phản ứng phòng thủ khi nhắc đến bố mẹ - như thể chúng ta cảm thấy mình sắp bị buộc tội vì một lỗi lầm nào đó; mặc dù đây là nét tính cách ta không sẵn lòng thừa nhận trong chính mình. Việc đọc suy nghĩ chỉ thể hiện một điều rằng người ngoài có thể nắm bắt những điều về bản thân ta một cách hiển nhiên và dễ dàng - dễ hơn nhiều so với việc chính ta làm điều này. Những người xa lạ bỗng nhiên lại là người nói trúng tim đen của ta nhất.

Một hậu quả là ta gặp khó khăn trong việc nắm bắt cách nhìn nhận của người khác về mình. Có khoảng cách khá lớn giữa sự tự nhận thức và quan điểm của người khác: ví dụ sự ngạo mạn xuất hiện khi một người không thể nhìn ra được rằng người khác không đánh giá cao những thành tích của họ; và có cảm giác thỏa mãn khi nhìn người đó bị ép buộc bằng các sự kiện ở mức thấp hơn bản thân họ.

Nhưng dĩ nhiên, hầu hết mọi việc không hài hước đến vậy:

Bạn không nhận ra rằng

  • Bạn đang đòi hỏi sự kiên nhẫn của người khác.
  • Người khác thường có cảm giác bạn thèm khát sự chú ý
  • Bạn thể hiện như một kẻ kiêu căng
  • Bạn có vẻ quá nhút nhát
  • Bạn thường ám chỉ rằng mọi thứ bạn làm đều là những thứ người khác đã làm rồi, như thể gây sự chú ý là một niềm đau với bạn.

 

Mấu chốt không phải là người khác luôn đúng. Mấu chốt cũng không phải một người nên cảm thấy đau khổ khi người khác không đánh giá đúng ý định của họ. ("Dĩ nhiên, tôi đâu có định tỏ ra ngạo mạn cơ chứ. Họ không biết phân biệt thẳng thắn với khoe mẽ à?"). Chỉ là sẽ có ích khi chúng ta biết được cách ta ảnh hưởng lên người khác vì điều này cho phép ta điều chỉnh chiến lược. Khi đó ta biết được rằng ta có thể thay đổi vì lợi ích gắn kết với người khác - trở nên ít quyết đoán hơn trong một vài tình huống hay nỗ lực đặt câu hỏi cho người khác về bản thân họ.

THỰC HÀNH

Ghép đôi với một người khác
Để họ nói 5 điều tích cực về bạn, dựa trên những hiểu biết hạn chế của họ về bạn.
Sau đó, nói một điều tiêu cực.
Họ biết điều tiêu cực đó bằng cách nào?
Đổi vai cho nhau.

THỰC HÀNH

  • Tưởng tượng bản thân trở thành một loài động vật nào đó, viết con vật đó ra giấy. Liệt kê 3 thuộc tính mà bạn cảm thấy mình có chung dưới vài góc độ với loài vật này.
  • Sau đó yêu cầu người còn lại vẽ con vật mà họ nghĩ rằng giống bạn, và chọn ra ba đặc điểm để giải thích tại sao họ lại nghĩ như vậy.

Bạn học được gì từ lựa chọn và lý do của họ?

NĂM:  ĐỘNG LỰC HỌC GIA ĐÌNH

I: Bức tranh toàn cảnh: Bạn cảm thấy như thế nào về gia đình mình

Điều bạn thực sự cảm thấy về gia đình mình là gì? Đặc biệt những điều bạn không nói ra vì đủ loại lý do: bạn có thể làm tổn thương ai đó; bạn cảm thấy có lỗi vì sau cùng họ vẫn luôn đối xử tốt với bạn; bạn cảm thấy mình là kẻ phản trắc; bạn sợ rằng mọi người sẽ cảm thấy thương hại bạn theo cách khiến bạn khó xử; bạn sợ mọi người sẽ nhìn bạn với ánh mắt khinh thường. Những suy nghĩ kiểu như vậy có thể là cái bóng rất lớn. Chúng ta có những thái độ vô thức - hoặc vừa đủ vô thức trong mối quan hệ với gia đình, vốn là thứ có thể gây ra những tổn thất nghiêm trọng cho cuộc sống của chúng ta. Những khả năng đó bao gồm:

  • Thái độ với người em trai đang kiềm chế cảm giác không bao giờ đủ.
  • Cảm giác với một người chị gái dẫn đến các vấn đề về ghen tỵ
  • Khuynh hướng muốn được tôn trọng dựa trên quyền lực có thể xuất phát từ nhu cầu làm hài lòng cha mẹ một cách quá mức.

THỰC HÀNH

Một bài thực hành tâm lý có hiệu quả là vẽ ra gia đình của bạn; cha mẹ + anh chị em + ngôi nhà + mặt trời + cây cối.

Sau đó phân tích bức vẽ.

Vẽ gia đình của bạn.

Hỏi:

Ai lớn?
Ai nhỏ?
Mọi người đang đứng ở đâu?

Một số chủ đề phân tích:

  • Người bạn vẽ gần mình nhất là người bạn thân thiết nhất.
  • Người bạn vẽ xa nhất là người xa cách với bạn.
  • Kích thước bạn vẽ bản thân mình là thước đo lòng tự trọng của bạn.
  • Ngôi nhà là phần mở rộng của bản thân bạn: đó là cái tôi. Nó có hình dáng đẹp hay không? Sáng sủa? Ngăn nắp?
  • Cửa sổ ngụ ý mức độ giao tiếp. Bạn có vẽ cửa sổ không?

    Đây chỉ là bước khởi đầu, không phải khoa học - tuy nhiên bài thực hành này vẫn hữu dụng (giống như bài tập hoàn thành câu) trong việc nắm bắt tiềm thức nhằm khám phá cấu trúc của nó.

Ii: Đổ lỗi và tự nhận thức

Chúng ta có thể không nhận ra mức độ mà ta gán các vấn đề trong cuộc sống của mình cho cha mẹ.

THỰC HÀNH

1. Bạn đổ lỗi cho cha mẹ vì điều gì?

Ở đây chúng ta tìm kiếm một phản hồi thể hiện cái tôi: họ đã làm tổn thương tôi như thế nào, những lỗi lầm họ đã mắc phải…

2. Tại sao bạn nghĩ họ làm như vậy?

Đây là một kiểu câu hỏi khác. Nó đòi hỏi bạn suy nghĩ ngoài bản thân mình, không phải tự hỏi tại sao họ khiến tôi tổn thương hay làm tôi thất vọng, mà là họ đã phải chịu những áp lực và khó khăn gì. Nó làm gián đoạn vòng lặp đổ lỗi, thay vào đó là sự thấu hiểu.

Dĩ nhiên đổ lỗi cho cha mẹ không phải lúc nào cũng sai, nhưng nó lại ngăn bạn hiểu sâu hơn bản chất của vấn đề, từ đó tìm ra các khả năng để xử lý.

SÁU: HƯƠNG VỊ VÀ Ý TƯỞNG CỦA BẠN VỀ HẠNH PHÚC

Chúng ta không quen với ý tưởng rằng trang trí nội thất có thể nói lên điều gì đó sâu kín về bản thân nhưng quan điểm thẩm mĩ có thể tiết lộ những điều rất sâu sắc bên trong chúng ta, bởi vì sở thích cá nhân thì phản ánh một con người khác của chúng ta.

  • Chúng ta có thể cảm thấy khó chịu bởi một vài sự vật hay hiện tượng làm liên tưởng đến sự xui xẻo. Hay đến một độ tuổi nhất định nào đó, sau khi xem một bộ phim có một nhân vật sống trong một căn biệt thự cổ kính rộng lớn làm bạn thấy bị hấp dẫn, và từ đó, bạn bắt đầu có những cảm xúc tích cực một cách âm thầm nhưng mãnh liệt đối với những địa điểm như vậy. Để hiểu được điều gì thu hút bản thân, chúng ta cần quay ngược lại với câu hỏi: điều gì ở nhân vật đó làm bạn bị thu hút? Hoặc có thể là một người họ hàng đáng sợ thường hay chỉ trích sự bừa bộn luôn khiến bạn cảm thấy không phục; và bạn phát hiện ra một chút pha trộn giữa những sắc màu giản dị nhưng thú vị ở nhân vật này (một kiểu hoàn toàn khác với người họ hàng kia)? Phân tích câu trả lời giúp bạn khám phá ra nhiều điều về tình yêu, sự căm ghét, hi vọng và nỗi sợ hãi – những thứ tạo nên khiếu thẩm mĩ hay sở thích riêng của bạn.
  • Chúng ta bị thu hút bởi những điều mà chúng ta thiếu sót. Khiếu thẩm mĩ thường liên kết với việc theo đuổi sự cân bằng từ bên trong. Nếu như chúng ta đặc biệt căng thẳng hoặc lo lắng, chúng ta có thể bị thu hút bởi khung cảnh yên bình. Một người thường xuyên bị làm phiền bởi những kẻ thô lỗ sẽ bị thu hút bởi những thứ gợi lên sự tinh tế, trật tự và hài hòa.
  • Chúng ta tìm kiếm những phần bên trong của bản thân bị bỏ quên trong những đồ vật xung quanh: trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta thường lờ đi những khía cạnh trong bản chất con người mình giúp gợi ý về thị hiếu của chúng ta. Phản ứng mãnh liệt đối với không gian nội thất đồ sộ có thể xuất phát từ một cá thể khôn ngoan khác bên trong chúng ta, điều này có thể là sự gợi ý về một khía cạnh táo bạo và đầy tham vọng hơn.

Thực hành

Xem những cách bày trí nội thất khác nhau dưới đây

Phong cách hoa văn (ornate)

 

Phong cách baroque

 

Phong cách bohemian

 

Phong cách ấm cúng (cosy clutter)

 

Phong cách tối giản (minimalist)

Bạn ghét phong cách nào?

Cái nào làm bạn bị thu hút?

Về mặt lý thuyết, chúng ta bị thu hút bởi những thứ trực quan thể hiện những điều thiếu sót trong tâm lý của chúng ta. Nói cách khác, những người bị thu hút bởi phong cách tối giản nhẹ nhàng thì bên trong họ không hề cảm thấy bình tĩnh. Họ cảm thấy bản thân ở trên bờ vực của sự choáng ngợp và muốn tìm kiếm một phong cách nào đó có thể xoa dịu cảm giác này.

Tương tự, phong cách bohemian không phải được ưa thích bởi người bohemian mà bởi những người mà tận sâu bên trong họ sợ hãi những thôi thúc bản năng không phù hợp với tính cứng nhắc bên ngoài.

Chúng ta sử dụng những phong cách bày trí trực quan để xoa dịu hay tái cân bằng tâm lý của chúng ta.

BẢY: SỰ KHÔN NGOAN VÀ VIỆC TÌM KIẾM NHỮNG KHOẢNH KHẮC NHẬN THỨC CAO HƠN (Higher Consciousness)

Thường thì việc tự nhận thức liên quan đến việc mô tả chính xác hơn cảm giác của một người. Nó theo dấu sự dẫn dắt của nội tâm. Bạn cố gắng hiểu được bản thân thật sự cảm thấy như thế nào khi bạn nhìn lên bầu trời, xem một bộ phim hoặc đang dự một cuộc họp nhàm chán.

Nhưng có một khía cạnh khác của sự tự nhận thức, đó là ý thức hơn về cách làm việc của hệ thống bên trong bạn hoặc cách mà trí não bạn hoạt động và bóp méo mọi thứ xung quanh. Chẳng hạn, bạn biết rằng ăn quá nhiều sô cô la khiến cho bạn cảm thấy buồn nôn sau đó, nhưng khi bạn ăn sô cô la bạn lại không cảm thấy điều này. Nó ngon đến mức bạn không thể không ăn tiếp một miếng nữa và cứ tiếp tục như thế. Nhưng dần dần bạn sẽ hiểu được đó là cơ chế vận hành của cơ thể, nếu bạn ăn quá nhiều sô cô la, chắc chắn là có vấn đề ngay. Nếu chúng ta có thể hiểu được cách cơ thể vận hành, chúng ta cũng có thể hiểu được cách trí óc của chúng ta hoạt động.

Một trong những ý chính của thuyết tiến hóa đó là bộ não con người đã tiến hóa qua một thời gian rất dài. Cơ thể của chúng ta chọn lọc và tiếp thu những kết quả của quá trình phát triển rất lâu dài. Đôi mắt chúng ta có, cách khớp gối của chúng ta hoạt động hay cơ chế hấp thu oxi của phổi chúng ta không phải là duy nhất. Những cơ quan nội tạng và khớp loại này đã tiến hóa từ rất lâu trước khi con người xuất hiện.

Bộ não của chúng ta cũng vậy. Do đó, việc nói về phần “bò sát” trong bộ não của chúng ta vẫn rất hữu ích, mặc dù nó không hoàn toàn chính xác về mặt khoa học (chúng ta không có bộ não của thằn lằn bên trong hộp sọ của mình theo nghĩa đen đâu). Dù sao thì, chúng ta có những bản năng và các cơ chế phản ứng được tiến hóa để ứng phó với việc bị truy đuổi bởi những kẻ săn mồi hoặc để cầu yêu vào mùa giao phối, tuy nhiên điều này chỉ thích hợp để tồn tại trong kỷ pleistocene (khoảng 1.806.000 tới 11.550 năm trước ngày nay) hơn là cuộc sống trong một đô thị hiện đại (hay một khu vực nông thôn nào đó).

Phần “não bò sát” chỉ thích hợp với việc sống sót và phản ứng nhanh chóng theo bản năng. Nó tồn tại vì chính nó chứ không dành cho sự thấu cảm hay đạo đức. Nó vô cùng ích kỷ từ trong bản chất.

Nhưng chúng ta cũng có một phần não bộ tiến hóa cao hơn (được các nhà khoa học gọi là “não ngoài” hay “vỏ não”) với khả năng tiến xa hơn so với những nhu cầu tức thời của “bò sát”. Nó có thể quan sát hơn là chỉ bị thôi thúc bởi những ham muốn tình dục, nó có thể học hỏi hơn là chỉ biết vâng lời nhưng ham muốn ích kỷ v.v..

Hình ảnh của bản thân của ta với một trí óc tinh vi trên nền của một bộ não nguyên thủy rất hữu ích vì nó giải thích một số rắc rối mà chúng ta gặp phải cũng như khả năng giải quyết chúng. Bộ não nguyên thủy chủ yếu quan tâm đến vấn đề an toàn và sinh sản. Nó không thể lý giải được thế nào là xin lỗi. Tuy nhiên, nó cũng có thể tham gia vào những khoảnh khắc tồi tệ nhất. Theo quan điểm của nó thì, đập vỡ một cái cốc thủy tinh trên bàn có thể là một cách lý tưởng để làm một ai đó đồng ý với bạn; hoặc như xúc phạm, tỏ ra hung hăng hay thậm chí là thô lỗ là những cách tuyệt vời để có thể quan hệ tình dục với một ai đó.

Việc chúng ta có thể cư xử tồi tệ như vậy là một điều không hề bất ngờ, nhưng những hành vi xấu xa đó không thể nói lên tất cả về chúng ta. Sở hữu một bộ não phân mảnh – “não bò sát” và “phi bò sát” - có nghĩa là phần trí não tiến hóa cao hơn sẽ tiếp nhận nhiệm vụ khi mọi thứ trở nên phức tạp. Nếu chúng ta thực sự hiểu rõ điều này về bản thân mình thì chúng ta sẽ không còn phải đi tới đi lui và nghĩ rằng chúng ta hoàn toàn vô dụng và khốn kiếp vì những hành vi ngu ngốc và tồi tệ mà chúng ta đã làm. Thuyết tiến hóa đưa ra một lời giải thích hữu ích hơn cho vấn đề này. Bạn không hoàn toàn khốn kiếp một chút nào, bạn chỉ gặp phải một vấn đề đó là: bộ não tiến bộ của bạn không đủ mạnh như bạn cần, trong khi “bộ não bò sát” lại mạnh quá mức cần thiết.

Điều này xác định bản chất của việc phải làm: bạn cần phải khiến cho “bộ não phi bò sát” của mình chiếm ưu thế hơn. Và bạn cần phải học cách phân biệt những niềm hi vọng, nỗi sợ hãi hay ham muốn nào của mình thuộc về “não bò sát” và những cái nào sẽ được xác lập một cách hợp lý và lý trí hơn bởi phần não bộ tiến hóa cao hơn.

Cái mà chúng ta gọi là sự tự ý thức cao xảy ra khi chúng ta co giãn những “cơ bắp” của bộ não hiện đại và xoay xở để giải thoát bản thân khỏi sự kìm kẹp của bộ não “bò sát”, giành quyền kiểm soát những thôi thúc và cảm xúc nhất thời của mình. Nói cách khác, chúng ta sẽ có khả năng giải thoát bản thân khỏi bản ngã của mình và nhìn nhận cuộc sống và thế giới tách biệt khỏi những nhu cầu tức thời.

Có 5 cách để đạt được Ý thức bậc cao:

Một: Tập cách quan sát những dục vọng thầm kín

Đôi khi vào lúc nửa đêm, khi gánh nặng cơm áo tạm gác lại, chúng ta quay lại với con người đầy trí tuệ của chính mình. Dù chỉ trong khoảng thời gian ngắn ngủi, chúng ta được quay lại với những ý tưởng chủ đạo đã làm nên con người chúng ta, những ý tưởng vượt ra khỏi thế giới quan bình thường, cả lớp mặt nạ phòng thủ và thói quen thích áp đặt bản thân.

Khi trời sáng và trong suốt một ngày, bạn luôn trong tình trạng căng như dây đàn. Lúc ăn tối, vị hôn thê của bạn phàn nàn vì bạn ăn quá nhanh hay bạn quá vô tâm khi người ấy ca cẩm về công việc của họ, ngay lúc đó bạn dựng lớp mặt nạ lên; bạn khăng khăng rằng bạn chẳng phải như thế, bạn nói rằng họ giống như những nhà phê bình khắt khe và rằng họ chẳng biết suy xét mà chỉ biết nhắm mắt đánh gía. Bạn tức điên lên và đóng sầm cửa lại.

Và rồi bạn nằm thao thức trong đêm với suy nghĩ có thể bạn đã luôn quá vội biện hộ cho bản thân mỗi khi nửa kia của bạn nói gì đó có phần hơi phê phán. Hình ảnh đó chạy trong đầu của bạn, chúng bắt đầu phát lớn tiếng lên, cảnh tượng đó thật quen, và bạn ngồi bật dậy để gạt hết những suy nghĩ tội lỗi đó ra. Bạn tự thú nhận - trong không gian cực kì riêng từ này - rằng bạn thường chẳng để tâm khi người ấy ca thán về công việc, không phải vì họ nói quá nhiều mà là chính bạn chẳng thèm chú ý đến cách họ nói và cách bộc lộ suy nghĩ quan trong đối với họ như thế hay tại sao họ lại nói như vậy.

Vậy ra họ cũng có lý đấy chứ. Nhưng bạn cảm thấy phải nói ngược lại như vậy. Và sự thật là bạn cũng ăn quá nhanh. Đúng vậy, thật bực mình khi bị bắt quả tang. Nhưng bạn nhận ra rằng đó là cách người bạn đời của bạn thể hiện sự quan tâm và lo lắng. Bạn muốn nói lời xin lỗi, ôm choàng lấy họ và hứa sẽ thay đổi. Trong bóng tối mọi thứ bổng trở nên sáng tỏ hơn.

Suy tưởng vào đêm đó đã đúng. Đó là khoảnh khắc của trí tuệ nội tại, khoảnh khắc của một tầng ý thức cao hơn khi mà bạn vượt khỏi mọi tri kiến và nhìn bao quát mọi vấn đề một cách rõ ràng. Bạn cảm thấy thật an tâm và thanh thản khi được quan sát bản thân mình mà không cần vội vã phán xét và biện hộ. Bản trở nên thông tuệ chính mình hơn.

Tuy vậy trạng thái tinh thần đó chỉ xảy ra nhất thời. Bình thường ta luôn phải bảo vệ quan điểm và đấu tranh vì lý tưởng của mình. Chúng ta thiếu sự tĩnh lặng để quan sát phần tâm gốc rễ xui khiến mọi hành động.

Hai: Học cách thấu hiểu cử chỉ của người khác thay thì phản ứng lại theo vô thức

Ta thưởng xuyên phản ứng ngay lập tức (và thường là dữ dội) trước hành động của người khác.

Họ bóp kèn inh ỏi vào ta, ta nổi điên lên và bóp kèn lại.

Họ nói gì đó nghe có vẻ xúc phạm, ta lập tức đáp trả ngay.

Bản năng tự nhiên đó là dùng cái thô để đối xử với cái thô. Phần con của chúng ta muốn đuổi phần con của họ trở về hang của chúng.

Nhưng dĩ nhiên luôn có lựa chọn khác, một sự lựa chọn kết tinh từ hàng triệu năm tiến hóa và hàng ngàn năm văn minh (gồm cả chuẩn mực đạo đức và tôn giáo).

Những người văn minh, họ luôn muốn biết liệu nó có đang cư xử thiếu tế nhị vì một lí do nào đó không và họ cũng chẳng thèm ba hoa về điều đó. Vì vậy họ bị chèn ép bởi những kẻ thô thiển kia.

Có thể họ trải qua một ngày mệt mỏi. Có thể họ đang căng não về vấn đề gì đó. Có thể họ đang gặp trục trặc trong công việc và nếu có người nào quẹt xe họ thì thật quá sức kiềm chế. Thay vì nhìn nhận họ như những kẻ thù “không đội trời chung”, chúng ta hãy nhìn thấu sự căng thẳng của họ và hành vi làm chúng ta không hài lòng (hú còi và chửi lầm bầm trong xe) chỉ là hệ quả của sự tổn thương chứ không phải bản chất xấu xa nào cả.



Để có được khả năng này nhân loại đã mất hàng triệu năm tiến hóa - khả năng giải thích lí do đằng sau hành vi của cá thể khác bằng nguyên nhân gốc rễ thay vì chỉ nhìn nhận khía cạnh việc đó ảnh hưởng như thế nào đến chủ thể. Và chắc chắn rằng khả năng này chỉ xuất hiện trong quá trình tiến hóa đột biến. Và trong mỗi đời người cũng có những khoảnh khắc bừng ngộ như vậy. Nhưng thưởng thì những ý thức bậc cao rất khó để có thể chiến thắng, chúng ta bị sa lầy quá nhiều vào những vấn đề dường như chẳng thể nào có thể rộng lượng mà bỏ qua cho những người đã gây ra đau khổ cho ta cả:

Hãy thử những ý tưởng này (có thể nghe rất xa vời); đó là ví dụ của những ý thức bậc cao

  • Người trợ lí trả lời cộc lốc yêu cầu của bạn, có thể anh ấy gặp vấn đề trong tình cảm chứ chẳng phải do bạn.
  • Kẻ trưởng giả thích khoe khoang nhất trong buổi tiệc suy cho cùng chỉ là do họ bất an (dù họ trông có vẻ tự tin và chẳng thèm chú ý đến bạn).
  • Tên khốn đã cào chiếc xe của bạn có thể về anh ta quá xấu hổ khi bị bạn gái cười chê vì “bất lực”
  • Kẻ huênh hoang ở trong bar chắc đang tự nhủ rằng anh ta thật đáng ghét.

 

BA: PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG YÊU PHỔ QUÁT

Một khi ta có khả năng nhận biết rằng hành vi gây ra tổn thương của một người bắt nguồn từ chính những tổn thương của họ, ta đã ở ngưỡng cửa dẫn đến một bước tiến lớn. Trên thực tế, không ai trên thế giới này hoàn toàn “ghê tởm”. Họ luôn bị tổn tương - và điều này có nghĩa phản ứng thích hợp của ta đối với nhân loại không phải là sợ hãi, hoài nghi hay sự hung hãn, mà là tình yêu.

Một khi ta từ bỏ bản ngã, và thả lỏng bản thân khỏi những quá trình suy nghĩ phòng ngự và tấn công, ta được tự do nhìn nhận loài người dưới một ánh sáng tốt đẹp hơn. Đến cực độ (điều này có thể chỉ xảy ra vào một đêm khuya thanh vắng nào đó), ta có khì còn có cảm giác rằng mình có thể yêu tất cả mọi người, rằng không có một ai nằm ngoài vòng tròn cảm thông của ta cả.

Ta đạt đến trạng thái như những bậc thầy yoga, những con chiên khổ hạnh và những nhà sư Phật giáo - ta cảm thấy mình đã nới lỏng bản thân khỏi bản ngã: ta nhìn ra thế giới như thể ta không còn là chính mình, khòng còn những bộ lọc về sở thích, đam mê và nhu cầu như thường ngày nữa.

Và thế giới, vào lúc ấy, bộc lộ khác hẳn: một nơi tràn đầy những khổ đau và nỗ lực lầm lạc, một nơi tràn đầy những con người phấn đấu để được công nhận và tranh đấu với người khác.

Phản ứng phù hợp trong tình cảnh này là sự cảm thông và lòng tốt phổ quát.

Ta đã mang kiến thức về bản thân đến một hướng mới và thú vị. Ta có ý thức về bản thân đủ để cởi bỏ “bản ngã thấp hơn” khỏi lớp kính chắn gió mà ta dùng để nhìn ra thế giới bên ngoài - và vì thế nhìn sự việc theo cách chân thực và vị tha hơn.

 Bao năm qua bạn phải chiến đấu trong góc nhỏ của mình: bạn phải nắm bắt lấy mọi cơ hội, phòng ngự bản thân, chăm chút cho những sở thích của mình. Bản phải ăn phải mặc, chỉ tả hóa đơn, quản lý việc học hành, giải quyết khí sắc và những con quỷ trong tâm hồn một cách tốt nhất. Bạn phải đòi quyền lợi của mình, lý giải cho những hành động và lựa chọn của mình. Làm người ai chẳng thế. Bạn chỉ bị cuốn vào cuộc đời của riêng bạn - còn lựa chọn khác sao?

Nhưng có những khoảnh khắc một người cảm thấy cuộc sống của họ ít quý giá hơn, hay ít quan trọng hơn - và không phải theo chiều hướng mất hết hy vọng, và không có sự hỗ trợ từ cái kiếp sau trong tưởng tượng. Có lẽ nỗi sợ không tồn tại chợt bớt kịch liệt đi - dù chỉ trong một khoảng thời gian ngắn. Có lẽ ngắm nhìn hoàng hôn trên bãi biển hay đi dạo trong rừng vào mùa đông, hay nghe một bản concerto nào cho hai đàn violin của Bach, không tồn tại cũng không sao cả, một người có thể thưởng ngoạn thế giới mà họ không còn tồn tại, với một sự yên bình mà vẫn cảm thấy trân trọng cuộc sống. Trong những khoảnh khắc nhận thức cao hiếm có ấy, cái chết không còn là một gánh nặng, sở thích có thể gạt qua một bên bạn có thể hòa hợp với những sự vật trong chốc lát: cỏ cây, gió trời, sóng xô vào bờ. Từ góc nhìn cao hơn ấy, địa vị không còn quan trọng, của cải không có ý nghĩa, những lời than trách cũng không còn cấp bách, lòng ta thanh thản. Nếu có người nào đó bắt gặp bạn lúc này, họ sẽ kinh ngạc trước sự biến hóa ấy.

Những trạng thái nhận thức cao này không tồn tại lâu. Ta phải chấp nhận điều đó. Ta không nên khao khát biến nó trở nên vĩnh cửu - vì nó không chịu ngồi chung một chỗ với rất nhiều những nhiệm vụ thực tiễn quan trọng khác mà ta cần phải thực hiện. Ta không nhất thiết lúc nào cũng đạt đến những trạng thái đó. Nhưng ta cần tận dụng chúng một cách tối đa. Ta phải thu hoạch và giữ gìn chúng để có thể tìm đến những trạng thái ấy khi ta cần chúng nhất. Vấn đề là khi ta ở trong trạng thái tâm trí cao, ta có được những cái nhìn sâu sắc, nhưng chúng sẽ nhanh chóng biến mất khi ta trở lại với những điều kiện bình thường trong cuộc sống. Và vì thế ta không có được lợi ích từ cái nhìn sâu sắc trong những khoảnh khắc đặc biệt ấy.

Trong quá khứ, tôn giáo rất hứng thú với bước đi này. Ví dụ như các nhà thờ Công giáo tin rằng đôi lúc ta có thể nhận ra mình đã thiếu công bằng và bất trung với người khác. Đó là một thành công vang dội so với tâm trí nguyên thủy trước đây hiếm khi có dược những suy nghĩ ấy. Họ đặt ra những lễ nghi để tăng cường, kéo dài và khắc sâu những suy nghĩ mong manh ấy. Lấy ví dụ những câu sau trong một bài kinh đặc biệt, Confiteor (kinh xưng tội):

Tôi thú nhận với Chúa Toàn năng và với các anh chị em của mình

rằng tôi đã gây ra những tội lỗi, trong suy nghĩ và lời nói,

trong những điều tôi đã làm và những điều tôi không làm được…

Mục đích của những lễ nghi ấy là để con người thường xuyên có được trải nghiệm mạnh mẽ khi nhận ra họ có thể đã tàn nhẫn, khắc nghiệt, thiếu suy nghĩ, tham lam hay xấu tính. Điều này tất nhiên không phải lúc nào cũng có tác dụng, nhưng xuất phát điểm là rất có ý nghĩa. Đây là một nỗ lực để biến trải nghiệm này không còn hoàn toàn là ngẫu nhiên nữa, cho nó thêm sức mạnh và giúp ta tận dụng nó một cách triệt để nhất.

 Lý tưởng ở đây, tất nhiên không chỉ nói riêng về đạo Công giáo hay bất kỳ niềm tin huyền bí nào cả, chính là những trạng thái cao cấp trong tâm trí nên đáng tin hơn và mạnh mẽ hơn.

(Còn tiếp) 

Theo tamlyhoctoipham.com

 
 

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

1,317 lượt xem