Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

public6 năm trước

Hướng Nội Hay Hướng Ngoại Là Cách Sai Lầm Để Xác Định Cá Tính Của Bạn

Có một ý tưởng đang thống trị nền tâm lý học đại chúng rằng tính cách con người nằm dọc theo một đường thẳng tượng trưng: người hướng ngoại nằm một bên và họ tìm kiếm sức sống  từ bên ngoài xã hội còn một mặt khác, người hướng nội, họ khai thác sức mạnh của mình trong những pháo đài cô tịch. Giống như sự phổ biến của trắc nghiệm tính cách MBTI, cách phân chia tính cách thành hướng nội hay hướng ngoại nói đến nhu cầu bẩm sinh của con người để giải thích họ là ai, họ sống vì cái gì- và một phần nhỏ hơn, có người nói rằng chỉ để các nhà khoa học nghiên cứu về hai thái cực này dễ dàng hơn.

Các nghiên cứu về hướng nội và hướng ngoại sẽ giúp ích hơn trong cuộc sống khi chúng được công bố và giải thích. Tác giả cuốn Trầm lặng (Quiet) Susan Cain nói rằng cô ấy thích định nghĩa hướng nội là người thích trầm tĩnh và ít kích thích bởi môi trường bên ngoài. Như Cain đã viết, hướng nội và nhút nhát thường bị nhầm lẫn là vấn đề đầu tiên. Cũng như nhà tâm lý học Đại học Colgate Rebecca Shiner công bố trên Science of Us, nhút nhát là một đặc điểm khó khăn để có thể định nghĩa cụ thể, vì có cả tấn những lý do để một vài người không muốn hòa đồng. Để có được một cái nhìn toàn cảnh về điều này, chúng ta sẽ đi ngược lại về vị trí ban đầu, để thấy được những đặc điểm của tính cách được biểu hiện như thế nào, các nhà tâm lý học gọi đó là “khí chất”  hay các thành phần cơ bản của tính cách. Shiner cũng là người đồng biên tập cuốn “Sổ tay khí chất”, nói rằng những đặc điểm tính cách là cách thể hiện đầy đủ hơn của khí chất, như việc chúng thường thay đổi một cách khác biệt, hoàn thiện từ giai đoạn trẻ con lên người lớn.

Nguồn gốc dẫn đến hướng nội và hướng ngoại thường được cho là xảy ra ở thời thơ ấu: những cảm xúc tích cực, sự cởi mở hoặc những cảm xúc tiêu cực, rối loạn tinh thần. Trong một email, Shiner đã giải thích rằng “phản ứng cảm xúc tích cực” – một khái niệm được đưa ra, bao gồm những xu hướng trải nghiệm cảm xúc tích cực, tham gia vào rất nhiều các tương tác xã hội, những nguồn năng lượng dồi dào và sự háo hức về việc được trải nghiệm và học hỏi. Khi bạn lớn lên, những cảm xúc tích cực cũng sẽ sinh ra cùng với sự quả quyết nhất định, như là con người sẽ nghe theo người nói to nhất trong  nhóm.

Những cảm xúc tiêu cực gây ra cho bạn một chuỗi những cảm giác không thoải mái, từ lo âu đến khó chịu, không an toàn và dễ bị tổn thương. Về cơ bản, nó là cơ chế cho bạn cảm nhận sự đe dọa tốt hơn trong mọi việc. (như một nghiên cứu được công bố trên Science of Us, nỗi lo sợ là sự thể hiện rõ ràng nhất của “trách nhiệm bảo tồn nòi giống” vì việc phát hiện những mối đe dọa tiềm tàng giúp con người sống còn). Những người đề cao những cảm xúc tiêu cực – bất ổn tâm lý,  cũng nhạy cảm luôn với các mối đe dọa, làm cho họ dễ phân tâm trong công việc và khó khăn hơn trong việc giữ hạnh phúc hôn nhân.

Nếu có thể nói một cách đơn giản và dễ hiểu, theo Shiner: những cảm xúc tiêu cực và tích cực là “trực giao” có nghĩa là nếu bạn đang đứng trên phần hướng nội thì cũng chẳng liên quan gì đến phần hướng ngoại. “Có những người rất hướng ngoại kèm theo rối loạn tâm thần không hề nhỏ” cô ấy nói. “Họ là những người trải nghiệm rất nhiều cảm xúc, họ có những cảm xúc mãnh liệt, có thể có sự xung đột ý kiến, họ bị thu hút bởi thành quả nhưng cũng lo lắng về các mối đe dọa. Bạn có thể biết những người ít hướng ngoại hay ít hướng nội, và họ có xu hướng ít thể hiện cảm xúc mãnh liệt. Tôi nghĩ rằng những kiến trúc sư kiểu mẫu –  không lo lắng nhiều và cũng chẳng hòa đồng

Đây là những hệ thống sinh học mà người nào cũng có, nhưng ở mức độ khác nhau. Sự hướng ngoại là hệ thống sinh học cho sự nhạy cảm với thành quả. Sự hướng nội là sự nhạy cảm của bạn với mối đe dọa. Đó là một phần của lý do tại sao sự nhút nhát như là một khái niệm rối rắm: không muốn ra ngoài nhiều với người khác có thể xuất phát từ việc không bị thu hút bởi các phần thường đạt được từ kết giao hoặc từ cảm giác lo âu về những rủi ro khi tham gia vào xã hội. Theo Shiner, nhân loại sẽ không đi xa nếu không có cả những hệ thống: theo đuổi những thành quả cũng như cảnh giác với nguy hiểm nếu bạn muốn là những cá thể sống sót hùng mạnh.

Đồng thời, những đặc điểm tính cách cũng không giữ nguyên mọi lúc. Có những bằng chứng cho thấy rằng những sự kiện lớn trong cuộc sống làm thay đổi tính cách, và chánh niệm trong thâm tâmđược tôi luyện từ  kinh nghiệm của bạn, có thể bảo vệ  bạn chống lại các ảnh hưởng của rối loạn tâm thần, như trầm cảm. Cũng như vậy, một phần lớn trong con người bạn là mục đích sống. Nếu bạn thường bị hấp dẫn bởi các thu hút bởi các mục tiêu xã hội, bạn sẽ phải nhét mình vào nơi bàn học vắng người nếu bạn đang phải gồng mình cho bài kiểm tra cuối kỳ, thi vào trường luật hoặc viết một đề xuất kinh doanh. Tự nhận định cá tính của bạn là bất cứ đặc điểm riêng biệt nào – hướng nội, hướng ngoại hay bất ổn định – là cách đơn giản để giới hạn con người và thành công của chính bạn.

Theo whypsy.com

 

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

3,820 lượt xem