Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

public6 năm trước

Hướng Nội Hay Nhút Nhát: Bạn Là Ai?

Cách đây khá lâu, tôi có được nghe một ý kiến cho rằng, người hướng nội chưa chắc đã nhút nhát (vì hướng nội có 2 loại: nhút nhát và điềm tĩnh). Kiểu người điềm tĩnh họ không nhút nhát mà chỉ đơn giản họ thích ở một mình, không thích giao tiếp… Họ mệt mỏi khi phải nói chuyện với người lạ chứ họ không hề sợ hãi như hướng nội kiểu nhút nhát). Nhưng, người nhút nhát thì chắc chắn là hướng nội.

Ban đầu tôi cũng hoàn toàn đồng ý với quan điểm này, nhưng càng đọc nhiều bài báo, tài liệu nói về người hướng nội thì tôi mới biết rằng điều đó chỉ đúng một phần, chứ “người nhút nhát thì chắc chắn là hướng nội” có lẽ cần phải được nhìn nhận lại sao cho khách quan hơn.

Hai cụm từ hướng nội và nhút nhát thường hay bị hiểu lầm với nhau, đã là hướng nội thì phải nhút nhát, đã là nhút nhát thì chắc chắn người đó là hướng nội. Lắm lúc nó tạo cảm giác không mấy thoải mái, thậm chí gây thêm nhiều phiền toái nữa. Hai kiểu tính cách này đã được tiến sĩ tâm lý Marti Olsen Laney mô tả trong cuốn “The Introvert Advantage - How People Can Thrive In An Extrovert World” của mình như sau:

  • Hướng nội: Là kiểu tính cách có khả năng gợi mở được thế giới bên trong mình. Đó là phẩm chất sáng tạo và mang tính xây dựng được tìm thấy ở những người có khả năng suy nghĩ độc lập. Người hướng nội cũng có những kỹ năng xã hội riêng, họ cũng rất thích giao tiếp và thích một vài hoạt động hay sự kiện xã hội khác. Tuy nhiên, các bữa tiệc hay nhóm nói chuyện đông người thường khiến họ hao tổn năng lượng đi ít nhiều. Người hướng nội thích những cuộc nói chuyện 1-1, ngược lại buổi thảo luận trong nhóm có sự xuất hiện quá nhiều người hay khiến họ luôn cảm thấy chỉ muốn ra về cho nhanh.

  • Nhút nhát: Nhút nhát lại là kiểu tính cách sợ xã hội, là kiểu tích cách có mức tự ý thức quá lớn khi có nhiều người xung quanh. Thường có nhiều nguyên nhân chính dẫn đến vấn đề này, những trải nghiệm này thường hay xuất hiện ở trường học, bạn bè và trong gia đình, và cũng xuất hiện ở nhiều độ tuổi, hoàn cảnh khác nhau. Người nhút nhát thường cảm thấy không thoải mái với việc thảo luận 1-1 và thảo luận nhóm. Đó không phải là do thiếu năng lượng như hướng nội, mà là thiếu đi sự tự tin trong nhiều hoàn cảnh khác nhau. Sự nhút nhát quá mức thường khiến người đó đổ mồ hôi, đỏ mặt tía tai, tim đập mạnh, tự trách mình và tin rằng những người khác đang cười nhạo mình vậy. Sự e thẹn này khác với kiểu hướng nội, đó là vì thường hay sợ người khác phán xét rồi từ đó sinh ra những hành vi để phản ứng lại với những gì họ đang lo ngại.

Vậy những đặc điểm cụ thể nêu rõ sự khác biệt của hướng nội và nhút nhát sẽ như thế nào?

1. Phản ứng với tương tác xã hội

Sau những lần tương tác xã hội, ví dụ làm việc, vui chơi giải trí bên ngoài thì tự dưng người hướng nội cảm thấy khá mệt mỏi về mặt tinh thần lẫn thể chất. Điều này khá lạ lùng vì đáng lẽ vui chơi giải trí luôn khiến mọi người vui vẻ nhưng đằng này sau đó họ lại mệt mỏi. Sự mệt mỏi này tương tự như cảm sốt. Bạn có thể thấy khuôn mặt của họ như mất đi sức sống, trạng thái “lờ đờ” y như họ bị trúng gió vậy.

Người nhút nhát lại cho thấy, gặp người khác như “đĩa phải vôi” vậy. Cách họ thấy người khác cũng giống như kiểu so sánh nôm na “thấy tà” và họ nhanh chóng ẩn lẹ cho lành. Đơn giản vì họ sợ, rất sợ mọi tương tác xã hội. Một lời chào của ai đó thôi cũng đã khiến họ thảng thốt không nói lên lời. Đứng ở trong đám đông, người nhút nhát như khô cứng và không nói lên lời. Ngược lại người hướng nội trong đám đông họ vẫn tự tin, họ vẫn mỉm cười hay chào ai đó khá nhẹ nhàng, nhưng không muốn hoặc khá hạn chế giao tiếp mà thôi.

2. Họ dành rất nhiều thời gian để ở một mình nhưng lý do là hoàn toàn khác nhau

Người hướng nội luôn dành thời gian một mình cho việc nạp lại nguồn năng lượng của bản thân sau một ngày dài làm việc. Khoảng thời gian quý như vàng này là liều thuốc bổ giúp họ khôi phục tất cả năng lượng đã tiêu tốn vào tương tác xã hội. Bằng những cách thức khá đơn giản như đọc sách, xem phim, nghỉ ngơi sẽ giúp ích họ rất nhiều. Họ sẽ nhanh chóng lấy lại được tinh thần sau đó.

Người nhút nhát đa phần chỉ muốn ở một mình, đơn giản chỉ vì họ sợ mọi người gọi họ, sợ giao tiếp và lúc này họ sẽ thu mình trong vỏ ốc cố hữu để đảm bảo sự sợ hãi trong bản thân họ sẽ không bị bộc phát ra bên ngoài. Và vì sợ hãi nên hầu như dù ở một mình họ cũng không dễ lấy lại được nguồn năng lượng dù trong bất kỳ tình huống nào đi chăng nữa.

3. Họ im lặng nhưng theo những ý nghĩa hoàn toàn khác nhau

Người hướng nội nếu cảm thấy “trúng đài”, họ có thể nói khá nhiều về chủ đề ấy, ví như thể mọi kiến thức trong chủ đề ấy đã được tìm hiểu khá lâu và chỉ chờ dịp để được bày tỏ. Họ cũng có thể làm điều này trong một nhóm nhỏ khoảng hai đến ba người. Sự giao tiếp trong nhóm nhỏ là lợi thế giúp họ diễn đạt ý mình muốn. Tuy nhiên trong một nhóm đông, người hướng nội lại có xu hướng giữ im lặng. Tức là họ nói nhiều khi đúng họ đang suy nghĩ và trong nhóm có số lượng người nhất định.

Người nhút nhát hầu như rất hiếm khi bày tỏ quan điểm của mình về một vấn đề trong mọi trường hợp, kể cả họ có không viết nhật ký đi chăng nữa. Tức là khi với bạn thân của mình, họ vẫn giữ hoàn toàn im lặng. Dù cho có rất nhiều suy nghĩ đúng chủ đề, nhưng họ sẽ không mở lời với bất kỳ ai và bất kỳ tình huống nào. Họ cho rằng tốt nhất là hoàn toàn im lặng. Việc thể hiện suy nghĩ của mình qua lời nói quả thật là gánh nặng với bản thân họ.

4. Khi đứng lên bục phát biểu

Khi họ phải mang bài diễn văn của mình lên bục trước khán giả, người hướng nội có thể rất tự tin nhờ vào sự chuẩn bị khá kỹ càng của mình. Mặc dù trước đó có chút lo lắng khi vì chưa bao giờ trải nghiệm cảm giác này trước đám đông hoặc đôi chút hồi hộp dù đã phát biểu nhiều lần, nhưng khi đã bước lên bục thì họ rất tự tin nói về những gì muốn truyền tải. Đây là bản chất thật của người hướng nội mà bạn cho là nhút nhát. Họ không nhút nhát như bạn nghĩ, thậm chí chỉ số tự tin của họ còn khiến bạn phải thay đổi cách nhìn về người hướng nội đấy.

Ngược lại, người nhút nhát như trong cụm từ mô tả bản thân; khi đối diện với đám đông, nỗi sợ của họ có xu hướng sẽ bộc phát ra bên ngoài bằng ngôn ngữ cơ thể, họ sợ đến nỗi toát mồ hôi và họ hoàn toàn không kiểm soát được body-language, gây cho người đối diện sự hiểu lầm trong cách diễn giải vấn đề. Sự nhút nhát này thực sự dễ khiến họ rơi vào các tình trạng không mong muốn khác, ví dụ như ngất xỉu, đau tim… Thật sự những chứng bệnh này không tốt một chút nào cho họ.

5. Bí mật của những người hướng nội hoạt ngôn

Một ngày đẹp trời, ai đó nói thế này, “Anh ta không thể là một hướng nội được, vì anh ta có bao giờ chịu ngừng nói đâu. “

À, dường như đây là nghịch lý với những người hướng nội khi họ lại giỏi hoạt ngôn.  Chúng ta đều biết rất rõ điều này. Có lẽ chúng ta đã từng như thế. Họ có thể rất bối rối với những người bạn hay các đồng nghiệp hướng ngoại của mình. Phút bất chợt, những người người thích nói chuyện phiếm này cũng giống những người bạn hướng ngoại, dường như đột nhiên “biến mất” chỉ để được ở một mình. Họ bị căng thẳng hoặc buồn bã gì đó không? Không. Họ chỉ muốn làm điều này trong khoảng một thời gian để tự nạp lại nguồn năng lượng, điều mà hầu như tất cả những người hướng nội khác thường xuyên làm việc này.

Khi gặp được chủ đề hay người nghe thích hợp, không có lý do gì để ngăn cản người hướng nội trở thành tâm điểm chú ý trong đám đông. Các hoàn cảnh xã hội và nghề nghiệp phù hợp có thể dễ dàng vén bức màn bí mật của của người hướng nội thầm lặng.

Trên thực tế, đôi khi những người hướng nội lại là những người nói nhiều nhất trong một căn phòng. Ví dụ, để tránh bị công chúng quên lãng, bạn có thể dễ nhận thấy một số người hướng nội hoạt động trong lĩnh vực giải trí và nhân vật công chúng. Nếu họ có kế hoạch xây dựng trở thành người nổi tiếng hoặc một người chính trị gia thành công, thì chắc chắn họ không thể làm điều đó bằng cách chỉ đứng im lặng và khiến mọi người cảm thấy hoặc đưa ra nhận xét họ trông thật ưa nhìn. Bằng cách nào đó họ phải nói chuyện và… phải nói nhiều.

Vì vậy, ở đâu sự nhầm lẫn và tại sao một số người bối rối bởi quan điểm của người hướng nội hoạt ngôn? Hãy cùng nhau xem xét một số quan điểm dưới đây:

Thứ nhất, và có lẽ quan trọng nhất, mọi người thường có sự nhầm lẫn giữa tính hướng nội và sự nhút nhát. Người hướng nội là những cá nhân thiên về cách tìm kiếm năng lượng và sức mạnh của mình khi họ hướng vào bên trong tâm hồn. Họ thích một thế giới im lặng và có sự kiểm soát trong suy nghĩ của mình. Những người hướng nội thường hay mất năng lượng khi hoạt động tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Họ luôn cảm thấy như bị rút hết năng lượng bởi các yếu tố ấy . Họ thường cảm thấy hạnh phúc nhất khi ở một mình hoặc trong một nhóm bạn bè đồng nghiệp ít người, những người cũng yêu thích sự yên tĩnh. Cho nên điều này không hề liên quan gì đến sự sợ hãi người khác cả. Mọi thứ đều liên quan đến năng lượng cảm xúc.

Trái lại, sự nhút nhát lại liên quan đến sự sợ hãi. Người nhút nhát sợ làm hay nói những điều sai trái trước mặt người khác. Họ có thể hay làm quá mọi thứ về những gì người khác suy nghĩ đến họ. Mọi thứ lúc này chỉ liên quan đến sự sợ hãi.

Vì cả hai kiểu tính cách người nhút nhát và người hướng nội hay có xu hướng “ẩn mình”, mặc dù có nhiều lý do khác nhau, người hướng nội và người nhút nhát có thể chỉ trông giống nhau trên bề mặt. Để làm rõ hơn điều này, nếu người hướng nội cũng có xu hướng “nổi loạn”, họ cũng có xu hướng giống với một người nhút nhát bằng cách nhìn trước ra sau rất nhiều về ý kiến ​​của người khác. Tuy nhiên, đó là một kết quả của sự “nổi loạn” và không có gì liên quan đến người hướng nội. Tuy nhiên với những điểm tương đồng, không có gì ngạc nhiên khi sự nhút nhát và người hướng nội lại thường hay bị lẫn lộn.

Mặc dù có sự tương đồng nhưng sự khác biệt vẫn rất rõ ràng. Không giống những người nhút nhát, người hướng nội không nhất thiết bị ràng buộc bởi sự sợ hãi. Nếu họ không muốn phát biểu, đó là bởi vì họ không thích chứ không phải vì sợ. Mặt khác của vấn đề  đó là không có gì ngăn được họ nói nhiều bao nhiêu tùy thích.

Thứ hai, ở nhiều nền văn hoá – đặc biệt ở phương Tây – hướng ngoại được xem là ông vua của những quốc gia này. Trên thế giới, có vẻ như có nhiều người hướng ngoại hơn là người hướng nội. Người hướng ngoại có thể được hiểu là bề ngoài của mọi thứ. Họ là những người mà chúng ta thường hay gặp. Phong cách hướng ngoại của họ khiến mọi thứ như vượt trội. Do đó, nghiên cứu cũng cho thấy họ kiếm được nhiều tiền hơn, có thêm nhiều bạn bè và cũng là những người hạnh phúc hơn.

Trong nhiều trường hợp, những người hướng nội dễ thích nghi có thể thấy mình có cách hành xử giống người hướng ngoại vì liên quan đến yếu tố lợi ích xã hội và nghề nghiệp. Điều này không làm cho họ mất đi tính hướng nội ấy vì họ vẫn còn rất thích được ở một mình để khôi phục năng lượng và nhìn vào bên trong tâm mình để tìm ra câu trả lời cho những vấn đề của cuộc sống. Tuy nhiên, những người đi theo một số “đường lối” nhất định có thể đôi khi học cách “nói chuyện” với bạn bè và đồng nghiệp hướng ngoại để thành công. Vì điều này, họ có thể nói nhiều hơn. Khi đó, thế giới được dẫn dắt bởi người hướng nội sẽ không còn là thế giới mà chỉ dựa trên các tiêu chuẩn hướng nội đơn thuần.

Thứ ba, người hướng nội thường có rất nhiều điều ý nghĩa để nói và thường hay xuất hiện cùng một lúc. Họ thường là những người sâu sắc đầy chiêm nghiệm. Tại sao họ không chịu chia sẻ một số suy nghĩ của mình nhỉ? Không có gì là lạ vì họ luôn có xu hướng giữ những suy nghĩ bí mật này cho riêng bản thân mình.

Có rất nhiều câu chuyện đã “tam sao thất bản” của một câu chuyện vui đã khá lâu về chú chó cưng nói chuyện với ông chủ của mình sau nhiều năm. Tất nhiên, ông chủ nhân vô cùng ngạc nhiên hỏi: “Tại sao trước đây mày chưa bao giờ nói chuyện thế?” Chú chó khôn ngoan trả lời một cách đầy logic rằng: ” Đơn giản là tôi không có điều gì thú vị để nói cả.” Người  hướng nội luôn trầm ngâm dành thời gian cho việc suy nghĩ đầy triết lý tương tự như câu nói nổi tiếng của Fido “Im lặng là vàng, nhưng nếu không có gì thú vị để nói thì còn tốt hơn nhiều”.

Theo bloghuongnoi.com

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

4,898 lượt xem