Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

public6 năm trước

Làm Thế Nào Để Tự Suy Xét Nội Tâm Một Cách Đúng Đắn?

Việc suy nghĩ thái quá và ám ảnh về một mặt của vấn đề có thể khiến bạn cảm thấy thoả mãn, nhưng ngược lại, nó đồng thời cũng có thể gây hại cho chính bạn. Nhà tâm lý học Tasha Eurich đã đề xuất những phương pháp giúp con người thoát khỏi vòng luẩn quẩn của suy nghĩ duy ý chí này và học cách tiến lên phía trước một cách thực tế và khôn ngoan.

Đó là một tối thứ Ba, tầm khoảng 11 giờ đêm. Thu mình vào trong góc làm việc ở văn phòng tối om, tôi ngồi đó nhìn chằm chằm vào mớ dữ liệu vừa mới được phân tích xong. Vài tuần trước, nhóm của tôi đã chạy một dự án nghiên cứu về mối liên hệ giữa việc tự phản chiếu, suy xét bản thân với các khía cạnh của cuộc sống như hạnh phúc, áp lực và sự hài lòng trong công việc. Lúc đó, tôi đã tự tin và cam đoan rằng kết quả thu về sẽ cho thấy những người mà dành thời gian và năng lượng cho việc tự kiểm điểm bản thân là những người có một sự thấu hiểu rõ ràng hơn về chính bản thân mình, và điều này sẽ đem đến những ảnh hưởng tích cực đến cuộc sống của họ.

Thế nhưng, với tất cả sự ngạc nhiên tột độ của mình, kết quả dự liệu của chúng tôi đã đưa một câu chuyện hoàn toàn trái ngược. Những người mà có điểm khảo sát về sự tự phản chiếu cao lại trở thành bị áp lực, chán nản và lo lắng nhiều hơn, họ ít hài lòng với công việc và các mối quan hệ hơn, họ trở nên thu mình hơn và cảm thấy như thể không điều khiển được cuộc sống của chính mình. Và còn hơn thế, những hệ quả tiêu cực này có xu hướng làm gia tăng ngược lại sự tự suy xét của họ. Giống như một vòng luẩn quẩn vậy.

Mặc dù lúc đó tôi chưa biết về sự tự nhận thức bản thân này, nhưng một cách tình cờ tôi đã khám phá ra được một điều bí ẩn về nó và một thứ nữa mà các nhà khoa học mới chỉ bắt đầu hiểu ra. Nhà tâm lý học từ Đại học Sydney Anthony M. Grant đã tìm ra rằng những người có khả năng nhìn nhận và thấu hiểu đúng về vấn đề - thứ mà ông miêu tả là một sự thấu hiểu trực quan về chính bản thân mình - là những người sở hữu những mối quan hệ khoẻ mạnh và vững chắc hơn, có mục đích rõ ràng và cụ thể hơn, và tận hưởng cuộc sống một cách hạnh phúc và thanh thản hơn. Các nghiên cứu tương tự cũng chỉ ra rằng những người có khả năng thấu hiểu trực quan cao làm chủ cuộc sống của họ tốt hơn, thể hiện nhiều sự phát triển bản thân hơn, có nhiều mối quan hệ tốt hơn, và cảm thấy bình tĩnh và hạnh phúc hơn. Tuy nhiên, Grant và những nhà khoa học khác cũng nhận ra rằng không có sự tồn tại của một mối liên kết nào giữa sự tự suy xét nội tâm và sự thấu hiểu trực quan. Điều này nghĩa là việc nghĩ về bản thân chúng ta không nhất thiết phải tương quan với việc hiểu về bản thân chúng ta. Và, trong một vài trường hợp, họ thậm chí còn tìm thấy điều ngược lại: những người tham gia nghiên cứu họ càng dành nhiều thời gian tự suy xét nội tâm bao nhiêu thì họ càng thiếu hiểu biết về chính mình bấy nhiêu. Nói cách khác, chúng ta có thể dành vô số thời giờ cho việc tự suy xét bản thân, nhưng lại không tăng sự tự nhận thức bản thân lên một chút nào so với lúc chúng ta bắt đầu.

Vậy, tại sao phát hiện này lại quan trọng? Sau rất nhiều năm nghiên cứu về lĩnh vực thấu hiểu trực quan, tôi tin rằng những yếu tố quan trọng nhất dẫn đến thành công trong thế giới hôm nay - bao gồm trí tuệ cảm xúc, sự đồng cảm, độ ảnh hưởng, tính thuyết phục, sự giao tiếp và hợp tác - tất cả đều bắt nguồn từ sự nhận thức bản thân của mỗi người. Nếu chúng ta không thể hiểu được chính bản thân chúng ta, thì việc thành thạo các kĩ năng, những thứ giúp chúng ta trở thành người chơi mạnh hơn, người lãnh đạo tài ba hơn và người xây dựng được các mối quan hệ tốt hơn, gần như là không thể, bất kể là trong công việc hay cuộc sống.

Tự suy xét nội tâm có lẽ là con đường phổ biến nhất một cách đầy tranh cãi trong việc dẫn tới sự tự nhận thức từ bên trong. Sau tất cả, còn cách nào tốt hơn để tăng sự thấu hiểu bản thân bằng cách nhìn nhận từ bên trong, bằng cách đào sâu tìm vào những trải nghiệm và cảm xúc của chính chúng ta (“Tại sao sau buổi gặp mặt ấy mình lại cảm thấy buồn thế nhỉ?”), tự vấn những đức tin của chúng ta (“Mình có thực sự tin vào những điều mình nghĩ là mình tin hay không?”), suy tính về tương lai của chúng ta (“Công việc nào sẽ khiến mình cảm thấy thực sự hạnh phúc?”) hay cố gắng lý giải một kết quả hoặc xu hướng tiêu cực (“Tại sao mình lại tự hành hạ mình nhiều đến thế chỉ vì những lỗi cỏn con?”).

Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu của tôi, cùng với của Grant và những nhà nghiên cứu khác, có vẻ như cho thấy rằng hình thái sự xem xét bản thân này không nhất nhiết giúp được con người ta trở nên tự nhận thức bản thân hơn. Một nghiên cứu đã kiểm tra phong cách giải quyết vấn đề và sự điều chỉnh ngay sau đó của những người đàn ông mà có vợ qua đời vì căn bệnh AIDS. Mặc dù những người mà luôn thường trực một sự tự suy xét nội tâm - ví dụ như tự xem xét cách họ đối mặt với cuộc sống mà không có vợ mình - lấy lại được tinh thần nhanh hơn ngay trong tháng tiếp theo sau sự mất mát của mình, họ lại trở nên chán trường hơn một năm sau đó. Một nghiên cứu khác được tiến hành với hơn 14,000 sinh viên đại học đã cho thấy rằng sự tự suy xét nội tâm có liên quan đến việc đời sống tinh thần nghèo nàn đi. Các nghiên cứu khác gợi ý rằng những người tự phân tích bản thân có xu hướng có nhiều nỗi lo lắng hơn, các trải nghiệm xã hội kém tích cực đi và nhiều quan điểm tiêu cực hơn về chính bản thân họ.

Thực vậy, sự tự suy xét nội tâm có thể làm ẩn đi và gây ra nhầm lẫn về sự tự nhận thức, từ đó giải phóng ra hàng loạt những hệ quả khôn lường. Đôi khi nó có thể dẫn đến những cảm xúc u uất và tệ hại cái mà sẽ làm chúng ta quá tải và hành động tiêu cực. Sự tự suy xét nội tâm cũng nhiều khả năng sẽ khiến chúng ta ảo tưởng nghiêm trọng về độ chắc chắn của việc nhận định đúng vấn đề. Ở đây, nhà học giả Phật giáo Tarthang Tulku đã có một phép liên tưởng so sánh vô cùng hợp lý: khi chúng ta tự suy xét nội tâm mình, thì phản ứng của chúng ta gần giống như khi một con mèo đói nhìn thấy chuột. Chúng ta một cách đầy hào hứng nhanh chóng chộp lấy bất cứ “cái nhìn trực quan” nào chúng ta tìm thấy mà không xem xét tính đúng đắn, hợp lý và giá trị của những cách nhìn nhận này.

Vấn đề đối với sự tự suy xét nội tâm không phải ở việc nó hoàn toàn không hiệu quả, mà chính là ở việc chúng ta không phải lúc nào cũng thực hiện đúng nó. Khi nghiên cứu về nguồn gốc, nguyên nhân của những suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của con người – những thứ mà chúng tôi vẫn thường xuyên làm bằng việc tự hỏi mình những câu hỏi Tại sao? - thì chúng tôi có thiên hướng tìm kiếm những câu trả lời dễ nhất và hợp lý nhất. Nhìn chung, một khi đã tìm được một hoặc hai lời giải đáp, chúng ta sẽ dừng lại. Điều này có lẽ là kết quả của sự thiên vị xác nhận bẩm sinh, thứ thôi thúc chúng ta dựa vào những lý do chứng minh những đức tin của mình.

Câu hỏi tại sao đôi lúc khiến bộ não chỉ dẫn sai đường. Hãy nói tôi yêu cầu bạn liệt kê ra tất cả các lý do tại sao mối quan hệ của bạn lại đi theo hướng nó đang đi. Và hãy nói rằng tối qua, đã quá giờ hành chính rồi mà chồng bạn vẫn chưa về nhà, để mặc bạn nấu bữa tối cho chuyến thăm nhà chồng nhạt nhẽo. Bởi một thứ gọi là “tác động mới đây” (recency effect), thì đây có thể là ý nghĩ nổi bật nhất của bạn về mối quan hệ này, do đó khi trả lời câu hỏi của tôi, não của bạn nhầm lẫn hướng bạn đến lý do sẵn có đầu tiên - anh ấy không thể dành đủ thời gian ở nhà và để tôi một mình với bố mẹ chồng - cho dù lý do đó khá là hiếm khi xuất hiện. Tương tự, hãy nói rằng chồng của bạn đã đi bar vui chơi nhảy nhót, sau đó về nhà và gây ngạc nhiên với bạn bằng một chuyến đi chơi cuối tuần, thì khi đó não bạn sẽ khiến bạn nghĩ mối quan hệ này tốt và ổn hơn thực tế.

Một lý do khác cho việc câu hỏi tại sao không phải lúc nào cũng hiệu quả chính là tác động tiêu cực nó có thể mang lại cho tổng thể sức khoẻ tinh thần của chúng ta. Trong một nghiên cứu, sau khi các sinh viên đại học người Anh trượt thứ gọi là bài kiểm tra độ thông minh, họ đã được yêu cầu viết về nguyên nhân tại sao họ lại cảm thấy điều mà họ đang cảm thấy. So sánh với một nhóm kiểm định tiêu chuẩn, những sinh viên này cảm thấy chán trường và suy sụp ngay lập tức sau đó, và những ảnh hưởng tiêu cực này dai dẳng mãi cho đến tận 12 tiếng sau. Việc hỏi tại sao trong một nghiên cứu có vẻ sẽ làm cho những người tham gia bị đóng khung suy nghĩ của họ vào sự đổ lỗi cho vấn đề và hoàn cảnh thay vì tiến về phía trước một cách tích cực và hiệu suất cao.

Vậy, nếu hỏi tại sao không hiệu quả, chúng ta nên hỏi cái gì đây? Một nghiên cứu được tiến hành bởi hai nhà tâm lý học J. Gregory Hixon và William Swann đã đi đến một đáp án vô cùng đơn giản. Hai nhà nghiên cứu đã thông báo với một nhóm sinh viên rằng sẽ có hai giám khảo đánh giá tính cách của họ dựa trên một bài kiểm tra về “khả năng hoà đồng, sự dễ mến và thu hút” mà họ đã làm ở đầu học kỳ, sau đó họ sẽ yêu sinh viên đánh giá sự chính xác của kết quả mà họ đưa ra. Thứ mà những sinh viên này không hay biết đó chính là kết quả của mọi người ai cũng giống nhau: một giám khảo sẽ đưa ra đánh giá tiêu cực, người còn lại sẽ cho ra nhận xét tiêu cực. Nhưng trước khi thực hiện việc kiểm định độ chính xác, một số sinh viên tham gia vào nghiên cứu đã được cho thời gian suy nghĩ về tại sao họ có tính cách họ đang có, và một số khác thì được yêu cầu nghĩ về họ là loại người nào. Nhóm sinh viên thứ nhất hoá ra lại không bị ảnh hưởng bởi kết quả tiêu cực. Theo như các tác giả của nghiên cứu này suy tính: “Có lẽ, những ai tập trung vào câu hỏi tại sao đã sử dụng khoảng thời gian tự suy xét bản thân để hợp lý hoá, giải thích và phản lại những thông tin tiêu cực.” Còn những ai trả lời câu hỏi loại người nào, mặt khác, lại tỏ ra chấp nhận những dữ liệu giống nhau và những ý niệm, cái mà có thể giúp họ thấu hiểu bản thân mình. Bài học rút ra ở đây là: Câu hỏi về cái gì có thể giữ cho chúng ta luôn cởi mở với việc khám phá những thông tin mới về chính chúng ta, thậm chí kể cả nếu thông tin đó mang tính tiêu cực hoặc mâu thuẫn với các đức tin vốn có trong chúng ta. Trong khi dó, câu hỏi tại sao nhiều khả năng gây ra những ảnh hưởng ngược lại.

Trong thời gian nghiên cứu về sự thấu hiểu trực quan, tôi và đội ngũ của mình đã tổng hợp được một nhóm 50 “chú kỳ lân” có khả năng tự nhận thức được bản thân của họ: là những người mà chúng tôi thấy rằng được đánh giá cao về khả năng tự nhận thức (bởi cả chính họ và những người khác) nhưng lại bắt đầu với một mức độ thấp làm ức chế khả năng đó. Khi chúng tôi nhìn vào các cuộc nói chuyện của họ, những chú kỳ lân của chúng tôi báo cáo rằng họ thường xuyên hỏi cái gì và ít khi hỏi tại sao. Thực tế, khi chúng tôi phân tích bản ghi của các cuộc phỏng vấn, từ tại sao xuất hiện ít hơn 150 lần, trong khi từ cái gì thì nhiều hơn 1,000 lần. Một chú kỳ lân, một bà mẹ 42 tuổi người mà đã từ bỏ công việc luật sư khi nhận ra mình không tìm được một niềm hạnh phúc nào cho bản thân trong sự nghiệp, đã giải thích như sau: “Nếu cô hỏi tại sao, thì tôi nghĩ cô đang đặt mình vào trạng thái tinh thần của một bệnh nhân ... . Khi tôi cảm nhận được bất cứ thứ gì ngoại trừ sự bình yên, tôi sẽ nói là ‘Chuyện gì đang xảy ra thế này?’; ‘Mình đang cảm nhận thấy điều gì?’; ‘Trong đầu mình là những tiếng nói gì?’; ‘Có cách nào khác để nhìn nhận tình trạng này không?’ hoặc ‘Mình có thể làm gì để phản ứng tốt hơn?”

Vậy, khi bàn đến vấn đề phát triển sự tự nhận thức từ bên trong, tôi thích dùng một công cụ đơn giản thứ mà tôi gọi là Cái Gì Chứ Không Phải Tại Sao. Tại Sao hướng chúng ta đến những giới hạn bó buộc; còn Cái Gì giúp chúng ta thấy được cái tiềm tàng. Tại Sao làm những cảm xúc tiêu cực mạnh lên; Cái Gì giữ cho chúng ta sự tò mò, tìm tòi. Ngoài ra, để giúp chúng ta có được một sự thấu hiểu trực quan, hỏi cái gì thay vì tại sao sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn và quản lý cảm xúc tốt hơn. Hãy nói một ngày nọ, bạn đang trong một trạng thái vô cùng tồi tệ sau một ngày làm việc mệt mỏi. Hỏi bản thân “Tại sao mình lại cảm thấy như thế này?” có thể dẫn đến những câu trả lời vô dụng như “Vì mình ghét Thứ Hai!” hay “Mình chỉ là một người toàn suy nghĩ tiêu cực!” Thay vào đó, nếu bạn hỏi “Bây giờ mình đang cảm thấy như thế nào?” bạn sẽ nhận ra rằng bạn đang cảm thấy bị quá tải công việc, kiệt sức và đói. Và biết được điều đấy rồi, bạn quyết định sẽ làm cho mình một bữa tối thật no nê, gọi điện tâm sự xả stress với bạn bè và đi ngủ sớm hơn để lấy lại sức.

Thi thoảng, hỏi cái gì thay vì tại sao bắt buộc chúng ta phải gọi tên được cảm xúc của mình, quá trình mà một nghiên cứu đã chứng minh là mang lại sự hiệu quả. Các bằng chứng khác cho thấy một hành động đơn giản của việc “dịch” các cảm xúc của chúng ta sang ngôn ngữ - so với trải nghiệm đơn thuần những cảm xúc đó - có thể ngăn không não bộ kích hoạt hạch hạnh nhân (amygdala), trung tâm chỉ huy việc đối mặt hay né tránh. Điều này, cuối cùng, dường như giúp chúng ta duy trì trạng thái trong tầm kiểm soát.

Tuy nhiên, có một sự ngoại lệ cần chú ý với Cái Gì Chứ Không Phải Tại Sao. Khi bạn đang đương đầu giải quyết với những thách thức trong công việc kinh doanh hoặc giải quyết các vấn đề phát sinh trong đội hay tổ chức của mình, hỏi tại sao lại trở nên quan trọng. Ví dụ, nếu một thành viên trong đội của bạn phá hỏng một dự án khách hàng quan trọng, việc không xác định lý do tại sao sự việc này lại xảy ra đồng nghĩa với việc bạn mạo hiểm cả dự án với sự tái diễn của lỗi lầm đó. Hoặc nếu một sản phẩm mới thất bại, bạn cần phải biết lý do và nền tảng đảm bảo cho việc những sản phẩm của bạn sẽ tốt hơn trong tương lai. Một phương pháp cải tiến tốt dựa trên những kinh nghiệm xương máu, khi đó, chính là do Tại Sao đã giúp chúng ta hiểu rõ hơn môi trường công việc và Cái Gì giúp chúng ta hiểu rõ hơn bản thân mình.

---------------------------

Tác giả: Tasha Eurich

Link bài gốc: The right way to be introspective (yes, there’s a wrong way)

Dịch giả: Màu 54AAAA - YBOX.VN Translator

(*) Bản quyền bài viết thuộc về YBOX.VN. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là "Dịch Giả: Màu 54AAAA - Nguồn: YBOX.VN". Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, ví dụ: "Theo YBOX" hoặc khác đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

(**) Trở thành dịch giả trên YBOX.VN, xem chi tiết tại đây: http://bit.ly/yboxtranslateteam

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

2,555 lượt xem