Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

public6 năm trước

Lớp Ngụy Trang Quỷ Quyệt Của Lòng Đố Kỵ

Hôm nay ta sẽ bàn về một số lớp ngụy trang của lòng đố kỵ. Học cách nhận diện chúng góp phần giúp xây dựng sự tự nhận thức và giúp ta tránh làm và nói những điều có thể gây bất lợi cho các mối quan hệ, sự phát triển, và hạnh phúc của mình.

Khi nhà văn Roald Dahl hai mươi hai tuổi, ông đã lên một con tàu rời nước Anh để bắt đầu công việc đầu tiên của mình cho một công ty vỏ bọc ở miền đông châu Phi.

Vào ngày thứ tư trên chuyến tàu, ông dậy sớm và thư giãn trên chiếc giường tầng trong buồng của mình. Nhìn qua ô cửa sổ gần chiếc gối, ông có thể thấy boong tàu, và xa ra đến biển. Khi đang uể oải nhìn chăm chăm về phía Địa Trung Hải, và ngắm ánh bình minh đang dần ló dạng nơi chân trời, bỗng ông trông thấy bóng dáng mờ mờ của một người đàn ông khỏa thân xoẹt qua cửa kính. Giật mình và bối rối, ông tự hỏi liệu hình bóng ấy có phải ma quỷ gì không, và nhoài đầu ra khỏi ô cửa sổ để nhìn rõ hơn.

Boong tàu có vẻ yên tĩnh và trống không, khiến Dahl cảm thấy có lẽ ông chỉ đang tưởng tượng. Nhưng khi một bóng người thấp bé, chắc nịch, có ria mép đi vòng qua góc boong tàu, và một lần nữa xuất hiện, rõ ràng đó không phải là một bóng ma. Mà là Thiếu tá Griffiths, một hành khách đứng tuổi trên tàu.

Khi ông sải bước chạy, da thịt thì thòng lòng còn cái bụng hơi phệ thì xóc nảy, Griffiths hào hứng gọi Dahl:

Đến đây nào cậu bé! Tới cởi truồng tắm mưa với ta nào! Thổi một chút gió biển vào phổi! Cho cơ thể khỏe mạnh! Cho người bớt nhão nhẹt đi!”

Dahl khá bất ngờ trước cảnh tượng này, và không biết phải đáp lại lời mời gọi ấy ra sao. Trong hồi ký của mình - Going Solo (Ra đi đơn độc) - ông chỉ biết lắc đầu và suy ngẫm về những cảm xúc mâu thuẫn của mình:

Tôi mỉm cười yếu ớt với Thiếu tá khi ông bước qua, nhưng tôi không hề rụt người về. Tôi nhìn ông ấy một lần nữa. Có một điều gì đó rất đáng ngưỡng mộ trong cái cách ông phi nước đại vòng quanh boong tàu mà không mặc quần áo gì cả, một thứ gì đó trong sáng và vui vẻ và thân thiện đến kỳ diệu mà không chút xấu hổ. Còn tôi, một thân đầy ý thức tuổi trẻ, há hốc nhìn ông qua ô cửa sổ và rất không đồng tình với điều ông đang làm. Nhưng tôi cũng rất ghen tỵ với ông. Thực chất tôi đã ghen tỵ với thái độ hoàn toàn đếch-quan-tâm của ông ấy, và tôi ước muốn đến phát điên lên rằng bản thân mình cũng có cái gan để ra ngoài đó làm điều tương tự. Tôi muốn được như ông ấy. Tôi mong mỏi được lột bỏ bộ đồ ngủ và khỏa thân mà chạy nhảy xung quanh boong tàu và mặc kệ những ai vô tình nhìn thấy tôi. Nhưng cả tỷ năm nữa tôi cũng không thể làm được điều ấy.”

Viễn cảnh người đàn ông khỏa thân đi thơ thẩn quanh tàu ban đầu khiến Dahl rùng mình phản đối. Nhưng khi ông đào sâu vào cảm xúc của mình, ông nhận ra sự phán xét chỉ trích kia thực chất là che đậy cho cảm giác đố kỵ.

Đó là điều xảo quyệt về bóng ma nhân cách đố kỵ: nó thường mang nhiều lớp ngụy trang khác nhau khiến ta khó mà nhận ra được. Ta nghĩ rằng suy nghĩ và hành vi của mình xuất phát từ một điều gì đó khác, nhưng thực ra chính sự đố kỵ mới là kẻ cầm cờ.

Hôm nay ta sẽ bàn về một số lớp ngụy trang của lòng đố kỵ. Học cách nhận diện chúng góp phần giúp xây dựng sự tự nhận thức và giúp ta tránh làm và nói những điều có thể gây bất lợi cho các mối quan hệ, sự phát triển, và hạnh phúc của mình.

3 lớp ngụy trang của đố kỵ

“Hãy ăn năn đi!”

Tôi biết hai chàng trai ở đại học là bạn thân và rất sùng bái niềm tin của mình. Một người đẹp trai hơn và hẹn hò nhiều hơn, còn người kia thì chưa từng hôn con gái.

Người đầu tiên có quan hệ ổn định với một cô bạn gái, hai người dành khá nhiều thời gian hôn hít nhau. Với chuẩn mực của đa số mọi người thì cũng chẳng có gì đáng xấu hổ cả.

Nhưng bạn của anh ta thì lại bảo anh ta xem xét lại mình đi. Cậu ấy nói rằng rất thất vọng, và cậu nghĩ anh bạn thích hôn hít của mình chẳng đứng đắn gì cả và cần phải đối xử với bạn gái một cách trong sáng hơn.

Một năm sau, chàng trai thứ hai kia cũng có bạn gái cho mình. Họ bắt đầu hôn nhau vào buổi hẹn hò thứ hai, và tất cả những buổi hẹn hò sau đó. Những nguyên tắc trước đó cậu ta cảm thấy rất chắc chắn nhanh chóng thay đổi khi vị thế của cậu ta thay đổi - khi đã có cơ hội trực tiếp trải nghiệm tình huống mà trước đó cậu chỉ có thể suy xét giả định.

Sau đó cậu ta nhận ra rằng sự tự công bình mà mình cảm nhận với hành vi của bạn mình trước đây thực chất là một hiện thân của lòng đố kỵ, chứ không phải là lòng tin. Cậu ta đã ước gì mình có bạn gái, nhưng thay vì đối mặt với sự thật ấy, cậu ta đã không chỉ né tránh cảm giác yếu thế hơn so với cậu bạn, mà còn cảm thấy vượt trội hơn người bạn ấy.

Tất nhiên, điều này không có nghĩa mọi nguyên tắc tín ngưỡng và đạo đức của một người đàn ông đều ẩn chứa sự ghen tỵ. Và điều này cũng không có nghĩa là nếu bạn cảm thấy ghen tỵ với một người nào đó phá vỡ chuẩn mực mà bạn tin tưởng thì đó không phải là một nguyên tắc đúng đắn, và bạn cũng nên phá vỡ chuẩn mực ấy. Ví dụ, bạn có thể rất đố kỵ với một người bạn suốt ngày đi chịch xã giao sau khi bỏ rơi vợ, nhưng đó không có nghĩa bạn cũng nên làm theo cậu ấy.

Xem xét cảm xúc công bình cá nhân để chắc chắn những chuẩn mực của mình không xuất phát từ lý lẽ đạo đức mà được thêu dệt bởi lòng đố kỵ, đó là điều khôn ngoan cần làm.

“Tôi ghét người đó!”

Có người nào mà bạn nhìn thôi đã ghét cay ghét đắng rồi không? Đó có thể là một người nổi tiếng, một nhà văn, nhạc sĩ, hay học giả. Đó có thể là người đồng nghiệp hay bạn cũ, đối thủ kinh doanh, hoặc một người quen mà bạn nhìn phát xét từ xa.

Có thể bạn ghét họ vì họ đáng ghét đáng khinh thật, nói những lời lẽ ngu ngốc và đối xử tệ với bạn và người khác.

Nhưng cũng cần nhìn bên dưới những cảm xúc chua cay ấy. Đôi khi, ngay cả khi đó là một người tệ bạc vạn phần, nhưng có ít nhất một phần trong đó khiến bạn ghen tỵ với họ. Họ có điều bạn muốn. Họ lấy ý tưởng bạn đang ấp ủ trong đầu và thực hiện nó trước. Họ làm một điều gì đó giỏi hơn bạn. Chính sự đố kỵ này đã ăn sâu đáng kể vào bạn, thậm chí còn gây ra sự thù ghét mà bạn dành cho người đó.

Cụ thể là lớp ngụy trang này hình thành giữa những đối thủ kinh doanh với nhau.

Có một người đang làm ăn trong cùng một không gian với bạn. Có thể trong một vài lĩnh vực nào đó họ đánh bại được bạn. Thay vì thừa nhận sự thật thì bạn chỉ chăm chăm vào tất cả những gì bạn không thích về đối thủ của mình, tất cả những điều thỏa mãn sự khinh thường của bạn với người đó. Những mối lo lắng của bạn về mưu kế thị trường của người đó đều được thể hiện qua câu nói, “Tôi ghét người đó.”

Dù sự khinh thường ấy mang lại cho bạn cảm giác giải tỏa tạm thời ngọt ngàoi, nếu bạn không thể tìm ra nguyên nhân thực chất gây ra những oán giận của mình thì bạn sẽ đánh mất cơ hội đánh giá chân thật điểm yếu của bản thân, và cơ hội để cải thiện nó từ nay về sau.

Nếu ai đó có được điều bạn muốn, thay vì phớt lờ ham muốn này bằng cách bao trùm lên nó bằng tất cả những gì sai trái của người kia, hãy trau dồi bản thân và tìm cách để tự mình đạt được điều ấy.

“Tôi chả thèm.”

Khi có một cách biệt giữa cách bạn muốn nhìn nhận thế giới và bản chất thật của thế giới, giữa lý tưởng và hành vi của bạn, giữa điều bạn muốn và điều bạn có, bạn đang có xung đột nhận thức.

Xung đột này có thể được thuyên giảm bằng một trong hai cách.

Bạn có thể di chuyển hành vi đến gần với mục tiêu hơn. Bạn có thể nỗ lực để thu hẹp cách biệt giữa cuộc sống mà bạn muốn và cuộc sống hiện tại của bạn.

Hoặc, bạn có thể loại bỏ khoảng cách giữa lý tưởng và hiện thực, bằng cách loại bỏ đi lý tưởng. Bạn có thể quyết định những mục tiêu trước đây bạn từng ham muốn nay bỗng nhiên trở nên ngu ngốc, vô nghĩa, phí thời gian. Đây là động lực kinh điển cho hành vi: “Tôi không có được nó? Tôi chả thèm.”

Vấn đề với lựa chọn thứ hai là rất khó để loại bỏ một ham muốn thẳm sâu trong lòng. Để chế ngự, bạn phải liên tục công kích và nghiền nát nó. Có được cái nhìn tích cực về mục tiêu của bạn là điều không thể, nên bạn phải xem nó là một thứ gì đó hoàn toàn xấu xa ngu ngốc và không đáng để theo đuổi.

Bạn rất muốn tìm được một cô gái để thiết lập mối quan hệ ổn định. Nhưng những người bạn tiếp xúc từ trước đến nay không đáp ứng được tiêu chí của bạn. Vì vậy, bạn cho rằng tất cả phụ nữ đều không đáng tin, rằng hôn nhân là một điều ngu ngốc, một phong tục lỗi thời chỉ những ai ngớ ngẩn mới là theo.

Bạn muốn có một nhóm bạn thân đại học. Nhưng họ đều khiến bạn thất vọng (hoặc, bạn nghĩ rằng họ sẽ làm thế nên cũng chẳng buồn cố gắng nữa). Vì vậy, bạn cho rằng những kẻ chơi theo băng theo nhóm chỉ là một lũ ngu ngốc, rượu chè, gái gú.

Bạn không được sinh ra với một cơ thể cường tráng và nam tính (ví dụ như vị tổng thống thứ 26 của chúng ta vậy), nhưng một phần trong bạn mong muốn được cảm thấy mạnh mẽ, tự tin, vạm vỡ. Vì điều đó gần như không thể, bạn cho rằng “nam tính” là một khái niệm văn hóa không có thật và suy nghĩ về nam tính chỉ dành cho những kẻ bấp bênh, lạc hậu, ghét phái nữ, những kẻ cần phải cắt nghĩa lại khái niệm xưa cũ về nam tính trong thời đại mới.

Giờ thì ta có thể đưa ra kết luận của những người đàn ông giả tưởng này thông qua chất vấn, phân tích, và quy kết hay không? Tất nhiên.

Chỉ là đôi lúc, đúng vậy, đôi lúc những niềm tin này bắt nguồn từ lòng đố kỵ. Tất cả công sức để dìm một điều gì đó xuống sản sinh từ cảm giác không thể đạt đến được.

Không may là những cay đắng cần có để sự thừa nhận này tiếp cận đến nhận thức của một người là quá lớn, ảnh hưởng xấu đến tâm hồn của họ, và hình thành một thói quen khiến người đó mất sự công bằng trong sở thích và tính cách. Phủ nhận một ham muốn mới chỉ bị nhấn chìm chứ chưa hoàn toàn biến mất thường dẫn đến sự buồn bực khó mà vơi đi được, vì không dễ để truy được gốc rễ.

Cách tốt hơn là, nếu một mục tiêu bị ngăn chặn, hãy thử một chiến lược khác để đạt được nó, hãy men theo lối đi khác cùng dẫn tới một đích đến - hãy bước gần nhất có thể đến ham muốn của bạn dù cho có trở ngại, nỗ lực để đạt được kết quả tốt nhất từ những gì bạn có.

Gỡ bỏ lớp mặt nạ của lòng đố kỵ

Ta thường nghĩ rằng khi nào mình cảm thấy ghen tỵ thì sẽ biết ngay, rằng ghen tỵ cũng chỉ là một cảm xúc dễ nhận diện như vui vẻ hay buồn bã. Nhưng trên thực tế, con quỷ mắt xanh (green-eyed monster - thành ngữ trong tiếng Anh có nghĩa là lòng đố kỵ) thường len lỏi trong cuộc sống của chúng ta với muôn vàn hóa thân - là những lớp mặt nạ khiến ta tin rằng không phải người khác có được thứ ta muốn, mà bản thân ta mới là người vượt trội hơn so với người khác.

Lòng đố kỵ không hẳn là một điều hoàn toàn xấu, nó có thể đóng vai trò là triệu chứng chỉ điểm những hạn chế hoặc ham muốn ẩn sâu không được thừa nhận mà ta cần phải đối mặt. Nhưng để khiến lòng đố kỵ ấy tạo động lực cho ta đi theo hướng tích cực hơn, ta phải nhận diện được khi nó xuất hiện, dưới bất kỳ hình thức nào.

Theo tamlyhoctoipham.com

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

6,302 lượt xem