Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

“Nam Quyền” Một Xã Hội Ám Ảnh Thành Công ?

Dạo kia, tôi nghe được cậu bé cùng khóa tiếng anh nói với những đứa trẻ còn lại rằng dù hôm nay cậu học ở một đại học hạng bét nhưng khi ra trường sau này chưa chắc ai đã kiếm tiền nhiều hơn ai đâu. Đôi lúc tôi chẳng biết ngôn từ của mình có đủ sức lột tả sự ngạo nghễ của cậu ta lúc ấy với niềm tin chắc nịch rằng cứ rủng rỉnh hầu bao, thành công là đã đứng trên thiên hạ.

 

Tôi biết, với nhiều người mà nói thước đo đánh giá người với người có lẽ là thành công là địa vị xã hội. Khi mà người người cứ kết giao dựa vào quyền thế của người đối diện. Tất cả họ đều đã quên đi những giá trị còn lại trong cuộc sống. Một cuộc sống đa chiều cần nhiều giá trị hơn là tiền bạc. Đó là sức khỏe, là gia đình, là hạnh phúc, tình yêu, bè bạn.

Dù cho có thành ông chủ một tập đoàn mà bên cạnh không có người thân hay chẳng còn sức lực để hưởng thụ thì cái giá phải bỏ ra hoàn toàn không xứng. Có một đoạn văn được lan truyền trên mạng, và được nhiều người tin rằng đấy là lời trăn trối của Steve Jobs:

 

“Tôi đạt đến đỉnh cao của sự thành công trong thế giới kinh doanh.Trong mắt của người khác, cuộc sống của tôi là một mẫu mực của sự thành công.Tuy nhiên, ngoài công việc, tôi có rất ít niềm vui. Cuối cùng, sự giàu có chỉ là một thực tế của cuộc sống mà tôi phải làm quen với nó.Tại thời điểm này, nằm trên giường bệnh và nhớ lại toàn bộ cuộc sống của tôi, tôi nhận ra rằng tất cả các công nhận và sự giàu có mà tôi mất rất nhiều nhiều năm tháng tuổi trẻ để có niềm tự hào đó, đã dần và trở nên vô nghĩa khi đối mặt với cái chết sắp xảy ra. Trong bóng tối, tôi nhìn vào ánh sáng màu xanh lá cây từ các máy hỗ trợ cuộc sống và nghe những âm thanh ồn ào cơ khí, tôi có thể cảm thấy hơi thở của thần chết về gần hơn ...Bây giờ tôi biết, khi chúng ta đã tích lũy đủ giàu có để kéo dài thời gian sống của chúng ta, chúng ta nên theo đuổi những vấn đề khác mà không liên quan đến sự giàu có ...Nên là cái gì đó  quan trọng hơn:

 

Có lẽ mối quan hệ, có lẽ nghệ thuật, có lẽ là một ước mơ từ ngày còn trẻ ...Không ngừng theo đuổi sự giàu có sẽ biến cuộc đời bạn thành 1 vòng xoáy hỗn độn, giống như tôi. Chúa đã cho chúng ta các giác quan để cho chúng ta cảm nhận được tình yêu trong trái tim của tất cả mọi người, không phải là ảo tưởng mang lại bởi sự giàu có. Sự giàu có tôi đã giành chiến thắng trong cuộc sống của tôi, tôi không thể mang theo khi xuống mồ. Những gì tôi có thể mang lại chỉ là những kỷ niệm đọng lại bởi tình yêu.Đó là sự giàu có thật sự mà sẽ theo bạn, đi cùng bạn, cho bạn sức mạnh và ánh sáng để đi vào. Tình yêu có thể đi một ngàn dặm. Cuộc sống không có giới hạn. Đi nơi bạn muốn đi. Đạt chiều cao mà bạn muốn tiếp cận. Đó là tất cả trong trái tim của bạn và trong tay của bạn. Giường đắt nhất trên thế giới là gì? - Đó là "GIƯỜNG BỆNH"

 

Bạn có thể sử dụng một người lái xe cho bạn, kiếm tiền cho bạn, nhưng bạn không thể có một người nào đó phải chịu bệnh tật cho bạn. Vật chất bị mất có thể được tìm thấy. Nhưng có một điều mà không bao giờ có thể được tìm thấy khi nó bị mất - "CUỘC ĐỜI BẠN". Khi một người đi vào phòng mổ, anh sẽ nhận ra rằng có một cuốn sách mà anh ta vẫn chưa hoàn thành việc đọc - "CUỐN SÁCH SỨC KHỎE CỦA CUỘC SỐNG ĐÃ BAN". Cho dù giai đoạn trong cuộc đời chúng ta đang ở có huy hoàng tới mức nào, với sự tàn phá của thời gian, chúng ta sẽ phải đối mặt với những ngày đi xuống. Hãy trân trọng tình yêu cho gia đình bạn, tình yêu dành cho người bạn đời của bạn, tình yêu cho bạn bè ... Hãy đối xử với mình tốt. Trân trọng những người khác.”

 

Tỉ phủ Richard Branson cũng phải thừa nhận, và viết trên blog cá nhân của ông rằng dù những câu nói trên không phải từ Steve Jobs nhưng giá trị của nó không thể phủ nhận. Ở đấy bạn nhận ra đam mê, sáng tạo, thành công, gia đình, tình bạn, tình yêu. Thực sự cuộc sống nào chỉ có thành công về mặt vật chất. Ấy thế mà chúng ta dường như đang quá ám ảnh phải thành công và giàu có. Quả thực, nổi ám ảnh ấy dày vò người trẻ ngạt thở hơn bao giờ hết. Phải chăng vì thế mà cô nữ sinh Trịnh Thị Dung phải kiệt sức đến thiệt mạng nơi đất Nhật dù trước đấy cô gái vẫn đầy hoài bão, nhiệt huyết. Và sẽ có thêm bao nhiêu người phải xa rời cuộc sống vì làm việc quá sức đây.

Từ khi mở của đến nay chúng ta được tiếp xúc với rất nhiều nền văn hóa từ các quốc gia trên thế giới. Người Việt vì thế có dịp du học và tiếp thu lối sống bên ngoài. Nhưng không phải tất cả lối sống tư tưởng từ các nước tiến bộ kia đều thực sự cần học hỏi. Mỹ, Nhật, Úc có lẽ là những nước người Việt chuộng du học nhất. Nhưng các nước trên có một điểm chung mà không phải ai cũng biết đó chính là “nam quyền”. Theo như nhà nhà nhân chủng học người Hà Lan- Geert Hofstede, dựa theo kết quả phân tích nhân tố của bảng khảo sát nhân lực trên toàn thế giới cho IBM vào khoảng giữa năm 1967 và 1973, sau đó bổ sung gần nhất vào 2010, thì “nam quyền” được định nghĩa là “sự ưu tiên của xã hội cho thành quả, phần thưởng vật chất và định nghĩa thành công dựa trên những thành quả vật chất mà cá nhân đạt được”. Ngược lại, “nữ quyền” ám chỉ sự coi trọng tính cộng tác, khiêm tốn, quan tâm đến những cá nhân khó khăn cũng như chất lượng cuộc sống. Rất nhiều người trẻ hết lòng thần tượng nước Mỹ, luôn cho rằng tất cả những gì ở Mỹ đều là tốt nhất nhưng họ quên mất rằng Hoa Kỳ chưa bao giờ là quốc gia đáng sống nhất trên thế giới. Theo World Ecomic Forum, những quốc gia có chất lượng cuộc sống tốt nhất hầu hết đều nằm vào tay các quốc gia “nữ quyền” mà dẫn đầu là Phần Lan, Đan Mạch, Thụy Điển.

Chúng ta quá đỗi thần tượng sự thần kỳ của Nhật Bản mà bỏ quên tỉ lệ tự tử cao ngất ngưỡng. Được dịp tìm hiểu về tài liệu của Hofstede, tôi phát hiện ra rằng Nhật Bản là một trong những quốc gia có chỉ số “nam quyền” cao nhất. Điều đó thể hiện xã hội của họ luôn có một áp lực rất lớn về thành công hay cạnh tranh khốc liệt. Vì vậy chẳng lạ gì, theo BBC trung bình có đến 131 học sinh tự tử tại Nhật vào ngày nhập học 1/9. Thậm chí đã có trường hợp tự tử sau khi thi trượt. Chúng ta có thấy quen thuộc chăng khi đâu đó ở Việt Nam vẫn có trường hợp lựa chọn cái chết khi trượt đại học.

 

Có lẽ mọi người vẫn còn nhớ lời phát biểu đàn ông phải biết kiếm tiền của một diễn giả nổi tiếng. Các diễn giả ở Việt Nam có lẽ vì muốn tăng phần truyền cảm hứng nên lúc nào cũng áp đặt cho người trẻ các mục tiêu như một năm khi ra trường phải tích lũy được một triệu đô la. Tất nhiên chẳng ai khuyên bạn, phải khỏe mạnh ở tuổi hai mươi cũng chẳng ai khuyên bạn sống hạnh phúc, giúp đỡ mọi người vào năm ba mươi cả. Chúng ta lấy tiền làm cột mốc trong đời và chỉ đuổi theo chúng. Ngược lại, người Đức quan niệm các doanh nghiệp được lập ra thì mục tiêu hàng đầu là tạo việc làm ổn định lâu dài cho người dân và góp thuế vào nhà nước. Rộng hơn như châu Âu, họ quan tâm nhiều hơn với việc phát triển bền vững, giúp đỡ người nghèo khó, cải thiện cuộc sống, chính vì vậy mà khoảng cách giàu nghèo giữa đô thị và nông thôn chẳng quá lớn.

 

Đã đến lúc chúng ta nên từ bỏ đi suy nghĩ rằng năm bao nhiều tuổi phải kiếm được từng ấy tiền, điều ấy chẳng thể đảm bảo cho bạn cuộc sống trọn vẹn. Điều ngạc nhiên là khi bạn hướng đến việc tạo ra những giá trị tích cực, cải thiện xã hội thì thành công cũng sẽ đi kèm như cách Uber giải quyết bài toán taxi, mang trải nghiệm tài xế riêng đến với giới bình dân, hay cách Facebook gắn kết con người với nhau, vượt qua trở ngại địa lý.

 

--------------------------
Bản quyền bài viết thuộc về YBOX.VN

Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn "Theo YBOX.VN''

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

1,608 lượt xem