Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

public6 năm trước

Người Hướng Nội – Bạn Thuộc Kiểu Nào?

Có phải bạn là một người hướng nội? Điều đó phụ thuộc vào việc bạn đã đọc quyển sách nào. Sau đây là một vài ví dụ đa dạng về khái niệm người hướng nội trong một nền văn hóa đại chúng (1): Yêu thích những môi trường yên tĩnh và tối thiểu hóa những kích thích; Quiet viết bởi Susan Cain thì ưu ái với sự tụ tập và cô đơn; Phong cách của người hướng nội (The Introvert’s Way) viết bởi Sophia Dembling đề cập đến khả năng tái tạo năng lượng; Lợi thế của người hướng nội (The Introvert Advantage) viết bởi Marti Olsen Laney thì về suy tư – sự nội quan; (…) 

Bạn có phải là người hướng nội? Điều đó phụ thuộc vào quyển sách bạn đọc. Sau đây là một vài ví dụ về những khái niệm của sự hướng nội trong văn hóa đại chúng [1]:

  • Preference for quiet, minimally stimulating environments: Quiet của Susan Cain
  • Preference for concentration and solitude: The Introvert’s Way của Sophia Dembling
  • Rechargeable battery: The Introvert Advantage của Marti Olsen Laney
  • Thoughtful-introspective: Solitude của A. Storr
  • Shy-socially anxious: The Gift of Shyness của A. Avila
  • Artistic-sensitive-creative: The Highly Sensitive Person của E. Aron
  • Literary-observer: Jane Austen, The Complete Novels
  • Worried: The Positive Power of Negative Thinking của J. Norem
  • Lonely-isolated: Just Your Type của P. Tieger
  • Loner-alone by preference: Party of One của A. Rufus
  • Low Energy: High Energy Living của R. Cooper

Về phương diện lịch sử, có rất nhiều sự rối rắm trong các tài liệu tâm lý học. Carl Jung ban đầu đã định nghĩa hướng nội như một sự tập trung vào”năng lượng tâm linh nội tại” (inwardly directed psychic energy) của một người. Tuy nhiên, vào thập niên 30, nhà tâm lí học J.P. Guilford cho thấy rằng rất nhiều những cố gắng đo lường khái niệm hướng nội của Jung đã cho ra kết quả là những nhân tố đa chiều và tách biệt nhau. Nói cách khác, đã không xuất hiện một khái niệm đơn lẻ của tính cách có thể định hình toàn bộ khái niệm hướng nội.

Vào thập niên 60, Patricia Carrigan đã lặp lại quan điểm này khi cho rằng hướng nội không thể đo lường một cách hiệu quả bằng một thang đo đơn hướng. Bà cảnh báo rằng nếu thuật ngữ hướng nội còn tiếp tục được sử dụng thì “bắt buộc phải quan tâm đến ngữ cảnh và hoạt động cụ thể mà nó tham chiếu. Những khác biệt dù nhỏ xuất hiện trong các khái niệm khác nhau thật ra có thể đóng vai trò rất quan trọng.” Vào những năm 70, cuộc tranh luận tiếp tục diễn ra sôi nổi, với một Guiford già dặn hơn tranh luận cùng H.J. Eysenck rằng liệu sự hướng nội có thể khả thi, hoặc thậm chí là nên, được thể hiện bởi một thang đo đơn hướng hay không?

Mọi thứ dường như ngã ngũ vào những năm 90 với sự xuất hiện khung đo lường tính cánh của mô hình Năm yếu tố (Big Five). Năm yếu tố chính của tính cách như:  hướng ngoại (extraversion), tâm lý bất ổn (neuroticism), dễ chịu (agreeableness), tận tâm (conscientiousness), và trí năng/sự tưởng tượng (intellect/imagination) — đã thu được từ thực nghiệm dựa trên các hình mẫu hành vi thường xuất hiện cùng nhau. Theo đó, sự hướng nội chỉ được định nghĩa là khái niệm đối lập của sự hướng ngoại.

Theo khuôn khổ mô hình Năm yếu tố, sự hướng ngoại cấu thành bởi hai khía cạnh chính: lòng nhiệt thành – enthusiasm  (phản ánh sự quảng giao, cảm xúc tích cực và sự ấm áp) và sự tự khẳng địnhassertiveness (phản ánh xu hướng chịu trách nhiệm, trở thành người thủ lĩnh và chiếm sự chú ý của mọi người). Đặc điểm chung dường như là sự nhạy cảm cao đối với các tưởng thưởng từ môi trường – điều này là do bản chất xã hội cao của con người xuyên suốt quá trình tiến hóa, nổi bật nhất là những tưởng thưởng gắn liền với sự chú ý của xã hội.

Do đó, theo mô hình tính cách thịnh hành của tâm lí học hiện đại, nếu bạn đạt điểm thấp trong lòng nhiệt thành và sự tự khẳng định mình, bạn là người hướng nội (2). Không gì chắc chắn hơn thế.

Nhưng khoan, đừng vội vàng thế chứ!

Một cách tiếp cận khác về sự hướng nội

Vấn đề ở đây là: mô hình Năm yếu tố áp đặt một định nghĩa về sự hướng nội cho nhiều người, trong khi rất nhiều người trong số họ không có cùng khái niệm giống nhau về điều đó. Ví dụ, một nghiên cứu đã so sánh suy nghĩ thông thường của mọi người về sự hướng nội và khái niệm khoa học của nó. Họ phát hiện ra rằng các tính cách đặc trưng nhất của người hướng nội được xác định bởi cách hiểu thông thường là những đặc điểm sau đây:

“Thường suy nghĩ về bản thân mình”

Rõ ràng, rất nhiều người đánh đồng hướng nội với sự tự suy xét/ quán chiếu nội tâm (introspection). Tuy nhiên trong mô hình năm yếu tố, điều đó lại được phân loại như một dạng của trí năng/ sự tưởng tượng chứ không thuộc sự hướng nội. Do đó, có một sự không trùng khớp nghiêm trọng giữa định nghĩa quen thuộc và định nghĩa khoa học về sự hướng nội. Những người xem bản thân họ như người hướng nội bởi vì họ sống nội tâm được các nhà khoa học nói rằng: “Bạn không thực sự là người hướng nội dựa trên những mẫu hình của sự biến thiên giữa các quan niệm thông thường.” Mọi người sẽ phản ứng ngay tức thì: “Ông đang nói cái quái gì vậy?”.

Như nhà tâm lí học về tính cách Jonathan Cheek đã từng nói với tôi, “với việc vô hiệu hóa  ý nghĩa của sự hướng nội trong ngôn ngữ phổ thông bằng cách định nghĩa nó chỉ là đối lập với sự hướng ngoại trong mô hình Năm yếu tố, các nhà nghiên cứu mô hình Năm yếu tố là những tội đồ của chủ nghĩa tâm lý học đế quốc.” Bị ảnh hưởng bởi các công trình của Jung, Guilford, và Carrigan, Cheek và các đồng nghiệp của mình đã quyết định tiếp cận theo một hướng khác, bằng cách tập trung vào các hiện tượng của chính sự hướng nội, tách biệt khỏi việc bị ép vào bất kỳ một quy trình hay một khuôn khổ nào khác.

Như Carl Jung đã nói, mỗi cá nhân suy cho cùng là một viên đá độc nhất vô nhị, nhưng các lý thuyết phân nhóm có thể hữu ích trong việc định hướng cuộc sống. Nắm bắt tinh thần của Triết học Jungian, Cheek và các đồng nghiệp tranh luận rằng khi con người sử dụng từ “hướng nội”, họ nên không chỉ sử dụng nó bởi vì họ nghĩ nó là thế. Thay vào đó, họ quả quyết rằng các nhà nghiên cứu nên đặt ra một sự điều chỉnh riêng cho thuật ngữ này. Nhưng điều chỉnh như thế nào đây?

Trong bài luận văn thạc sĩ của mình (dưới sự hướng dẫn của Cheek), Jennifer Odessa Grimes định nghĩa bốn ý nghĩa của sự hướng nội: quảng giao (social), suy tư (thinking), lo lắng (anxious) và hạn chế (restrained) (tạo thành từ viết tắt STAR). Và nó hoàn toàn khả thi khi đạt điểm cao hay thấp ở mỗi khía cạnh của sự hướng nội. Ví dụ, bạn có thể bị đánh điểm thấp trong sự hướng nội quảng giao vì bạn không thích giao tiếp với người khác nhưng không đặc biệt lo lắng với sự hiện diện của nhiều người. Hoặc bạn có thể phải chịu đựng nỗi lo lắng khi giao tiếp, những vẫn mong muốn được giao thiệp với mọi người. Hoặc bất kì sự kết hợp nào bởi bốn yếu tố của sự hướng nội.

Với cách nhìn này, bạn có lẽ sẽ thắc mắc vậy mình thuộc dạng hướng nội nào. Well, bạn thật may mắn. Có một bài test cho việc đó.

Bạn thuộc dạng hướng nội nào?

Sau khi tập hợp một lượng lớn các bài test tính cách hiện nay, Grimes, Cheek, Julie Norem, và Courtney Brown đã sáng tạo ra bài test STAR để đo bốn loại hướng nội. Để xác định dạng hướng nội chính của bạn, hãy làm bài test online sau:

Để biết bạn nằm đâu trong bốn dạng hướng nội, trả lời các câu hỏi sau bằng cách quyết định mỗi câu sau đúng với hành vi và cảm xúc của bạn đến mức nào. Điền vào chỗ trống cạnh mỗi câu bằng cách chọn ra một con số từ thang mức độ:

1= rất không trùng khớp hoặc cực lực phản đối

2= không trùng khớp

3= trung lập

4= trùng khớp

5= rất trùng khớp hoặc rất đồng ý

Hướng nội trong giao tiếp

____ 1. Tôi thích chia sẻ các sự kiện trọng đại với chỉ một hoặc một vài người bạn thân, hơn là những buổi tiệc tùng lớn.

____ 2. Tôi nghĩ sẽ thật thỏa mãn nếu tôi có tình bạn thân thiết với nhiều người.

____ 3. Tôi cố sắp xếp lịch trình để luôn có thời gian cho riêng mình.

____ 4. Tôi thích đi nghỉ ở những nơi đông người và có nhiều hoạt động để tham gia.

____ 5. Sau khi dành vài tiếng vây quanh bởi nhiều người, tôi thường muốn đến nơi nào đó thật xa.

____ 6. Tôi không có nhu cầu được vây quanh bởi nhiều người.

____ 7. Chỉ riêng việc ở bên cạnh nhiều người và tìm hiểu về họ đã là một trong những điều lí thú nhất tôi muốn làm.

____ 8. Tôi thường thích làm việc một mình hơn.

____ 9. Người khác thường có xu hướng hiểu nhầm tôi. Họ hình thành ấn tượng tôi là người như thế nào chỉ bởi vì tôi không nói nhiều.

____ 10. Tôi cảm thấy cạn kiệt năng lượng sau các buổi xã giao, kể cả khi tôi đã tận hưởng bản thân mình.

Hướng nội trong suy nghĩ

____1. Tôi thích phân tích suy nghĩ và ý tưởng của mình.

____ 2. Tôi có một cuộc sống nội tâm giàu có, phong phú.

____ 3. Tôi thường nghĩ tôi là loại người như thế nào.

____ 4. Khi tôi đang đọc một câu chuyện hấp dẫn hoặc khi tôi đang xem một bộ phim hay, tôi tưởng tượng ra tôi sẽ cảm thấy thế nào nếu những sự kiện trong câu chuyện xảy đến với mình.

____ 5. Tôi hiếm khi nghĩ về bản thân.

____ 6. Nói chung tôi đặt sự chú ý vào cảm xúc bên trong của mình.

____ 7. Tôi trân trọng sự tự đánh giá của cá nhân mình, những ý kiến chủ quan của chính tôi.

____ 8. Thỉnh thoảng tôi lùi lại một bước để đặt khoảng cách giữa mình và tâm trí.

____ 9. Tôi mơ mộng về những thứ có thể xảy đến với mình, với một mức độ thường xuyên nhất định.

____ 10. Tôi có xu hướng hoài niệm để phân tích bản thân mình.

Hướng nội lo lắng

____ 1. Khi tôi bước vào một căn phòng, tôi thường trở nên tự ý thức và cảm giác như mọi người đang nhìn mình.

____ 2. Những suy nghĩ của tôi thường tập trung vào những trích đoạn của cuộc sống của tôi mà tôi ước giá như mình có thể dừng suy nghĩ về nó.

____ 3. Thỉnh thoảng hệ thần kinh  của tôi cảm thấy mệt mỏi khi tôi chỉ vừa nới lỏng bản thân mình.

____ 4. Tôi tự tin về các kĩ năng xã hội của mình.

____ 5. Thất bại hoặc thất vọng thường làm tôi xấu hổ hoặc tức giận, những tôi cố không thể hiện nó.

____ 6. Không mất quá lâu để tôi vượt qua sự xấu hổ của mình ở những tình huống mới.

____ 7. Tôi cảm thấy thư giãn kể cả khi ở trong tình huống xã hội không quen thuộc.

____ 8. Thậm chí khi tôi ở trong một nhóm bạn, tôi thường cảm thấy cô đơn và không dễ dàng.

____ 9. Những suy nghĩ, cảm xúc và hành động bí mật của tôi thường làm bọn bạn tôi hoảng lên.

____ 10. Tôi cảm thấy tự ý thức một cách đau đớn khi tôi ở xung quanh toàn người lạ.

Sự hướng nội giới hạn

____ 1. Tôi thích tự cho mình nghỉ ngơi và chạy trốn ngay khi tôi thức dậy vào buổi sang.

____ 2. Tôi sẽ thử mọi thứ một lần.

____ 3. Để nghỉ ngơi, tôi thích chậm lại và suy nghĩ đơn giản thôi.

____ 4. Tôi thích tỏ ra gắng sức.

____ 5. Tôi thường nói điều đầu tiên này ra trong đầu.

____ 6. Nói chung tôi tìm kiếm những trải nghiệm, những cảm giác mới lạ và kích thích.

____ 7. Tôi thích giữ mình bận rộn suốt cả ngày.

____ 8. Tôi thường hành động nhất thời.

____ 9. Thỉnh thoảng tôi cũng làm những điều điên rồ chỉ để khác biệt.

____ 10. Tôi thường cảm thấy chậm chạp.

Kết quả thế nào?

Để tìm ra số điểm tương ứng với mỗi kiểu hướng nội các câu khác cộng điểm bình thường, riêng các câu sau đây thì bạn phải đảo ngược số điểm trước khi cộng:(Tức là nếu bạn cho 5 điểm thì bây giờ thành 1 điểm, 4 điểm thì thành 2 điểm, 3 điểm thì giữ nguyên, 2 điểm thành 4 điểm và 1 điểm thành 5 điểm):

Các câu hướng nội xã hội: đảo điểm các câu 2, 4, 7

Hướng nội suy nghĩ: đảo điểm câu 5

Hướng nội lo lắng: đảo điểm các câu 4, 6, & 7

Hướng nội giới hạn: đảo điểm các câu 1, 2, 4, 5, 6, 7, 8, & 9

Tiếp, cộng tất cả các số được tổng điểm.

Hướng nội xã hội –  dưới 24 thấp, quanh 30 trung bình, trên 36 là cao

Hướng nội suy nghĩ – từ 28 thấp, quanh 34 trung bình, trên 40 cao

Hướng nội lo lắng – dưới 23 thấp, quanh 30 trung bình, trên 37 cao

Hướng nội giới hạn – dưới 25 thấp, quanh 31 trung bình, trên 37 cao

Cách đánh giá hướng hội này không có khả năng tương thích với các nhà nghiên cứu tính cách theo mô hình Big Five. Nhưng nó cho bạn một cái nhìn ý nghĩa mang tính cá nhân và thỏa mãn hơn để nhìn vào cá tính độc nhất của bạn, mà không cần quan tâm đến mô hình Big Five.

Dịch: Tiểu Anh Anh

Nguồn: http://blogs.scientificamerican.com/beautiful-minds/what-kind-of-introvert-are-you/

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

6,989 lượt xem