Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

Những Bài Học Thú Vị Từ Bộ Phim "Up In The Air"

Up In the Air là một bộ phim được đánh giá rất cao trong năm 2009, nói về quãng thời gian khủng hoảng của nền kinh tế Mỹ những năm 2008, mà các doanh nghiệp lớn liên tục phải cắt giảm nhân sự và đối mặt với nguy cơ phá sản.

Chính trong quá trình đầy hỗn mang ấy, bộ phim đã giới thiệu vô cùng chân thực bức tranh xã hội, những tình huống tréo ngoe mà ở đó khán giả sau khi trải qua câu chuyện của Up in the air sẽ rút ra được rất nhiều những bài học sâu sắc.

Bối cảnh câu chuyện của phim:

Ryan Bringham được thuê làm một nghề có thể coi là “Đao phủ thời hiện đại” đó chính là đi khắp nước Mỹ sa thải những nhân viên lâu năm của các công ty lớn, do các ông chủ cảm thấy quá xấu hổ không dám trực tiếp sa thải nhân viên của mình. Nhu cầu sa thải nhân viên cao đến nỗi Ryan được công ty chuyên sa thải cho sống trên máy bay và đi công tác khắp nước Mỹ suốt 3/4 thời gian 1 năm (cụ thể là 270/360 ngày), và đang ôm mộng trở thành người đàn ông trẻ nhất thế giới sưu tập được tấm thẻ trên 10 ngàn dặm của American Airline. Sự oái oăm còn ở chỗ Ryan cảm thấy yêu thích công việc của mình vì nó đem lại ý nghĩa cuộc sống cho ông, đến mức ông còn được mời làm diễn giả ở nhiều sự kiện lớn để truyển bá thông điệp “Con người không nên sống với nhau – mà là sống độc lập. Chúng ta không phải là những loài như thiên nga, sống theo bầy đàn, mà hãy là những con cá mập”. Nguyên văn: “Some animals were meant to carry each other, to live symbiotically for a lifetime – star crossed lovers, monogamous swans. We are not those animals. The slower we move, the faster we die. We are not swans. We’re sharks...”.

Tuy nhiên chính sự nghiệp của Ryan lại gặp phải một thử thách mới. Natalie – một sinh viên trẻ tuổi đầy tham vọng đã nghĩ ra ý tưởng sa thải nhân viên qua telecom – màn hình trực tuyến, giúp cắt giảm chi phí và đe dọa đến cuộc sống, lý tưởng sống của Ryan. Giám đốc công ty, khi nhìn thấy tiềm năng của Natalie và kinh nghiệm của Ryan, đã quyết định kết hợp họ lại với nhau để Ryan huấn luyện Natalie thực hiện kế hoạch của mình. Và cuộc hành trình thú vị đó mang lại cho khán giả những câu chuyện, bài học sâu sắc sau:

Kiến thức và tư duy cần phải được kiểm chứng bằng kinh nghiệm

Sinh viên mới ra trường dù có tài giỏi đến mấy cũng cần một thời gian để tích lũy kinh nghiệm, và thực sự hiểu về thị trường. Natalie, tốt nghiệp tại Cornell, tạo ngay một ấn tượng rằng cô là một trong những nhân viên xuất sắc nhất mà một trường đại học có thể đào tạo được, đưa ra một bài minh họa đầy sức thuyết phục về việc ý tưởng của cô sẽ đem lại cuộc cách mạng mới cho công ty, và thay đổi toàn bộ cuộc chơi vốn có. Tuy nhiên, Ryan – chỉ trong vòng vài phút, cho Natalie một bài học đầy sức nặng vì sao giỏi đến mấy khi mới ra trường cần phải khiêm tốn, và khiến cô bé càng cố gắng càng chứng tỏ mình ngựa non háu đá đến tội nghiệp ra sao. Vị giám đốc, sau khi chứng kiến màn đấu khẩu đó, đã đưa ra một quyết định mang đến bước ngoặt đầu tiên của phim, giao Natalie cho Ryan để học việc – một trong những tình huống giải quyết thực sự thông minh, và là một tình huống có thể xảy ra trong bất kỳ công việc nào.

Kinh nghiệm đến mấy cũng có thể bị thay thế

Nếu Natalie bị ăn đòn ở đầu phim thì Ryan cũng nhận được quả báo ở gần cuối phim. Là đao phủ, Ryan đã gặp không biết bao nhiều nhân viên đầy kinh nghiệm, tuy nhiên, sẽ đến một lúc doanh nghiệp không cần họ nữa và họ bị buộc phải ra đi, và Ryan là người “thay trời hành đạo”, giúp các sếp lớn sa thải bớt nhân viên của mình. Tuy nhiên, khi Natalie đã học được nghề, và ý tưởng của cô là khả thi, Ryan hiểu được đã đến lúc sự nghiệp bay bổng của mình bị chấm dứt và nhường chỗ lại cho lớp trẻ với những ý tưởng táo bạo, hiệu quả hơn. Giờ đây, ông đã phải nếm trải cảm giác mà những người bị ông sa thải cảm nhận khi họ mất đi công việc yêu thích của mình.

Sự kết hợp giữa kinh nghiệm và sức trẻ tạo ra giải pháp

Chúng ta cảm thấy quá trình trưởng thành rõ rệt của cô sinh viên Natalie khi đi kèm với Ryan, cũng như những câu hỏi của chính Natalie đã thách thức và thúc đẩy Ryan cống hiến nhiều hơn nữa trong công việc của mình. Cả hai cần nhau và là một cặp bài trùng tuyệt vời trong công việc, để rồi Natalie đạt được kinh nghiệm và cùng với sức trẻ, mang đến giải pháp hiệu quả nhất cho công ty.     Cả hai cần nhau và là một cặp bài trùng tuyệt vời trong công việc, để rồi Natalie đạt được kinh nghiệm và cùng với sức trẻ, mang đến giải pháp hiệu quả nhất cho công ty.

Cùng một sự việc, tuy nhiên thái độ tích cực là điều cần thiết

Vậy công việc của Ryan là gì? Khi bạn bị sa thải, trời đất dường như sụp đổ và thậm chí có người đã nghĩ đến tự tử trong phim. Ryan, bằng nghệ thuật tác động tâm lý của mình, khiến người nghe có suy nghĩ tích cực hơn về cái tin tồi tệ nhất trong cuộc đời đi làm mà họ có thể nghe được. Những người bị sa thải, thay vì nhìn đó là kết thúc cuộc đời, Ryan truyền cho họ rằng đây là một cơ hội đổi đời, vì khi cánh cửa này đóng, họ giờ đây có quyền chọn mở cánh cửa mới mà ở đó họ nhận được sự tôn trọng, hoặc theo đuổi đam mê hồi trẻ mà họ vì công việc này chưa bao giờ làm được. Dưới cái nhìn tích cực đó, mọi người cảm thấy sẵn sằng hơn để chiến đấu và vượt qua khó khăn, và cuối phim, họ đã vượt qua.     Trong Up In the Air, những người bị sa thải, thay vì nhìn đó là kết thúc cuộc đời, Ryan truyền cho họ rằng đây là một cơ hội đổi đời, vì khi cánh cửa này đóng, họ giờ đây có quyền chọn mở cánh cửa mới mà ở đó họ nhận được sự tôn trọng, hoặc theo đuổi đam mê hồi trẻ mà họ vì công việc này chưa bao giờ làm được.

Tỉnh yêu và tham vọng của tuổi 25 khác với tuổi 35

Tuổi 25, Natalie cảm thấy thất vọng khi bị bạn trai đòi chia tay vì công việc của mình. Cô yêu bạn trai vì anh ta học được chơi được, biết nuôi chó, cuối tuần thích đi ra ngoài, cao ráo và thuộc tuýp người ưa thích của con gái. Và khi cô hỏi lời khuyên từ Ryan và Alex (một phụ nữ tuổi 35 – bạn hẹn hò của Ryan), thì tuổi 35 chỉ mong một người đàn ông có nhiều tiền hơn mình, thích trẻ con, chịu khó dành thời gian cho mình và con, và hy vọng biết cười. Quả là hai góc nhìn đối nghịch đầy thú vị.Như vậy, tuổi 25 người ta vẫn đặt ra những mốc son, những kỳ vọng để đạt được trước một thời điểm nào đó, những tiêu chuẩn gạch đầu dòng phải có. Còn năm 35 tuổi, họ chỉ mong có những điều tối thiểu cơ bản, còn lại toàn bộ những hào nhoáng bên ngoài đều không cần thiết, và toàn bộ những tham vọng mục tiêu ban đầu đã tiêu tan. Khi 25 tuổi, bạn còn trẻ, còn nhiều tham vọng. Năm 35 tuổi, bạn trưởng thành hơn nhưng đã già, và bạn đã biết điểm dừng của mình là ở đâu.

Công việc không thể thay thế được tình yêu, tương tác giữa con người với nhau

Thông điệp chính của bộ phim lại chính là nằm ở đây. Xã hội tư bản hiệu quả đến lạnh lùng, và con người để phát triển đã đánh mất và quên đi những nhu cầu cơ bản nhất. Ryan – cuối bộ phim – sau nhiều trải nghiệm, đã có một trong những bài nói quan trọng nhất với người thân của anh – và cũng là cho chính anh. Sau toàn bộ những gì xảy ra khi nhìn lại, mọi thứ đều trôi đi, và anh lặng lẽ đón tấm thẻ mười ngàn dặm theo một cách không thể oái oăm hơn. Sau bao năm mù quáng theo đuổi mục tiêu kiếm đủ số dặm, anh gặm nhấm nỗi đau khi cảm thấy nó thật vô nghĩa, để rồi sau đó anh quyết định chuyển những dặm mà anh có cho những người thân của chính anh. Sau đây là thông điệp của Ryan với em rể của mình, và cũng là lời kết hay nhất cho bộ phim cũng như bài viết của chúng ta

“Hãy nghĩ mà xem, nhớ về những ký ức tuyệt vời nhất của bản thân, những giờ phút quan trọng nhất của bạn trong cuộc đời, những lúc ấy, bạn có phải đang một mình không?”

“Không”.

“Đúng vậy, cuộc sống này luôn tốt đẹp hơn nếu có ai đó làm cùng với bạn. Ai cũng cần bạn đồng hành”.

Nguyên văn:

Ryan Bingham: If you think about it, your favorite memories, the most important moments in your life… were you alone?

Jim Miller: No, I guess not.

Ryan Bingham: Life’s better with company. Everyone needs a copilot.

 

Bài viết của The Career Wanderer

Theo mycareerme.com

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

6,289 lượt xem