Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

public6 năm trước

Những Điều Bạn Cần Biết Về Sức Bật (Resilience) Của Con Người

Cuộc sống không phải lúc nào cũng công bằng, dù bạn có chuẩn bị cho tương lai kỹ đến mức nào, mọi chuyện vẫn có thể lệch khỏi quỹ đạo bạn tính toán. Nhiều người phản ứng với các sự kiện thử thách với những cảm xúc mạnh mẽ và cảm giác không chắc chắn. Nhưng người ta thường vẫn thích nghi tốt với những sự kiện làm thay đổi cuộc sống và những tình huống áp lực. Và chính sức bật là thứ cho phép họ làm được như thế. Và rất nhiều người không nhận ra rằng sức bật là cái có thể cải thiện được, nó là một quá trình tiếp diễn đòi hỏi thời gian, công sức mà người ta phải thực hiện từng bước mới có được.

Sức bật là gì?

Sức bật là quá trình thích nghi tốt với những tai ương, chấn thương tâm lý, hay những nguồn áp lực to lớn – như những vấn đề gia đình và các mối quan hệ, vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hoặc các vấn đề về tài chính. Nó có nghĩa “bật dậy” từ những trải nghiệm khó khăn.  Những người có khả năng phục hồi tinh thần nhanh thường ít mắc cách dạng rối loạn tâm lý hơn những người khác.

Nghiên cứu cho thấy sức bật là cái thông thường có ở mọi người, nhưng cần rèn luyện để có thể phát triển nó tốt hơn. Tuy nhiên, có sức bật không có nghĩa là người đó không trải nghiệm những khó khăn hay áp lực. Nỗi đau cảm xúc và buồn bã thường thấy ở những người trải qua những tai ương lớn hoặc bị chấn thương tâm lý. Thực tế, con đường đến khả năng phục hồi tinh thần nhanh thường bao hàm những nỗi đau cảm xúc đáng kể.

Sức bật không phải là thứ mà người ta có thể có hoặc không. Nó bao gồm hành vi, suy nghĩ, và hành động có thể học và phát triển ở mỗi người.

Những yếu tố liên quan đến sức bật và chiến lược xây dựng sức bật.

Rất nhiều nghiên cứu cho thấy yếu tố quan trọng nhất của khả năng hồi phục tinh thần nhanh là những mối quan hệ quan tâm và trợ giúp trong và ngoài gia đình. Những mối quan hệ tạo nên tình yêu và tin tưởng, cung cấp vai trò kiểu mẫu, khuyến khích và đoan  chắc giúp phát triển sức bật của một người.

Một số yếu tố khác có liên quan đến sức bật, bao gồm:

– Khả năng lên những kế hoạch thực tế và thực hành nó.

– Có cái nhìn tích cực về bản thân và tự tin vào sức mạnh bản thân và khả năng.

– Có những kỹ năng về giao tiếp và giải quyết vấn đề.

– Khả năng quản lý những cảm xúc mạnh và bốc đồng.

Phát triển sức bật là quá trình mang tính cá nhân. Người ta thường có những phản ứng khác nhau trong cùng một sự kiện. Những phương pháp xây dựng sức bật có thể có tác dụng với một người nhưng vô dụng với người khác. Dưới đây là mười cách xây dựng sức bật:

  1. Tạo nên những mối liên kết.  Những mối quan hệ tốt với gia đình, bạn bè hay những người khác rất quan trọng. Chấp nhận sự giúp đỡ từ những người quan tâm tới bạn và sẽ lắng nghe bạn làm cho khả năng phục hồi tinh thần vững chắc hơn. Nhiều người tìm thấy hoạt động thường xuyên trong những cộng đồng thiện nguyện, hoặc những hội nhóm trong vùng cung cấp trợ giúp xã hội và có thể khôi phục lại hy vọng. Giúp đỡ người khác trong khoảng thời gian khó khăn của họ cũng có thể có lợi ích với người giúp đỡ.
  2. Tránh coi những khủng hoảng là những vấn đề không thể vượt qua. Bạn không thể thay đởi thực tế là những sự kiện đầy áp lực đã xảy ra, nhưng bạn có thể thay đổi cách bạn phân tích và phản ứng trước những sự kiện này. Cố gắng nhìn xa hơn hiện tại về những tình huống tương lai sẽ khá hơn. Để ý trước những chiều hướng khiến bạn cảm thấy phần nào khá hơn khi bạn đang đối phó với những tình huống khó khăn.
  3. Chấp nhận thay đổi là một phần của cuộc sống. Một số mục tiêu không còn có thể đạt tới được do những tai ương xảy ra. Chấp nhận tinh huống không thể thay đổi có thể giúp bạn tập trung vào những tình huống mà bạn có thể thay đổi.
  4. Tiến tới những mục tiêu. Phát triển những mục tiêu thực tế. Làm thứ gì đó đều đặn – dù những mục tiêu hoàn thành chỉ là nho nhỏ – cho phép bạn tiến tới những mục tiêu của mình. Thay vì tập trung vào những thứ có vẻ như không thể đạt được, hãy tự hỏi bản thân, “Thứ gì mà mình biết mình có thể hoàn thành ngày hôm nay, lại giúp mình tiến lên con đường mà mình muốn đi?”
  5. Làm ra những hành động quyết định. Hành động trong tình huống xấu càng nhiều càng tốt. Làm ra những hành động quyết định hơn là tự cách ly bản thân hoàn toàn khỏi vấn đề và hy vọng rằng nó sẽ tự biến mất.
  6. Tìm những cơ hội để bản thân tự phục hồi. Con người thường học điều gì đó về bản thân họ và nhận ra rằng họ đã trưởng thành ở mặt nào đó như là kết quả của quá trình đấu tranh với sự mất mát. Rất nhiều người từng trải qua những bi kịch và khó khăn thường báo cáo rằng họ có những mối quan hệ tốt hơn, cảm nhận bản thân mạnh mẽ hơn ngay cả khi cảm thấy bị tổn thương, nhận ra giá trị bản thân nhiều hơn, và biết ơn cuộc sống tốt hơn.
  7. Nuôi dưỡng cái nhìn tích cực về bản thân. Nuôi dưỡng sự tự tin về khả năng giải quyết vấn đề trong và tin tưởng bản năng của bản giúp xây dựng khả năng hồi phục tinh thần nhanh.
  8. Nhìn rộng hơn. Ngay cả khi đang đối mặt với những tình huống đau lòng, hãy cố gắng nhìn tình huống trong hoàn cảnh rộng hơn và giữ cái nhìn về tình cảnh lâu dài. Tránh trầm trọng hóa vấn đề không cần thiết.
  9. Cố gắng giữ cái nhìn lạc quan. Quan điểm lạc quan cho phép bạn mong chờ những thứ tốt lành xảy ra trong cuộc sống mình. Cố gắng tưởng tượng viễn cảnh mà bạn muốn, hơn là lo lắng về nỗi sợ hãi của mình.
  10. Chăm sóc bản thân. Chú ý đế nhu cầu bản thân và cảm xúc. Tham gia vào những hoạt động mà bạn thích thú và thư giãn. Tập thể dục đều đặn. Chăm sóc bản thân giúp cơ thể và tâm trí bạn sẵn sàng để đối phó với những tình huống cần sức bật.

Những cách  khác có thể tăng cường sức bật, ví dụ, một số người viết về những suy nghĩ sâu xa nhất của họ và những cảm xúc liên quan tối chấn thương tâm lý hay những sự kiện áp lực trong cuộc sống của họ. Thiền dịnh, những bài tập tinh thần có thể giúp một số người tạo nên những sự kết nối và khôi phục lại hy vọng.

Điều quan trọng ở đây là tìm ra những cách  phù hợp với bạn và lên chiến lược dành riêng cho bản thân trên con đường nuôi dưỡng khả năng này.

Theo beautifulmindvn.com

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

200 lượt xem