Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

public6 năm trước

Những Tác Dụng Phụ Của Việc Dùng Quá Nhiều Muối

Trước khi đọc bài dịch, chúng ta cùng tìm hiểu một chút về muối nhé:

Có 3 loại muối chính: muối tinh (table salt), muối biển (sea salt)muối kosher (kosher salt) – được phân biệt dựa trên kết cấu tinh thể của chúng.

• Muối tinh (muối bột): loại muối có kích thước tinh thể khối vuông, nhỏ nhất trong các loại muối, như tên gọi của nó - table salt - muối để bàn - loại muối này thường được đặt ở trên bàn để nêm nếm vào phút chót khi thức ăn đã dọn lên mà thực khách cảm thấy chưa vừa miệng, loại table salt mà chúng ta thường thấy bán nhất đó là muối iốt. 

Bài viết sau được dịch từ chia sẻ trên trang healthyeating.sfgate.com của Jan Annigan, người bắt đầu trở thành tác giả của các bài viết kể từ năm 1985, tên tuổi của bà được biết đến trong các tạp chí như "Plant Physiology" (Sinh lý học thực vật), "Proceedings of the National Academy of Sciences" (Tạp chí của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ), "Journal of Biological Chemistry" (Tạp chí về Hóa Sinh học), và trên nhiều website khác nhau nữa. Cô ấy giữ trong tay một chứng chỉ về Hiệu suất của Con ngườiY học thể thao (lĩnh vực y học liên quan đến việc nghiên cứu, chẩn đoán, xử lý và điều trị các chấn thương liên quan đến thể thao, luyện tập hoặc hoạt động vui chơi giải trí.) từ Đại học Washington, cũng như một tấm bằng Cử nhân Khoa học về khoa học động vật từ Đại học Purdue.

Natri clorua, hoặc muối tinh, cung cấp natri điện giải cho chế độ ăn uống của bạn. Khoáng chất này thì cần thiết cho việc duy trì sự cân bằng chất lỏng trong tế bào của bạn, sự co rút các bắp cơ của bạn và sự dẫn truyền các xung thần kinh. Nó cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp hệ tiêu hóa của bạn hấp thụ các chất dinh dưỡng. Mặc dù bạn cần một lượng natri đáng kể mỗi ngày - lên tới 1.500 miligam (=1,5 gam), tương đương với lượng chứa trong 3 gam muối - đa số người Mỹ tiêu thụ nhiều hơn thế, và việc tiêu thụ quá nhiều muối có thể dẫn đến các các tác dụng phụ bất lợi.

Sự giữ nước trong cơ thể

Natri được tập trung ở bên ngoài các tế bào của bạn, trái ngược với kali, vốn tồn tại chủ yếu bên trong các tế bào của bạn. Lượng natri trong chất lỏng bên ngoài tế bào giúp xác định lượng nước mà cơ thể bạn giữ lại. Nếu lượng natri thu vào của bạn cao, thận sẽ cắt giảm lượng nước thải ra nước tiểu để bạn có thể cân bằng lượng natri dư thừa xung quanh tế bào. Điều này dẫn đến lượng máu tăng lên do sự giữ nước. Các triệu chứng bao gồm phù nề, hoặc trương nở, phình ra ở các bộ phận khác nhau của cơ thể.

Sự mất nước

Sự giữ nước có thể xảy ra với lượng natri cao khi bạn được cung cấp đầy đủ nước; tuy nhiên, nếu bạn không được cung cấp đủ nước, hoặc nếu bạn bị rối loạn (một chức năng của cơ thể) hay bạn uống thuốc cái mà khiến bạn bài tiết quá nhiều nước vào nước tiểu của bạn, bạn có thể trải qua sự mất nước. Trong trường hợp này, lượng natri dư thừa mà bạn tiêu thụ vẫn cần nước để cân bằng nó, nhưng nếu không có đủ nước trong chế độ ăn uống của bạn, cơ thể bạn có thể lấy nước từ trong tế bào của bạn. Sau đó, bạn có thể phải chịu đựng các trạng thái như sự cực kỳ khát nước, sự buồn nôn, sự chóng mặt, sự co thắt dạ dày, sự nôn mửa và cả sự tiêu chảy do hệ thống của bạn không thể tự giải phóng natri thừa.

Chứng cao huyết áp

Liên quan đến vai trò của nó trong việc duy trì thể tích máu, natri cũng có thể ảnh hưởng đến huyết áp. Các nội tiết tố hoạt động trên những quả thận của bạn để điều chỉnh lượng natri và nước mà chúng thải vào nước tiểu. Nồng độ natri trong máu của bạn càng cao, thì thể tích máu của bạn càng lớn, bởi vì những quả thận của bạn bài tiết ra ít nước hơn để pha loãng natri trong máu của bạn. Kết quả là sự gia tăng thể tích máu sẽ làm tăng huyết áp. Việc tiêu thụ quá nhiều natri, đặc biệt là trong một thời gian dài, có thể dẫn đến sự tăng huyết áp mãn tính khi cơ thể bạn liên tục chiến đấu để duy trì sự cân bằng nước. Thêm vào đó, việc lạm dụng quá lâu muối natri có thể phá hủy các thành mạch máu của bạn và khiến cho bạn bị bệnh tăng huyết áp hay huyết áp cao (được mệnh danh là “kẻ giết người thầm lặng”).

Những điều cần lưu ý

Việc tiêu thụ quá nhiều natri cùng với sự hiện diện của các chứng rối loạn hoặc các yếu tố dinh dưỡng khác có thể làm tăng nguy cơ bị ung thư dạ dày của bạn, sỏi thận hoặc loãng xương. Lượng muối cao mãn tính có thể làm tổn thương thành bụng, làm cho nó dễ bị nhiễm khuẩn Helicobacter pylori, một loại vi khuẩn có thể gây viêm và dẫn đến sự phát triển khối u. Ngoài ra, tiêu thụ muối quá mức có thể làm tăng lượng canxi bạn bài tiết vào trong nước tiểu và có thể góp phần vào sự phát triển của sỏi thận. Hậu quả này cũng liên quan đến chứng loãng xương, vì cơ thể bạn có thể chiết lọc canxi từ xương để bù đắp cho lượng canxi đã bị mất đi trong nước tiểu của bạn.

 ------------------------

Tác giả: Jan Annigan

Link bài gốc: http://healthyeating.sfgate.com/side-effects-ingesting-much-salt-6242.html

Dịch giả: Nhi Cute - YBOX.VN Translator

(*) Bản quyền bài viết thuộc về YBOX.VN. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là "Dịch Giả: Nhi Cute - Nguồn: YBOX.VN". Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, ví dụ:"Theo Ybox" hoặc khác đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

(**) Trở thành dịch giả trên YBOX.VN, xem chi tiết tại đây: http://bit.ly/yboxtranslateteam

 

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

597 lượt xem