Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

public6 năm trước

Ông Trời Không Công Bằng Với Bạn? Hay Là Bạn Chưa Biết Luật Chơi Với Ổng.

Trừ khi bạn đang là Bill Gates, còn không thì kiểu gì trong mấy chục năm cuộc đời của bạn đến bây giờ, cũng đã có lúc bạn thấy cuộc sống chả công bằng với mình tẹo nào.

 

 

Tuy nhiên, sự thật là đời không như chúng ta mơ.

Ông trời có luật riêng của ông. Luật của ổng hơi phức tạp so với chúng ta nghĩ một tí, và chẳng được thoải mái vừa lòng chúng ta cho lắm, thế nên đấy là lý do mà nhiều người không chịu học luật chơi mà vẫn than thở mỗi ngày đó.

Hãy thử xem luật chơi của đời có những gì.

Luật số 1: Đời là một cuộc đua. Đừng đòi hỏi công bằng.

Bạn đang làm start-up à? Thế thì ngoài kia cũng đang có vài người nhăm nhe muốn lật độ bạn đấy. Bạn đang thích một công việc ở công ty kia à? Có nhiều người cũng như bạn và thích công việc đấy lắm. Bạn đang thích cô hot girl ở trường kia hả? Có chắc là cô ta không có đuôi nào theo không?

 

Mỗi người chúng ta đều đang chạy đua vì một cái gì đó trong đời, dù bạn có thừa nhận điều đó hay không. Thành công chỉ là coi là thành công nếu bên cạnh nó là sự thất bạn của người khác. Bạn đá bóng rất giỏi, có cô người yêu xinh, status nào trên Facebook cũng vài trăm like? Xin chúc mừng, bạn đang giỏi hơn khác nhiều người ở một vài khía cạnh đấy.

Rất may mắn là, chúng ta đang sống trong một thế giới hoà bình (đây là tôi nghĩ thế), chúng ta không cần chém giết nhau để tồn tại. Cái hay của thế giới hiện đại là ngoài kia có cả đống cơ hội cho bạn kiếm ăn, không cơ hội này thì cơ hội khác và chính vì thế bạn ít phải cạnh tranh trực tiếp với ai đó hơn.

Nhưng đừng tưởng như thế nghĩa là bạn đang sống một cuộc sống êm đềm, chẳng có cạnh tranh với ai. Các doanh nhân mặc đẹp để làm gì – để áp đảo đối tác của họ và mang hợp đồng về đó. Vì sao bạn cần phải phỏng vấn khi tìm việc, để đánh bại mấy chục đối thủ khác. Nếu bạn không thừa nhận là mình đang ở trong một xã hội đầy cạnh tranh, bạn sẽ thua. Mọi thứ trên đời đều có một sự cạnh tranh nhất đấy. Và người thành công là người sẵn sàng chiến đâu để dành được điều đó.

Luật số 2: Tôi đánh giá bạn bởi những điều bạn làm, không phải những thứ bạn nghĩ.

 

Xã hội quanh chúng ta đánh giá con người qua việc họ làm được gì cho người khác. Bạn gặp người tai nạn có biết sơ cứu không, thấy trộm trên đường có biết võ không, vào một căn phòng 100 người ủ rủ có biết kể chuyện gì cho họ cười không? Nếu có thì bạn quả thật là một người tuyệt vời mà xã hội này cần.

Nhưng mà đấy là không phải cách chúng ta đánh giá chính bản thân mình. Chúng ta thường đánh giá bản thân bằng suy nghĩ, không phải hành động.

“Em là một người rất giỏi giao tiếp.”, “Em làm việc nhóm rất tốt.”, “Em có năng khiếu tổ chức sự kiện.” Ok đây là một số ví dụ tôi thường thấy khi nhận đơn xin việc hay phỏng vấn các bạn cho các vị trí tôi tìm kiếm. Tôi thấy mấy câu trên sáo rỗng lắm, chẳng thể hiện được gì. Điều tôi cần biết là Chính xác bạn có thể làm gì và bạn đã làm được gì rồi? (*)

Khả năng của mỗi người không được đánh giá qua đức hạnh của họ. Việc xã hội ngưỡng mộ chúng ta như thế nào đều xuất phát từ quan điểm cá nhân của mỗi người. Vì sao một cô giáo giỏi không được chú ý bằng Sơn Tùng MTP? Vì sao một thanh niên tình nguyện làm việc tốt không được chú ý bằng thanh niên trồng ổi Lệ Rơi (*). Vậy công bằng ở đâu? Bởi lẽ những người như Sơn Tùng hay Lệ Rơi hiếm gặp hơn và có độ phủ sóng truyền thông cao hơn.

Chúng ta thường nghĩ là, cứ làm việc cho tốt đi rồi xã hội sẽ công nhận chúng ta. Như thế này:

 

Thế nhưng thực tế, việc bạn có được xã hội này công nhận hay không dựa theo một chuỗi hiệu ứng lan truyền. Việc được công nhận thường đến từ lượng người mà bạn đã thành công trong việc tiếp cận:

graph-2

Nếu bạn viết một cuốn sách siêu hay, mà không được xuất bản, thì chả ai biết bạn cả. Cứ thử viết một cuốn như Harry Potter coi, cả thế giới sẽ biết bạn là ai luôn. Cứu mạng một em bé trong đám cháy? Bạn là người hùng của cả phố. Nhưng nếu bạn tìm ra phương pháp chữa ung thư, bạn là huyền thoại của cả thế giới này. Điều không may mắn ở đây là, luật trên áp dụng cho tất cả mọi tài năng trên đời này. Bạn thử khoả thân trước mặt một người coi, chắc người đấy sẽ sung sướng lắm; nhưng nếu bạn khoả thân trước 50 triệu người thì sao nhỉ? Chắc bạn sẽ nổi tiếng như Maria Ozawa.

Bạn có thể ghét điều này và cảm thấy nhảm nhí vãi. Nhưng sự thật là đời không quan tâm đến bạn nghĩ gì đâu. Bạn được đánh giá bởi khả năng làm việc của bạn, và số lượng người bị ảnh hưởng bởi việc bạn làm. Nếu bạn không chấp nhận điều này, thì lúc nào bạn cũng thấy đời không công bằng thôi.

Luật số 3: Chúng ta toàn muốn công bằng cho riêng mình

Ở nhà bố mẹ dạy, đến trường cô giáo dạy chúng ta là: cứ ngoan, cứ chăm chỉ, cứ là người tốt thì thích gì cũng có, làm gì cũng thành công.

Nhưng mà sự thực lại chả như vậy. Bạn cày ngày cày đêm học hành vất vả, vẫn thi trượt. Bạn làm chăm chỉ thêm giờ các kiểu, vẫn không được tăng lương. Bạn yêu cô ấy, mà cô ta chẳng yêu lại bạn.

 

Hãy tiếp tục với ví dụ về cô nàng bạn yêu thầm mà không yêu lại bạn nhé. Đó là một cô gái hoàn toàn khác với bạn. Cô ấy có gia đình riêng, có bạn bè riêng, có thầy cô riêng, và chả có gì giống bạn cả. Mỗi năm cô ấy gặp gỡ hàng trăm người lạ, và bạn chỉ là một hạt cát trong số đó.

Thế thì tại sao cô ấy lại phải yêu lại bạn? Tại vì sao – chỉ vì bạn đang tồn tại thôi à? Hay là vì bạn yêu cô ta nên cô ta phải yêu lại bạn? Tình yêu chỉ có ý nghĩa với bạn thì, còn quyết định ở họ thì phụ thuộc vào họ.

Tương tự như thế, có lúc chúng ta yêu, có lúc chúng ta ghét sếp của mình, bố mẹ mình, chính quyền mình đang sống. Chúng ta thấy họ chả công bằng gì cả. Lại còn ngu nữa. Chỉ bởi vì họ không có cùng quan điểm với tôi! Mà tôi nói gì cũng đúng cơ mà. Tôi là người luôn luôn đúng và không bao giờ sai.

Có khi có những điều sâu xa hơn mà bạn không biết – ví dụ như công ty của bạn có thể phá sản nếu họ không làm cái việc mà bạn ghét đó. Hoặc ví dụ công ty có tầm nhìn khác với bạn, như là mục đích ngắn hạn và mục tiêu dài hạn chẳng hạn.

Tại sao đời lại không công bằng

Ý tưởng về một cuộc sống công bằng cho tất cả mọi người là một ý tưởng hoàn toàn viễn vông và rất phi thực tế.

ong-troi-co-bat-cong-voi-toi-khong

Bạn có thể tưởng tượng được cái ý tưởng về một cuộc sống công bằng nó như thế nào không? Bạn sẽ chẳng dám từ chối lời tỏ tình nào vì sợ người ta buồn. Sẽ chẳng có công ty nào phá sản trừ khi nhân viên công ty đó biến thành con quỷ độc ác. Chuyện tình cảm chỉ kết thúc nếu 1 trong 2 người chết bất đắc kì tử. Mưa chỉ rơi vào đầu người xấu.

Đối mặt với thực tế khó khăn của cuộc sống là một cách để chúng ta khai phá tiềm năng của bản thân, hiểu hơn về những gì diễn ra xung quanh chúng ta và từ đó, giúp bạn phát triển bản thân hơn.

 

Theo 8morning

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

2,267 lượt xem