Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

public6 năm trước

Playlist Mùa Hè Cho Hội Mọt Sách

15 bài hát lấy cảm hứng từ những tác giả yêu thích của bạn!

Người ta nói rằng: “nghệ thuật tạo ra nghệ thuật.” Những bài hát lấy cảm hứng từ sách là những minh chứng không thể chối cãi cho câu nói này.

Chúng tôi đã thu thập một số vị dụ đặc sắc nhất về những nhạc sĩ viết lên những bài ca về tác phẩm văn học yêu thích của họ. Từ Taylor Swift đến The Velvet Underground hay Kate Bush, dưới đây là playlist mùa hè không thể thiếu dành cho hội mọt sách. Tôi đảm bảo rằng những giai điệu này sẽ khiến bạn có hứng thú đọc sách ngay lập tức trong mùa hè này.

1. Love story – Taylor Swift

Romeo va Juliet-01

Một trong những bản hit gây nghiện nhất của Taylor Swift được truyền cảm hứng từ tác phẩm bất hủ Romeo and Juliet (Romeo và Juliet) của Shakespeare. Lời bài hát theo chân đôi tình nhân từ cuộc gặp gỡ đầu tiên của họ: ‘Chúng ta đều còn trẻ khi lần đầu gặp gỡ / Em nhắm mắt lại và bắt đầu nhớ lại / Em đang đứng nơi ban công tràn ngập gió hè’ cho đến cái kết viên mãn hơn cặp đôi Romeo and Juliet ‘Anh đã nói chuyện với cha em, hãy chọn cho em một chiếc váy trắng / Chuyện tình là thế đó, em yêu à chỉ cần nói đồng ý thôi’.

2. White Rabbit – Jefferson Airplane

Alice's Adventures in Wonderland

Bài hát nổi tiếng nhất của Jefferson Airplane được viết bởi giọng ca chính của nhóm Grace Slick. Bài hát này lấy cảm hứng từ tác phẩm Alice in Wonderland (Alice ở xứ sở thần tiên) của tác giả Lewis Carroll. Thời thơ ấu, cô thường được nghe kể câu chuyện này và mỗi lời ca đều thấp thoáng ý văn của tác giả người Anh. Slick nói rằng, đối với cô, đi theo ‘chú thỏ trắng’ có nghĩa là đi theo trí tò mò của bản thân, và bài hát này đã trở thành thánh ca của trào lưu psychedelic những năm 60.

3. Wuthering Heights – Kate Bush

đồi gió hú

Được sáng tác khi Bush mới 18 tuổi, bài hát của cô được truyền cảm hứng từ câu chuyện tình ám ảnh của Emily Bronte. Lời ca nổi tiếng ‘Heathcliff, là tôi Cathy đây, Tôi về nhà rồi / Tôi lạnh quá / Mở cửa sổ cho tôi vào’ nhắc đến sự trở lại ớn lạnh của hồn ma Catherine Earnshaw. Năm nay, hàng ngàn người trên khắp thế giới tập trung lại ở các địa điểm vào ngày 15/7 để bắt chước bộ váy huyền thoại và điệu nhảy của Bush trong video. Sự kiện hôm đó đã tạo Ngày Đồi Gió Hú.

4. Ender Will Save Us All – Dashboard Confessional

Ender’s Game

Ca khúc emo kinh điển này liên quan đến tác phẩm khoa học viễn tưởng kinh điển Ender’s Game (Trò Chơi của Ender) của Orson Scott Card. Mặc dù lời bài hát rất mơ hồ, nhiều cuộc thảo luận trên mạng đã chắp nối bài hát với văn bản. Bài hát này sẽ là một chuyến đi đầy luyến tiếc đưa người nghe quay lại tuổi thơ và thế giới phản địa đàng yêu thích của họ.

5. 1984 – David Bowie

1984

Bài hát năm 1974 của Bowie được viết dành cho sân khấu nhạc kịch của tác phẩm 1984 của tác giả George Orwell (sân khấu ấy đã không được ra mắt). Đây không phải là bài hát duy nhất chịu ảnh hưởng từ tác phẩm kinh điển của Orwell; Marilyn Manson, Coldplay, và The Clash cũng là một số nghệ sĩ được “truyền lửa” từ cuốn sách này.

6. Who Wrote Holden Caulfield – Green Day

bat tre dong xanh

Hồi đi học, giọng ca chính Billie Joe Armstrong từng bị ép đọc cuốn tiểu thuyết về tuổi vị thành niên của J.D Salinger, The Catcher in the Rye (Bắt Trẻ Đồng Xanh). Anh ấy chẳng mấy vui vẻ về điều này. Trong khi cuốn sách được nhiều thanh thiếu niên yêu thích, nó khiến Armstrong nổi khùng lên vì anh không có sự lựa chọn nào khác ngoài đọc hết. Nhiều năm về sau, anh đã viết bài hát này dành tặng cho những cô cậu bé cảm thấy hờ hững do sự áp đặt của người lớn. Chắc chắn đó cũng là thứ cảm giác mà Holden Caulfield có thể thấu hiểu!

7. I am the Walrus – The Beatles

Image result for The Walrus and the Carpenter

Một bản hit khác lấy cảm hứng từ Lewis Carroll, bài hát được yêu thích của nhóm Beatles kết nối với bài thơ The Walrus and the Carpenter. John Lennon nhận được một lá thư từ một học sinh viết rằng thầy giáo dạy tiếng Anh của cậu bé đã phân tích lời bài hát của Beatles trong tiết học. Lennon cảm thấy việc này thật thú vị và ông quyết định sẽ khiến cho ca từ của bài hát tiếp theo thật mơ hồ và rối loạn. Chẳng trách gì mà ông lại lấy cảm hứng từ Caroll!

8. Into the West – Annie Lennox

chua te cua nhung chiec nhan 3 - nha vua tro ve

Ca khúc ballad mơ mộng này là một bản tụng ca tác phẩm The Lord of the Rings (Chúa Tể của Những Chiếc Nhẫn) của J.R.R Tolkien và được sử dụng trong đoạn cuối của bộ phim The Return of the King (Nhà Vua Trở Về) năm 2003. Bài hát được cất lên từ góc nhìn của Nữ hoàng Elf Galadriel và một vài ca từ được lấy từ cuốn sách.

9. Narcissist – The Libertines

The Picture of Dorian Grey

Cuốn tiểu thuyết duy nhất của Oscar Wilde – The Picture of Dorian Gray (Chân dung Dorian Gray) thấp thoáng trong bài hát từ gu thời trang indie rock của Peter Doherty, giọng ca chính của nhóm. Họ sử dụng nỗi ám ảnh của Dorian Gray với việc duy trì tuổi thanh xuân bằng mọi giá để phê bình nỗi ám ảnh của xã hội hiện đại với vẻ đẹp: ‘tất cả đám người mẫu trên tạp chí và trên tường của bạn / Bạn muốn giống họ / Bởi vì họ cực ngầu / Họ chỉ là những kẻ tự luyến thôi / Là Dorian Gray chẳng phải rất tuyệt hay sao?’

10. Pet Cemetary – The Ramones

Image result for Pet Cemetery

Ca khúc nhạc punk kinh điển này lấy cảm hứng từ cuốn tiểu thuyết của Stephen King xuất hiện trong bộ phim chuyển thể năm 1989. Nhà văn – một fan trung thành của của Ramones đã tặng cho Dee Dee Ramone một cuốn Pet Cemetary. Ramone đáp trả lại bằng cách viết lời bài hát theo cuốn sách này.

11. The River – PJ Harvey

Image result for the river Flannery O'Connor

Giai điệu ám ảnh này dựa trên truyện ngắn cùng tên của Flannery O’Connor viết về một cậu bé được vú nuôi đưa đến lễ rửa tội trên sông. Cậu bé cảm thấy mình bị cha mẹ thờ ơ và đồng ý rửa tội khi một mục sư nói với cậu rằng việc này sẽ khiến cậu ‘được tính’.

12. Song For Clay – Bloc Party

Related image

Ca khúc mở đầu cho album của Bloc Party –  A Weekend in the City lấy cảm hứng từ tiểu thuyết Less Than Zero của Bret Easton Ellis. Bài hát tỏ lòng kính trọng với Clay – nhân vật chính của Easton Ellis, và rất nhiều hình ảnh từ trong trang sách hiện lên trên lời bài hát, bao gồm cả ký hiệu “Disappear Here” (Tạm dịch: Biến mất tại đây) và câu văn “people are afraid to merge on the freeways” (tạm dịch: “người ta sợ hòa mình vào xa lộ”).

13. Venus in Furs – The Velvet Underground

Image result for Venus in Furs Leopold von Sacher-Masoch

Bài hát này được ra mắt lần đầu tiên vào năm 1967 do giọng ca chính của nhóm Lou Reed trình bày. Lời ca của nó gắn kết với hai nhân vật chính từ tiểu thuyết cùng tên năm 1870 của Leopold von Sacher-Masoch. Bài hát xoay quanh chủ đề bản năng tình dục và thống trị, chính tên của tác giả von Sacher-Masoch là nguồn gốc của từ “masochoism” (thống dâm). Venus in Furs là một ca khúc mang tính hình tượng của những năm 60, 70 và The Velvet Underground là những nhân tố chính trong làng âm nhạc và trình diễn thời gian đó cùng với những tên tuổi như Nico, Andy Warhol, and Edie Sedgewick.

14. Charlotte Sometimes – The Cure

Image result for Charlotte Sometimes Penelope Farmer

Bài hát này liên quan trực tiếp đến tiểu thuyết kinh điển dành cho thiếu nhi cùng tên năm 1969 của Penelope Farmer. Nhân vật trên danh nghĩa Charlotte khi được gửi đến trường nội trú phát hiện ra cô vừa quay trở về 40 năm trước trong quá khứ và thay thế một cô gái mang tên Clare. Frontman Robert Smith cho rằng cuốn tiểu thuyết này là một trong những ảnh hưởng văn chương trực tiếp nhất đối với ban nhạc The Cure.

15. Over the Love – Florence and the Machine

DAI GIA GATSBY - F. Scott Fitzgerald

Ca khúc này được sáng tác dành cho bộ phim chuyển thể năm 2013 của đạo diễn Baz Luhrmann’s từ tác phẩm được yêu thích The Great Gatsby (Đại gia Gatsby) của F. Scott FitzGerald. Bài hát thể hiện một vài điểm nhấn trong văn bản bao gồm chiếc váy màu vàng của Daisy và ánh đèn xanh của ngọn hải đăng phía bên kia vịnh. Florence Welch thường xuyên nói về ảnh hưởng của văn chương đối với âm nhạc của cô. Theo như trang web câu lạc bộ người hâm mộ ban nhạc của cô, Welch còn chủ trì một câu lạc bộ sách hoạt động hàng tháng dành cho người hâm mộ có tên “Between Two Books!” (tạm dịch: Giữa Hai Cuốn Sách!”).

Theo Bookaholic.vn

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

804 lượt xem