Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

public6 năm trước

Sách Tâm Lý Hay Nên Đọc: Hạnh Phúc Thôi Chưa Đủ

“Hành trình đi tìm hạnh phúc một cách trọn vẹn”

Hạnh phúc luôn là mong ước, đích đến ngọt ngào của tất cả mọi người. Ai cũng muốn hạnh phúc trong mọi khía cạnh của cuộc sống, trong công việc, gia đình và các mối quan hệ. Nhưng có một vấn đề đơn giản nhưng ít người hỏi là “Hạnh phúc là gì? Và làm thế nào để đạt được nó? Hạnh phúc giản đơn hay phức tạp mà sao nhiều người tìm hoài không thấy? Hạnh phúc có thực sự dẫn ta đến một cuộc sống trọn vẹn hay không? Làm thế nào để hạnh phúc mỗi ngày? Suy cho cùng, bởi chưa thực sự định nghĩa rõ những khái niệm đơn giản về “hạnh phúc” nên ta chưa vượt qua được những rắc rối mình đang gặp phải.

Cuốn sách này sẽ giúp chúng ta phân biệt rõ hai kiểu hạnh phúc cơ bản, để qua đó ta thấu hiểu bản thân hơn và chủ động đưa ra những lựa chọn hướng đến một cuộc sống viên mãn.

Qua nhiều năm nghiên cứu về hạnh phúc con người, tác giả Chriss Skellett đã phát hiện ra rằng hạnh phúc trọn vẹn thật sự là khi chúng ta biết cân bằng giữa cảm giác vui vẻ, tận hưởng trong hiện tại và cảm giác hài lòng khi đạt được những thành quả đã đề ra. Người coi trọng niềm vui sẽ luôn coi sống là một cuộc hành trình đầy những trải nghiệm phong phú, vui vẻ và đầy màu sắc. Họ năng động, thích tận hưởng niềm vui trong từng khoảnh khắc hiện tại bằng cách làm việc những điều họ thích như ăn sô cô la, xem tivi hay tán gẫu với bạn bè. Ngược lại, những người coi trọng thành quả luôn khao khát cảm giác hài lòng của việc lên kế hoạch, làm việc chăm chỉ để đạt được mục tiêu của mình. Họ coi thời gian là một tài sản quý giá và hữu hạn. Chính vì thế, họ dù làm gì cũng phải đem lại một thành quả nào đó. Trong công việc, trong gia đình hay giải trí họ luôn đề ra những việc phải làm và hoàn thành nó vì đó là những thứ thuộc về trách nhiệm và là những việc nên làm.

Bạn là người có xu hướng coi trọng thành quả hay niềm vui? Trong công việc, bạn coi trọng việc được làm những điều mình thích, tận hưởng những giây phút nghỉ ngơi thư giãn hay luôn muốn chinh phục những thành tựu và cảm giác chiến thắng khi đạt được mục tiêu? Khi chơi thể thao bạn muốn thư giãn và cho phép bản thân tận hưởng niềm vui hay bạn coi trọng cảm giác chiến thắng, cải thiện khả năng của mình? Trong gia đình, bạn coi những giây phút cả nhà bên nhau là để chia sẻ và gần gũi nhau hơn hay bạn muốn mọi người phải cùng nhau làm một điều gì đó để có ý nghĩa hơn?

Chắc bạn cũng sẽ nhận ra rằng để có được một cuộc sống trọn vẹn và ý nghĩa thì việc cân bằng giữa hai xu hướng này là vô cùng quan trọng. Nếu bạn quá coi trọng niềm vui sẽ dễ đến một lối sống buông thả, nuông chiều bản thân quá mức và phải đối mặt với các vấn đề về sức khỏe. Ngược lại, nếu bạn là người thiên về việc theo đuổi thành quả thì việc liên tục đặt ra mục tiêu và tiến về phía trước sẽ khiến bạn cảm thấy căng thẳng và áp lực.  Qua cuốn sách, tác giả sẽ chỉ dẫn cho bạn cách áp dụng nguyên tắc niềm vui/thành quả trong từng khía cạnh cuộc sống để sống một cuộc đời trọn vẹn và ý nghĩa. Bạn sẽ biết cách lập cho mình một bản kế hoạch cá nhân để thay đổi và hạnh phúc ngay từ bây giờ.

CHRIS SKELLET được đào tạo ở Đại học Birmingham, Anh Quốc, và từ đó, ông đã trở thành nhà tâm lý học lâm sàng trong hơn 30 năm. Ông từng là chủ tịch quốc gia của Hiệp hội các nhà tâm lý học ở bệnh viện và là thành viên trong ban quản trị của Hội Tâm lý học New Zealand và Các nhà tâm lý học lâm sàng tại Đại học New Zealand. Hiện Chris mở văn phòng riêng tư vấn tâm lý và chuyên gia huấn luyện giúp khách hàng áp dụng các nguyên tắc cơ bản về lối sống trọn vẹn nhằm đương đầu với những áp lực trong môi trường làm việc.

Trích đoạn:

“Có bao giờ khi đang xếp hàng, bạn phải chờ đợi trong lúc người đứng trước bạn nói chuyện phiếm với nhân viên ngân hàng, nhân viên phục vụ trong quán hay nhân viên thu ngân chưa? Bạn có cho rằng họ không nên tán gẫu như vậy mà nên tập trung phục vụ khách hàng không?

Đây là ví dụ minh họa tuyệt vời cho việc đặt xu hướng tận hưởng lên trên nhu cầu hoàn thành hiệu quả công việc.

Ngược lại, có bao giờ bạn gặp một nhân viên phục vụ bàn mặt lạnh như tiền chỉ đợi bạn gọi món xong là nhanh chóng rời đi chưa? Bạn có tiếc là cô ấy đã không dành chút thời gian giới thiệu với bạn đôi nét về nhà hàng, thực đơn và có thể một chút về sở thích của cô ấy không? Và chẳng phải bạn cũng muốn chia sẻ về lí do bạn ghé thăm nhà hàng đó và về những người có mặt trong bàn sao?

Trong ví dụ đầu, ta bắt gặp một người thích trò chuyện vui vẻ hơn là đạt hiệu quả trong công việc. Trong ví dụ sau thì ngược lại, ta thấy một nhân viên hướng tới mục tiêu, chỉ biết tập trung vào công việc mà không thèm quan tâm tạo dựng quan hệ với khách hàng. Sự tương tác giữa khách và nhân viên vì vậy mà lạnh nhạt hơn và trải nghiệm cũng mất vui.

Trong trường hợp nào ta cũng có thể tạo ra sự mất cân bằng. Nhận thức được xu hướng cá nhận sẽ giúp chúng ta “ điều chỉnh tăng” hoặc “điều chỉnh giảm” trong cách hành xử với người khác.

Chúng ta muốn tìm đến những bác sĩ hoặc nha sĩ thân thiện nhưng hiệu quả. Bộc bạch một chút về bản thân hoặc trao đổi ý kiến ngắn ngọn thì không sao, nhưng quan trong là chúng ta đến đó để họ thực hiện công việc chuyên môn. Chúng ta có mục đích cụ thể khi đến những nơi này và ta nhận được kết quả như ý.

Ngược lại, đối với thợ làm tóc hoặc chuyên viên chăm sóc sắc đẹp, thì chúng ta lại có nhu cầu thư giãn và tán gẫu với họ. Chúng ta muốn họ mang đến cho ta cảm giác thoải mái, nhấm nháp ly cà phê và thư thái. Tất nhiên, ta muốn có một mái tóc đẹp nhưng cảm giác tận hưởng trong quá trình làm đẹp cũng quan trong không khém. Người thợ làm tóc đó không cần phải quá giỏi mà phải “thật dễ mến”.

Vậy đâu là điểm khác biệt mấu chốt giữa hai phong cách?”

Mời bạn đọc sách để tự tìm ra câu trả lời cho riêng mình nhé!

Theo tamly.blog

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

4,399 lượt xem