Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

public6 năm trước

Sơ Cứu Chấn Thương Tâm Lý

Chữa trị các chấn thương tâm lý ngay từ khi có dấu hiệu có thể ngăn cản hiệu ứng domino và giảm thiểu khả năng sản sinhh ra những vết thương nhỏ cộng gộp lại thành một vết thương lớn.

Chúng ta đều phải chịu đựng những chấn thương tâm lý thông thường ví dụ như bị từ chối hay thất bại ở mức độ thường xuyên như những lúc chúng ta phải chịu những chấn thương thể chất. Tuy nhiên, trong khi chúng ta đều nhận thức rất rõ về sự cần thiết trong việc chữa lành các vết thương thể chất càng sớm càng tốt, những chấn thương tâm lý dường như vẫn bị chúng ta lơ là.

Nếu chúng ta bị đứt tay, chúng ta đâu có cứ để máu chảy mãi. Chúng ta biết được nếu như cứ tiếp diễn tình trạng đó, chúng ta sẽ bị nhiễm trùng và nỗi đau ấy sẽ cứ kéo dài. Chúng ta rửa sạch vết thương, bôi thuốc sát trùng và băng lại vết thương vì chúng ta đều biết làm như vậy sẽ thúc đẩy quá trình lành vết thương, giảm đi sự khó chịu tạm thời và ngăn vết thương nhỏ có khả năng trở thành vết thương lớn hơn.

Nhưng khi nhắc đến những chấn thương tâm lý thông thường, chúng ta lại không có bất cứ nhận thức nào tương tự như vậy. Không cần phải rửa sạch vết thương, không mấy cấp thiết khi băng chúng lại, không hề lo lắng rằng vết thương nhỏ sẽ hóa to.

Và cho dù những chấn thương tâm lý cũng có những nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của chúng ta giống như những vết thương thể chất ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất . Chúng cũng sẽ bị “nhiễm trùng” nếu như chúng ta cứ tiếp tục phớt lờ chúng. Cũng sẽ mất nhiều thời gian hơn để chữa lành nếu như chúng ta không giải quyết ngay lập tức. Chúng ta cũng sẽ mãi cảm nhận được nỗi đau nếu như không sơ cứu những vết thương tinh thần ấy.

Dưới đây là những chấn thương tâm lý thông thường cần phải có những sơ cứu tinh thần:

Bị khước từ: Chúng ta lúc nào cũng bị khước từ bởi đối tượng đang hẹn hò, sếp, bạn bè hay vợ/ chồng. Sự khước từ có thể được coi là những vết cứa hay trầy xước vể mặt cảm xúc trong cuộc sống hàng ngày.

Sự thất bại: Chúng ta thường thất bại trong việc đạt được những mục tiêu đã được đặt ra , như việc vượt qua các bài thi ở trường hay hoàn thành những nhiệm vụ mà chúng ta đã đặt ra trước đó. Sự thất bại giống như cảm lạnh về mặt tinh thần khi mà không được chữa trị, chúng sẽ trở thành chứng “viêm phổi” tâm lý.

Cô đơn: Tất cả chúng ta đều trải qua những giai đoạn cảm thấy cô đơn, như thể những mối quan hệ hiện tại không đáp ứng được hết nhu cầu về mặt cảm xúc của chúng ta. Vấn đề nằm ở chỗ chúng ta cảm thấy cô đơn và cô lập càng lâu, sự kết nối trong các mỗi quan hệ sẽ càng yếu.

Sự mất mát: Chúng ta thường xuyên trải qua những sự mất mát trong cuộc sống hàng ngày; khi họ hàng qua đời, một người bạn chuyển đi, tụi trẻ rời nhà, hay chú cún con mà bạn quý chết. Cách mà chúng ta xây dựng lại cuộc sống sau một sự mất mát có thể quyết định việc chúng ta sẽ trở nên mạnh mẽ hơn về mặt tình cảm hay tâm lý của chúng ta sẽ trở nên yếu mềm.

Nghiền ngẫm: Không mấy khó khăn khi bị vướng vào vòng lặp với mớ suy nghĩ khiến chúng ta thực sự buồn hay giận dữ và khó để có thể nghĩ sang chuyện khác. Nhưng làm như vậy chẳng khác nào giấu nhẹm đi những cảm xúc thật sự của chúng ta và không cho phép chúng đón nhận các liệu pháp chữa trị.

Cảm giác tội lỗi: Chúng ta dành hàng giờ mỗi tuần trải qua cảm giác tội lỗi ở mức độ nhẹ tới trung bình, và khi đạt đỉnh điểm, thứ cảm giác ấy sẽ chi phối sự chú ý của chúng ta, khiến chúng ta gặp khó khăn trong việc tập trung vào công việc và trách nhiệm. Sống mãi trong cảm giác tội lỗi ấy có thể giết chết những mối quan hệ hạnh phúc nhất của chúng ta, đôi khi còn ảnh hưởng tới cả gia đình và họ hàng.

Thiếu tự tin: Đôi khi chúng ta phải trải qua chuỗi ngày thiếu sự tự tin trong mình – những tháng ngày chúng ta hoàn toàn đánh giá thấp năng lực của bản thân. Thiếu tự tin giống như việc có một hệ miễn dịch cảm xúc kiệt quệ — nó khiến cho chúng ta dễ bị tổn thương hơn và dễ dàng vấp phải những chấn thương tâm lý hơn.

Mỗi chấn thương tâm lý nào có thể ảnh hưởng tới sức khỏe tinh thần của chúng ta và thậm chí ảnh hướng tới cả sức khỏe thể chất, đặc biệt đối với những chấn thương lâu dài. Chữa trị không đến nơi đến chốn vết bong gân ở cẳng tay có thể dẫn đến hệ lụy đau cơ vai, thứ tăng áp lực lên các cơ ở lưng, những vết thương như vậy sẽ khiến chúng ta gặp khó khăn trong việc di chuyển.

Những chấn thương tâm lý có thể ảnh hưởng theo hướng tiêu cực hơn tới những chấn thương khác theo cách tương tự. Sự khước bỏ không được trị liệu có thể gây ra sự thiếu tự tin, khiến chúng ta hành động tự vệ và đẩy mọi người ra xa, khiến chúng ta trở nên tự cô lập với xã hội. Khi đó, chúng ta sẽ cảm thấy thật cô đơn nghiền ngẫm bản thân rằng tại sao bạn bè lại ngừng quan tâm ta, và hệ lụy cuối cùng chính là bệnh trầm cảm.

Chữa trị các chấn thương tâm lý ngay từ khi có dấu hiệu có thể ngăn cản hiệu ứng domino và giảm thiểu khả năng sản sinhh ra những vết thương nhỏ cộng gộp lại thành một vết thương lớn.

Áp dụng sơ cứu tinh thần cho các chấn thương tâm lý

Bước đầu tiên trong trị liệu các chấn thương tâm lý chính là phát triển nhận thức rằng chúng ta cần phải làm điều đó. Dạng thức trị liệu thông thường nhất mà chúng ta thường áp dụng khi có những chấn thương tâm lý chính là chia sẻ với bạn bè hoặc người yêu về cảm xúc của chúng ta.

Đôi khi, một người lắng nghe giỏi là người có thể bày tỏ sự cảm thông và hỗ trợ, họ sẽ nói với bạn chính xác điều mà bạn cần nghe vào lúc đó, và họ biết rằng bạn có thể tự phục hồi sự tự tin trong mình và cảm giác bạn xứng đáng. Nhưng hãy thành thực với lòng mình rằng, những người bạn như vậy vô cùng hiếm.

Thậm chí khi chúng ta có rất nhiều người bạn trung thành và luôn hỗ trợ ta, chúng ta vẫn lựa chọn việc tự mình làm chúng; chữa lành vết thương lòng của chúng ta, xoa dịu những nỗi đau tình cảm, ngắt nhịp vòng lặp mớ suy nghĩ tiêu cực văng vẳng trong đầu hay khôi phục lại cảm xúc mình xứng đáng.

Không may thay, bản chất của mỗi vết thương tâm lý kích thích tạo ra những phương pháp trị liệu tương ứng mà chúng ta cần áp dụng thì vượt xa khuôn khổ một bài báo, bước đầu tiên cũng là bước quan trọng nhất mà bạn có thể thực hiện ngay lúc này chính là nâng cao nhận thức bản thân, hiểu được rằng bạn cần đưa ra hành động ngay khi phải trải qua một chấn thương tâm lý.

Hãy nghĩ cho nhu cầu cảm xúc của bạn vào những khoảng thời gian đó, đưa ra hành động áp dụng những kĩ thuật sơ cứu tinh thần bằng việc đọc những bài báo, tìm hiểu những kĩ thuật mà hiệu quả nhất với bạn. Theo thời gian, bạn sẽ tự mình phát triển những kĩ năng trị liệu tâm lý cho riêng mình – thứ mà bạn có thể dùng trong nhiều năm, và cũng là thứ mà bạn có thể chia sẻ cho con cái và các thành viên trong gia đình. 

Theo tamlyhoctoipham.com

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

487 lượt xem