Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

public6 năm trước

Sự Thật Về Nỗi Sợ Hãi? Vì Sao Có Nó? Làm Cách Nào Để Chống Lại Nó

Là một nhà nghiên cứu hành vi và thôi miên, nhiều năm qua, đã từng có vô số khách hàng kể lể với tôi về nỗi sợ hãi hoặc ám ảnh nhất định đang chèn ép cuộc đời họ, ngăn cản họ vươn tới tiềm năng lớn nhất của mình.  

7-fear-has-stolen

Dù đó là một nỗi sợ hãi thông thường ví dụ như phải phát biểu trước đám đông, hay một nỗi sợ lạ lùng như một loài vật hay một đồ vật nào đó, tôi đều bảo khách hàng của mình một một điều: hầu hết mọi nỗi sợ đều là do ta thu được, nghĩa là ta không tự dưng sinh ra với nỗi sợ thứ gì đó và vì thế ta có năng lực loại bỏ nỗi sợ đó.

Cách tốt nhất để thoát khỏi những nỗi sợ hãi phi lý là nhận diện được nguồn gốc của chúng. Ví dụ nhé, sợ phát biểu trước đám đông nghĩa là bạn sợ bị đánh giá và từ chối. Việc phát biểu sẽ càng khiến nỗi sợ hãi phình to ra, vì nhỡ bạn làm sai hay nói ra điều gì đó ngớ ngẩn, thì cả đám khán giả đều sẽ chứng kiến và săm soi bạn.

Sợ một loại thức ăn, nơi chốn hay hoạt động nào đó vì có thể chúng sẽ gợi cho bạn nhớ về những kí ức chả mấy vui vẻ trong quá khứ. Trong trường hợp này, nỗi sợ là vô cùng phi lý, vì bạn đang liên kết những suy nghĩ tiêu cực với điều mà có thể sẽ chẳng bao giờ xảy ra với bạn nữa.

Khi thôi miên, các bài tập luyện của tôi đều tập trung vào ý tưởng rằng trí óc chính là thứ kiểm soát tất cả – dù đó là nỗi sợ hãi, cơn nghiện, sự ép buộc hoặc sự mất kiểm soát những chức năng bình thường của cơ thể. Cứ như trí óc luôn ra lệnh cho bạn phải sợ hãi trong những tình huống nhất định nào đó, thì chính nó cũng có thể bảo bạn đừng sợ trong trường hợp tương tự. Điều quan trọng là hãy nhớ rằng bạn là người điều khiển trí óc, chứ không phải ngược lại.

Cảm giác của bạn về thứ gì đó – dù là đồ ăn, nơi chốn hay các hoạt động kiểu như nói trước đám đông – đều phụ thuộc hoàn toàn vào 2 điều: cảnh tượng mà bạn đã vẽ ra trong đầu và những lời nói mà bạn bảo với bản thân. 

Hãy nghĩ đến việc bạn chạm vào một nàng bướm, hoặc một bé bọ rùa nào đó nhé, cảm sẽ cảm thấy vô cùng phấn khích đúng không? Nhưng mà nghĩ tới việc làm điều tương tự với một con gián hay một con bướm đêm thì cảm giác thiệt là rụng tim mà. Rõ ràng 4 con này đều là côn trùng biết bò biết bay, nhưng sao hai bé bướm và bọ lại được gắng với sự dễ thương và xinh đẹp, còn 2 con còn lại thì lại bị coi là thứ sâu bọ một cách rất tiêu cực.

Nếu bạn sợ tiêm chích, thì là do bạn đã liên kết sự tiêm chích với đau đớn, nhưng nếu bạn đã ở trong cơn đau cùng cực, thì bạn sẽ bắt đầu nghĩ rằng “được” tiêm mới là sung sướng làm sao. Đó, nếu bạn có thể thay đổi mối liên kết giữa đau đớn và sung sướng của bản thân mình, thì bạn có thể bắt đầu xóa bỏ nỗi sợ.

Hãy nghĩ đến 2 người ngồi cạnh nhau, trên chuyến bay từ Luân Đôn đến Los Angeles của hãng hàng không American Airlines. Người thì đang hồi hộp vì sắp được đi du lịch, tâm trí họ ngập tràn ánh nắng, xe mui trần và những khung cảnh tuyệt đẹp trong phim. Người còn lại thì đang sợ chuyến bay muốn chết, vì đoan chắc rằng bọn khủng bố sẽ nhắm vào chiếc máy bay này, vì đây là máy bay American Airlines mà. Người đó lo rằng sẽ có chuyện không may nào đó khiến chiếc máy bay này rớt mất xác.

Rõ ràng 2 người đó ngồi cùng một chuyến bay, cùng được đặt vào nguy cơ như nhau, và cũng có khả năng kiểm soát tình huống như nhau (rất ít nhé). Nhưng người có cảm giác tích cực sẽ cảm thấy ít đau khổ hơn. Bạn có thể chọn là người đó để vượt qua nỗi sợ hãi.

Thậm chí dù bạn đã trải qua những kinh nghiệm tồi tệ trong quá khứ, dẫn đến nỗi sợ trong hiện tại của bạn, thì bạn vẫn có thể thay đổi cơ thể mình để tạo ra những phản ứng bình tĩnh hơn.

Ví dụ như buông thõng vai xuống, khiến nước bọt tiết ra sẽ làm trung hòa phản ứng tự nhiên đối với nỗi sợ hãi (khi sợ bạn thường cứng người lại và bị khô miệng ấy).

Cùng lúc đó, hãy tự nhắn nhủ bản thân điều hoàn toàn trái ngược với nỗi sợ hãi của bạn  một cách tích cực, kiểu như: “Mình thích côn trùng lắm, các bé ấy là một phần xinh đẹp và hoàn hảo của tự nhiên cơ mà.” Hay “Mình thích đi máy bay ghê, máy bay đưa mình về với gia đình yêu thương của mình.”

Có thể lần đầu tiên tuyên bố bạn sẽ chẳng tin đâu, nhưng rồi cứ lặp đi lặp lại và tin tưởng, thì bạn sẽ rất ngạc nhiên với phản ứng của trí óc mình đấy. Thử xem nào.

Bạn sợ những gì? Bạn đã từng thay đổi suy nghĩ bằng cách thay thế những suy nghĩ tiêu cực với những tuyên bố tích cực chưa nào? Hãy chia sẻ bí quyết của mình ở dưới comment nhé.

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

2,342 lượt xem