Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

public6 năm trước

Sự Tự Điều Chỉnh (Self-Regulation) Là Gì? Tại Sao Nó Quan Trọng?

Thuật ngữ Self – regulation có nghĩa là “ (Một người) tự điều khiển chính mình” . Đề cập đến một hệ thống có trình tự để giữ cân bằng cho bản thân. Nhiều hệ thống khác có thể tự điều hòa như các doanh nghiệp, tổ chức cộng đồng, tổ chức tài chính, chiến dịch chính trị, và   những nền công nghiệp. Trong sinh học và trị liệu tâm lý học thể chất (somatic psychotherapy – kết hợp tinh thần, cảm xúc với cơ thể trong quá trình chữa bệnh), sự tự điều chỉnh đề cập đến một cơ thể (một sinh vật sinh học) đang ở trạng thái cân bằng.

Sự tự điều chỉnh của một sinh vật sinh học (giống như tôi và bạn) diễn ra ở nhiều mức độ khác nhau. Ví dụ như ai đó có sự tự điều chỉnh cảm xúc tốt hoặc có khả năng kìm nén cảm xúc của mình ở trong tầm kiểm soát, họ có thể kiềm chế được những hành vi bốc đồng của mình thay vì làm cho tình huống tồi tệ hơn, và họ cũng có thể làm bản thân mình cảm thấy khá hơn khi thất vọng. Họ có một loạt các cảm xúc và hành vi linh hoạt để đáp trả những yêu cầu trong môi trường sống một cách thích hợp. Nhờ cơ chế thần kinh mềm dẻo – khả năng thích ứng của hệ thống thần kinh – chúng ta trở nên may mắn khi có thể cải thiện khả năng điều chỉnh cảm xúc theo thời gian.

Cơ thể chúng ta cũng có khả năng tự điều chỉnh, có khá nhiều ví dụ minh chứng. Trong sinh học thuần túy, tuyến tụy trong điều kiện toàn vẹn về chức năng có thể giữ lượng đường trong máu ở mức vừa đủ để tối ưu hoạt động của cơ thể.  Nhịp tim của chúng ta tăng, cơ bắp thì cần thêm nhiều oxy và đường khi tập thể dục. Còn khi ta nghỉ ngơi thì nhịp tim sẽ giảm, cơ bắp cần ít đi các nguồn cung cấp từ máu.

Tương tự như vậy, hoạt động tự động của hệ thần kinh giữ trật tự nằm dưới mức nhận thức của chúng ta. Nó điều hòa và cân bằng các chức năng tự động của cơ thể bao gồm  cảm xúc. Một trong những chức năng quan trọng nhất (và thường bị bỏ sót) là nó tự điều hòa một cách tự động và bản năng để đáp ứng những đe dọa từ môi trường. Hệ thống đáp ứng sẽ xác định liệu bạn đang giận dữ và muốn chiến đấu hay đang sợ hãi và muốn chạy trốn hoặc ngồi xuống cho đến khi nỗi đe dọa đi qua (trạng thái đóng băng). Đây được biết đến là đáp ứng chiến đấu, đáp ứng chạy trốn và đáp ứng đóng băng.

Khi những đáp ứng này không còn cân bằng với môi trường, ta không tự điều chỉnh tốt và gặp phải những triệu chứng của các căn bệnh. Đó là lý do tại sao sự tự điều chỉnh là rất quan trọng.

Mục tiêu căn bản của liệu pháp tâm lý  dựa trên sự tự trị là khôi phục sức khỏe tự điều chỉnh, khả năng phục hồi và khả năng luôn làm chủ mọi lúc. Bằng cách kết hợp các công cụ y học thần kinh vào liệu pháp, nó có thể có hiệu quả trực tiếp đến các triệu chứng tại nơi của chúng – trong cơ thể hay hệ thống thần kinh.

Khi sự phản ứng nỗi sợ hại của chúng ta không cân xứng với tình huống hiện tại, ta gọi đó là sự lo âu. Nó khá đặc biệt khi cảm nhận tiếng tim đập, hơi thở gấp, sự lo lắng dữ dội và sự sợ hãi mãnh liệt khi một con gấu đang cố tấn công mình. Ngoài ra, những triệu chứng thể chất như vậy sẽ là quá mức trong khi ta đang ở trung tâm mua sắm, tán gẫu với bạn bè hay ở nhà và đọc sách.

Một trường hợp khác, khi Jill còn là 1 cô bé, bố thường hay nổi nóng. Cô còn quá nhỏ nên cô không thể chống lại bố và bảo vệ bản thân. Nếu cô cố làm gì đó, cơn thịnh nộ của bố sẽ tăng lên và cô bị áp đảo về thể chất. Vì còn nhỏ nên cô phụ thuộc vào bố mẹ, cô không thể chạy trốn bằng cách tìm việc hay chuyển đi. Cô bé học được rằng việc giữ im lặng sẽ hiệu quả trong việc tránh được sự chú ý và cơn thịnh nộ của bố. Sau khi trưởng thành, cô vẫn có xu hướng “đóng băng” trong nhiều tình huống kể cả khi mà năng động và quyết đoán sẽ là một phản ứng hiệu quả hơn. Cô có thể vẫn trải nghiệm sự sợ hãi và lo lắng kể cả khi trên thực tế chẳng có mối đe dọa nào tới sự an toàn của cô. Ta có thể nói sự giáo dục sớm này đã làm gián đoạn khả năng tự điều chỉnh của cô. Giờ đây, cô cần được hỗ trợ để cải thiện kỹ năng tự điều chỉnh của cơ thể để có thể hành xử tốt hơn và hưởng thụ cuộc sống trọn vẹn hơn.

Dù có tuyên bố hay không thì mục đích của hầu hết mọi liệu pháp đều là lập lại sự cân bằng – tự điều chỉnh – của cá nhân, cặp đôi hay một gia đình. Vì sự phản ứng lại mối đe dọa và các cảm xúc liên quan là bản chất sinh học, tự nhiên nên chúng thường hữu dụng khi đưa nhận thức về phản ứng của cơ thể vào quá trình trị liệu.

Chẳng hạn như một người đã được học về việc chú ý khi nhịp tim tăng lên và nghiến răng lại có thể là hành vi cụ thể để ngăn chặn cơn thịnh nộ hay hoảng sợ trước khi nó thức sự bùng phát.

Trong liệu pháp tâm thần somatic, nhà trị liệu và bệnh nhân xem xét lịch sử suy nghĩ, cảm xúc và mối quan hệ giữa bệnh nhân và nhà trị liệu (mối quan hệ điều trị) chỉ giống như những liệu pháp thông thường khác. Tuy nhiên, chúng bao gồm cả những nhận thức từng phút một của hệ thống thần kinh tự trị và điều mà cơ thể đang nói. Bệnh nhân học được là có con đường hai chiều để giao tiếp giữa cơ thể và tâm trí, điều này có hiệu quả cho việc phục hồi chức năng tự điều chỉnh và giảm nhẹ các triệu chứng.

Mục tiêu căn bản của liệu pháp tâm lý  dựa trên sự tự trị là khôi phục sức khỏe tự điều chỉnh, khả năng phục hồi và khả năng luôn làm chủ mọi lúc. Bằng cách kết hợp các công cụ y học thần kinh vào liệu pháp, nó có thể có hiệu quả trực tiếp đến các triệu chứng tại nơi của chúng – trong cơ thể hay hệ thống thần kinh. Theo thời gian những nỗ lực để phục hồi sự tự điều chỉnh cho phép con người bước tiếp trong cuộc sống của họ mạnh mẽ hơn và kiên cường hơn.

Theo whypsy.com

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

5,419 lượt xem