Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

public6 năm trước

Tại Sao Bạn Không Nên Tranh Luận Với Bất Kỳ Ai Trên Facebook?

Chắc hẳn ai trong số chúng ta cũng đã từng gặp phải trường hợp này rất nhiều lần: Bạn đăng ý kiến, lời phàn này hay một đường link liên kết đến một bài viết trên Facebook. Một người nào đó bình luận, không đồng ý (hoặc đồng ý) với bất cứ điều gì bạn đăng. Một người khác đăng nhận xét không đồng ý với người nhận xét đầu tiên, với bạn hoặc cả hai. Sau đó, những người khác nhảy vào nêu lên quan điểm riêng của họ. Mọi thứ bắt đầu trở nên gay gắt. Nỗi tức giận bùng phát. Những từ khắc nghiệt được sử dụng. Chẳng bao lâu bạn và những người bạn bè của bạn tham gia vào một trận đấu cãi vã ảo, nhằm xúc phạm đối phương bằng mọi cách, đôi khi có cả những người mà bạn chưa gặp bao giờ.

Lý do xảy ra điều này rất đơn giản

Chúng ta thường phản ứng rất khác với những gì mà chúng ta viết và chúng ta nói – ngay cả khi những thứ đó hoàn toàn giống nhau. Đó là kết quả thí nghiệm mới được thực hiện bởi UC Berkeley và các nhà nghiên cứu tại trường Đại học Chicago.

Trong khi tiến hành nghiên cứu, 300 đối tượng đã đọc, xem video hoặc nghe những bình luận về các chủ đề nóng như chiến tranh, phá thai và nhạc đồng quê hay rap. Sau đó, các đối tượng được phỏng vấn về phản ứng của họ đối với các ý kiến mà họ không đồng ý.

Có lẽ câu trả lời quen thuộc của bất cứ ai thảo luận về chính trị sẽ có quan điểm chung rằng những người không đồng ý với bạn hoặc là quá ngu ngốc hoặc là không đủ hiểu biết về sự việc. Nhưng có một sự khác biệt rõ rệt giữa những người đã xem hoặc nghe một người nào đó nói lời to tiếng và những người đã đọc các từ giống hệt như vậy dưới dạng văn bản. Những người lắng nghe hoặc quan sát một ai đó nói ít có khả năng bác bỏ ý kiến của người nói, như là không am hiểu hoặc vô tâm hơn là khi họ chỉ đọc những lời của người bình luận.

Kết quả này ít nhất cũng không gây ngạc nhiên cho một trong số nhà nghiên cứu, người đã trải nghiệm những trường hợp tương tự của riêng mình. Nhà nghiên cứu Juliana Schroeder có nói trên báo Washington Post rằng: “Chúng tôi đã đọc một đoạn trích từ bài diễn văn được in trên báo của một chính trị gia với người mà ông ấy đã phản đối mạnh mẽ. Tuần sau đó, ông nghe thấy bài diễn văn của mình đang phát trên đài phát thanh và ông bị sốc bởi cách phản ứng đối với người chính trị gia đó khi đọc phần trích dẫn được đối chiếu lại lúc nghe”. Trong khi các ý kiến bằng văn bản có vẻ như thái quá đối với nhà nghiên cứu này, còn những lời được nói ra dường như hợp lý hơn.

Chúng ta đang sử dụng sai phương tiện truyền thông

Nghiên cứu này gợi ý rằng cách tốt nhất dành cho những người bất đồng quan điểm với nhau là tìm ra sự khác biệt của họ và hiểu rõ về nhau hơn hoặc thỏa hiệp nói chuyện với nhau, như mọi người thường làm trong các cuộc họp và trên bàn ăn tối. Nhưng hiện giờ, quá nhiều tương tác của chúng ta diễn ra trên phương tiện truyền thông xã hội, trò chuyện, tin nhắn văn bản hoặc email, còn các cuộc nói chuyện hoặc thảo luận nói chung ngày càng trở nên ít đi.

Vậy bạn nên làm gì? Nếu muốn tạo ra sức thuyết phục cho quan điểm hoặc hành động được đề xuất của mình, sẽ tốt hơn nếu bạn thực hiện điều đó bằng cách tạo một video ngắn (hoặc kết nối với người khác) thay vì viết ra bất cứ điều gì bạn phải nói. Đồng thời, bất cứ khi nào bạn đọc được một cái gì đó từ một người khác viết ra, hãy nhớ rằng thực tế bạn đang nhìn thấy điều này dưới dạng văn bản, có thể chỉ nhìn được một phần của vấn đề. Điều quan trọng là bạn phải có cái nhìn khách quan, hãy thử đọc to lên hoặc nhờ người khác đọc nó giúp bạn.

Sau cùng, nếu bạn đang ở lưng chừng một cuộc tranh luận trên Facebook (Twitter, Instagram, email hoặc tin nhắn), và người ở phía bên kia của vấn đề là người mà bạn quan tâm, đừng tiếp tục gõ những bình luận trả lời rồi trả lời. Thay vào đó, hãy hẹn một buổi cà phê để có thể nói chuyện trực tiếp. Hoặc chí ít, hãy nhấc điện thoại lên và gọi cho người đó.

Theo: vnwriter.net

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

123 lượt xem