Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

public6 năm trước

Tại Sao Chúng Ta Đều Cần Một Chút Sự Quan Tâm

Một nhu cầu mang đầy quyền lực mà ta luôn ngó lơ có thể khiến ta phải trả giá đắt.

Bố, mẹ nhìn con này!

Tất cả chúng ta đều đã từng nghe câu nài nỉ này của trẻ con ở khu vui chơi hay trong nhà và chúng ta không coi việc này là không phù hợp hay không lành mạnh. Nhưng nếu một người lớn nói câu này, phản ứng của ta có lẽ sẽ rất khác.

Chúng ta luôn cho rằng trẻ con thì cần phải được quan tâm. Nhiều bậc phụ huynh mệt lã người trở về nhà vào lúc tối muộn, cố gằng tìm kiếm sức lực còn lại trong cơ thể mà họ không chắc là họ có hay không để cho những đứa con bé bỏng của họ sự tình thương mà chúng cần. Nhưng điều gì xảy ra với nhu cầu này khi ta lớn lên và trưởng thành? Câu trả lời: chảng có gì thay đổi cả. Nhu cầu cơ bản của con người về sự quan tâm vẫn còn đó, nhưng đáng buồn là, hầu hết người lớn phớt lờ nhu cầu này trong chính bản thân họ và cả người khác.

Là con người, chúng ta đều có tế bào cảm thụ nỗi đâu để nhắc nhở chúng ta chú tâm đến gần như tất cả nhu cầu sinh học. Phản ứng lại, ta phát triển các các quy trình để đảm bảo những nhu cầu này được đáp ứng. Chúng ta có quy trình cho việc ăn và ngủ, thậm chí một vài chỗ cho việc đào thải. Ta có xu hướng trở nên khó chịu khi các chu trình của ta bị phá vỡ, khiến ta nghi hoặc liệu các nhu cầu của ta có được đáp ứng. Bạn đã từng bị kẹt xe trong lúc đang mắc tiểu chưa? Cơ thể bạn nhanh chóng trở nên rất “nhiều chuyện”.

Cho nên nếu các tế bào cảm thụ nỗ đau gợi ý chúng ta nhất đinh phải đáp ứng những nhu cầu cơ bản nhất, vậy thì tế bào cảm thụ sự quan tâm ở đâu? Không hề tồn tại. Lời đoán tốt nhất cho lý do của việc này là có lẽ ta đã không cần đến nó trong suốt quá trình lịch sử dài dẳng làm người đi săn – hái lượm. Hầu hết các bộ lạc sinh đã vượt sông Savannah là những bộ lạc nhỏ để chắc chắn rằng tất cả mọi người đều biết nhau. Luôn cùng hiện diện bên nhau, các cá nhân có thể dễ dàng cảm nhận được khi nào một người cần được quan tâm, vì vậy giúp đỡ và hỗ trợ được cho đi một cách tự nhiên.Trong thế giới ngày nay, chúng ta trở nên tách biệt với nhau hơn, thậm chí là ngày cả giữa những người nhà với nhau. Nhưng có thể không được thiết kế để sống trong những căn phòng có tường bao quanh, nơi mà chỉ một cái gõ cửa không được mong đợi có thể bị coi là một sự xâm phạm.

Vậy thì định nghĩa của sự quan tâm là gì? George Bernard Shaw khẳng định rằng “Ngược lại với tình yêu không phải là sự căm ghét mà là sự thờ ơ.” Nói cách khác ta cần phải có tình yêu để cho và nhận năng lượng từ người khác. Nghiên cứu về nhu cầu sự quan tâm của con người rất phong phú và khá hấp dẫn. Những người cảm thấy có kết nối tốt với người khác có nguy cơ bị bệnh tim thấp và có cơ hội sống sót khi bị trụy tim cao hơn; những nhân viên được quản lí trân trọng thì làm việc hiệu quả hơn và khỏe mạnh hơn.

Sự quan tâm không những là yếu tố cần thiết cho sức khỏe thể chất, mà nó còn quan trong đối với tất cả mối quan hệ thân thiết của ta. John Gottman đã nghiên yếu tố dự đoán sự thành công trong quan hệ tình cảm được hơn 20 năm. Điều khiến công việc của ông đặc biết là ông có thể dự đoán với độ chính xác hơn 90% khả năng một cuộc hôn nhân sẽ tồn tại hơn bốn năm dựa trên hai yếu tố dự đoán chính: cách những cặp đôi giải quyết mâu thuẫn và họ đáp ứng nhu cầu cho sự quan tâm như thế nào.

Việc sự quan tâm và mâu thuẫn cùng xuất hiện trong một mô hình hoàn toàn có lý. Những vấn đề mang tính thử thách sẽ xuất hiện giữa hai người trong bất cứ mối quan hệ thân thiết nào. Tuy nhiên, nếu nhiều sự quan tâm tích cực được trao đổi qua lại, thì cả 2 bên sẽ sốt sắng giải quyết vấn đề để trở về với mối quan hệ tốt đẹp. Ngược lại, đối với những người không dễ dàng trong cho đi và nhận lại sự quan tâm tích cực, mâu thuẫn sẽ trở nên căng thẳng một cách không cần thiết, cùng với việc cơ thể tận dụng cơ hội duy nhất để cho nhu cầu cho sự quan tâm của nó được đáp ứng. Việc này có thể sẽ xảy ra mặc cho sự quan tâm có gây đau đớn và độc địa đến chừng nào.

Yếu tố dự đoán sự thành công trong mối quan hệ thứ hai là mức độ và kiểu quan tâm mà hai người chia sẽ cho nhau. Ở các cặp đôi hạnh phúc, tỉ lệ giữa sự quan tâm tích cực và tiêu cực là 5:1, và là 20:1 trong thời kì mối quan hệ phát triển mạnh. Những cặp đôi chuẩn bị li hôn thể hiện tỉ lệ 1:1. Làm thế nào mà một người đạt được tỉ lệ 20:1 trong một mối quan hệ? Nó không có được nhờ những bữa tối thắp nến, kì nghỉ và quà tặng hay sự nâng đỡ thường xuyên. Việc này là không thể cả về mặt thể chất lẫn tài chính.

Thay vào đó, chính những khoảnh khác nhỏ mới giá trị. Khi người yêu gọi điện cho bạn vào ban ngày, giọng của bạn có trở nên vui vẻ hơn khi nhận ra người ở đầu dây bên kia, hay ngữ điệu của bạn cố ý ám chỉ rằng họ đang cắt ngang những công việc quan trọng hơn? Khi một nhân viên hay đồng nghiệp bước vào phòng bạn có đặt điện thoại xuống hay đóng máy tính lại để hoàn toàn giành sự chú ý cho họ. Nếu con bạn có hẹn đến gặp nha sĩ hay đang đối mặt với thử thách cùng một người bạn, bạn có nhớ đến việc hỏi thăm tình hình thế nào không? Chính những khoảng khắc quan tâm nhỏ nhặt, đáng nhớ – những chu trình và quy trình tích cực mà ta xây dựng – hóa ra lại là những yếu tố mang nhiều quyền lực nhất cho sự thành công của một mối quan hệ.

Theo whypsy.com

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

911 lượt xem