Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

public6 năm trước

Tại Sao Không Phải Lúc Nào Bạn Cũng Nên Tha Thứ

Bạn bị tổn thương. Không, bạn bị tổn thương nặng nề và giờ bạn đang ở trong đống đổ nát, ở điểm tệ hại nhất cuộc đời bạn. Bạn nhìn chung quanh không thể tin được, tự hỏi chuyện gì đã xảy ra. Ban đầu bạn khó có thể tin được một sự kiện khủng khiếp như thể lại xảy ra. Dường như bạn còn đang ở trong một cơn ác mộng tồi tệ khi mọi thứ đều vô lý. Mọi người vẫn đang tiến tới trước với cuộc sống của mình còn bạn thì gặp khó khăn với những việc đơn giản như ra khỏi giường và sống. Bạn cảm thấy như mình đang ở trên một con tàu cao tốc xen lẫn giữa tê dại và đau đớn. Và ở một lúc nào đó bạn sẽ nhận ra rằng phải nhặt bắt đầu từ những mảnh vỡ và bạn hoảng sợ. Bạn tự hỏi mình rất nhiều. Làm thế nào bạn có thể bắt đầu lại cuộc sống khi bạn đã bị phá hủy? Bạn có thể làm được không khi bạn đã tàn tật? Còn lại thứ gì cho bạn đây?

Dẫu đau đớn của bạn là gì thì cuối cùng bạn phải bước qua giai đoạn đau lòng và chữa lành. Cũng đau đớn và khó khăn khi bạn ở điểm tăm tối nhất, bạn sẽ nhận ra, bò ra khỏi cái hố ấy có thể khó hơn nữa. Đau đớn và chữa lành là một quá trình chậm, chậm nhưng bạn không thể lướt nhanh hoặc bỏ qua. Bạn phải đối mặt với cuộc sống của mình, chẳng thể nào trốn tránh mãi.

Trong hành trình ấy, có đôi khi bạn kết luận rằng quá trình này chẳng đến đâu cả. Dù bạn có cố đến mức nào, bạn cũng chẳng thể vượt qua được những gì mà cuộc sống ném tói cho bạn. Có những ngày bạn không quan tâm, có những ngày bạn cố gắng rất nhiều, nhưng quá trình lại chậm đến mức đau đớn. Đây là bình thường. Hãy nhớ rằng bạn vừa trải qua một sự kiện tệ hại làm thay đổi  cuộc đời bạn. Bạn không còn giống như trước nữa, và bạn chẳng thể hành động giống như cách bạn đã từng vì bạn đã thay đổi. Tìm lại danh tính của mình là một phần của hành trình. Điều quan trọng bạn cần biết rằng vượt qua quá trình này giống như nhổ răng vậy, dường như là mãi mãi nhưng cuối cùng bạn sẽ nhận ra bản thân cảm thấy khá hơn, và bằng cách nào đó, bạn tìm thấy an yên cho mình.

Theo thời gian, bạn nhận ra mình đang tiến về phía trước và thường ở thời điểm này, ai đó sẽ hỏi bạn về tha thứ. Ở một vài thời điểm trong giai đoạn đau đơn, có ai đó, ở nơi nào đó sẽ hỏi rằng liệu bạn có tha thứ cho kẻ gây nên đau đớn cho mình hay không.

Mặc dù xã hội gây áp lực rằng bạn phải tha thứ cho những kẻ làm sai với bạn, nhưng thật ra tha thứ có đôi khi lại là thứ tệ hại nhất. Rất nhiều tôn giáo hoặc chữa trị tâm lý tập trung vào phần tha thứ cho hung thủ để nạn nhân có thể tiếp tục tiến về phía trước. Mục tiêu là để chắc rằng nạn nhân không bị “gắn chặt” với nỗi đau. Đây là điều quan trọng bởi vì khi bạn gắn chặt và ám ảnh với nỗi đau, bạn sẽ không thể nào hoạt dộng được.

Tuy nhiên, tha thứ không dễ xảy ra trong thoáng chốc. Một vài người cảm thấy bỏ đi những cơn giận giúp họ tốt hơn, trong khi nhiều người cho rằng ý kiến này thật ghê tởm. Tôi đã từng gặp cha mẹ của những đứa trẻ bị giết hại hoặc là nạn nhân của tội phạm tình dục. Dù rất nhiều người chọn tiếp tục tiến về phía trước thì họ vẫn không tha thứ. Điều này không làm họ trở nên tồi tệ, chỉ là tha thứ không thể chữa lành họ ở thời điểm ấy.

Có thể bạn rất ngạc nhiên khi biết rằng rất nhiều người tạo áp lực lên những người sống sót rằng họ phải tha thứ cho những kẻ đã xâm hại họ. Những người sống sót sau những vụ sát hại là nạn nhân và bị lợi dụng nhiều hơn họ nghĩ. Những thành viên trong gia đình bảo nếu họ không tha thứ thì họ sẽ xuống địa ngục. Trong nhiều ca, tôi từng thấy gia đình quay lưng lại với nạn nhân bạo hành tình dục bởi vì nạn nhân không đi theo “chương trình” và ngậm chặt miệng. Họ bị bảo rằng phải tha thứ cho kẻ tấn công họ, nếu không, họ bị loại trừ ra khỏi gia đình.

Tha thứ đến từ bên trong. Nó không phải là thứ có thể ép buộc được. Bạn có thể làm được hoặc là không. Nếu bạn không thể, vậy thì đừng nghĩ mình là người tệ hại hay bạn đã thất bại. Trong một vài trường hợp, tha thứ là điều không thể. Bạn có thể học cách không ghê tởm kẻ tấn công mình nhưng nói rằng bạn đã tha thứ có thể là rỗng tuếch nếu đó không phải là điều bạn thật sự cảm nhận. Đừng bỏ cuộc trước áp lực. Đừng đầu hàng trước áp lực. Đừng nói mình tha thứ khi bạn chưa sẳn sàng, nó không làm bạn cảm thấy dễ chịu hơn hay làm cuộc sống bạn khá hơn. Ngược lại, nó không làm cuộc sống bạn dễ dàng hơn khi ai đó yêu cầu bạn tha thứ. Mục đích đằng sau câu tha thứ chính là làm người hỏi cảm thấy dễ dàng hơn. Những người khác sẽ ép bạn khi đau đớn tổn thương của bạn phiền nhiễu đến cuộc sống của họ. Và nếu bạn tha thứ vậy thì cuộc sống của họ có thể trở lại bình thường.

Với một số người, tha thứ là một cách giải thoát bản thân và nó như là một chất xúc tác cho quá trình chữa lành và giúp cuộc sống họ trở nên tốt hơn. Tuy nhiên, với một số người, họ không thể khiến bản thân tha thứ vì họ không cảm thấy sự giải thoát nào cả. Những người như vậy là những người thành thật với cảm xúc của mình và thành thật là điều tốt nhất.

Nếu bạn cảm thấy mình đang băn khoăn, nên nhớ rằng chỉ có bạn mới có thể quyết định được, Đây là thứ mà bạn có thể nắm quyền quyết định. Trong quá trình chữa lành, bạn sẽ tìm được những thứ mang lại niềm vui và sự an yên. Cảm giác của bạn là cảm giác của bạn, và không ai có thể bắt buộc hay chỉ định bạn làm gì. Trái tim là của riêng bạn. Sự phát triển là của riêng bạn. Tâm trí là của riêng bạn.

Theo beautifulmindvn.com

 

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

1,708 lượt xem