Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

public6 năm trước

Tại Sao Từ Bỏ Đôi Khi Lại Là Điều Tốt

Giấc mơ đôi khi lại có thể là lựa chọn lành mạnh nhất.

Guillermo đã 34 tuổi khi cuộc khủng hoảng của anh ta xảy ra. Kể từ thời trung học, anh đã ao ước trở thành một giám đốc cấp cao trong lĩnh vực công nghệ. Anh ta không chỉ bị mê hoặc bởi những thứ công nghệ nổi lên thời trẻ mà còn khao khát địa vị và quyền lực của một vị trí như vậy. Cho nên, anh ta nỗ lực hết sức vì nó. Anh ta học hành chăm chỉ và giành được học bổng ở một trường đại học top đầu. Bốn năm sau, trải qua những nỗ lực phi thường tương tự ở đại học, anh chuyển lên một khóa học thạc sĩ ngành quản trị kinh doanh. Anh ta cũng giỏi giang tại đó luôn.

Ở tuổi 26, Guillermo được một công ty công nghệ trong mơ tuyển dụng. Cố gắng của anh ta được đền đáp, cùng với sự thăng tiến vùn vụt. Chỉ trong vài năm, anh đã tiến đến vị trí giám đốc, mua một chiếc xe hơi bóng bẩy, và có cả tủ quần áo đầy những bộ cánh trưng diện. Anh ta đã có tất cả mọi thứ mình muốn – hoặc anh ta nghĩ là thế.

Tại đỉnh cao sự nghiệp, anh phải làm việc đến gần 16 tiếng mỗi ngày, trở về nhà hoàn toàn kiệt sức và tinh thần bị rút cạn. Người vợ cực kỳ thông cảm của anh ta cũng bắt đầu thấy cô đơn và bị bỏ rơi. Áp lực tiến tới gần anh hơn. Giọt nước làm tràn ly khi họ có chuyến đi nghỉ ở Caribbean. Buổi sáng đầu tiên trong khách sạn xa hoa, Guillermo dậy sớm, đặt một tách cappucino từ dịch vụ phòng, ngồi trên ban công nhìn ra đại dương. Dù đó lẽ ra phải là một phong cảnh tuyệt đẹp, tất cả những gì anh nghĩ tới là công việc. Anh thấy chán ngán và phát hiện ra tay mình đang run. Vào thời điểm đó, anh nhận thấy mình đã đánh rơi khả năng tận hưởng cuộc sống. Thực tế, anh ta hầu như đã không tận hưởng bất kỳ điều gì trong suốt năm năm qua. Giấc mơ trung học, thứ từng truyền cảm hứng, giờ ngược lại đang ăn sống anh ta. Anh tự thú nhận với bản thân ngay tại đó rằng anh muốn nghỉ việc.

Nhưng như thế nghĩa là bỏ cuộc! Và, chẳng phải bỏ cuộc chỉ dành cho kẻ thất bại thôi sao ? Anh nghĩ.

Theo các nhà nghiên cứu Carsten Wrosch và Gregory Miller, “Ý niệm rằng kiên trì là chìa khóa cho thành công hằn sâu vào trong văn hóa Mỹ.” Như trẻ nhỏ, nhiều người trong chúng ta được khuyên rằng, “Đừng bao giờ từ bỏ.” Dành suốt một thập kỷ để điều tra về các tác động của việc kiên trì so với bỏ cuộc, Wrosch biện luận rằng đó không phải một lời khuyên tốt. Như Guillermo đã khám phá ra, gan lỳ theo đuổi một mục tiêu đôi khi có thể đem đến kết quả ngược lại.

Về mặt ngữ nghĩa được hiểu như là “rời bỏ mục tiêu,” có vẻ như bỏ cuộc thỉnh thoảng là một giải pháp lành mạnh hơn. Dù các nhà nghiên cứu vẫn chưa chắc chắn tại sao việc rời bỏ mục tiêu lại có lợi, một khả năng là do nó giải phóng người ta để theo đuổi những thứ khác, những mục tiêu bị lờ đi trước đó. Nếu ta dành hết năng lượng vào những mục tiêu mà đã đi quá sự hữu dụng của nó, ta đang đánh mất cơ hội để làm việc khác ý nghĩa hơn.

Hàng tá nghiên cứu cho thấy từ bỏ có thể là điều tốt. Trong một cuộc nghiên cứu, các nhà nghiên cứu khảo sát những phụ nữ đã từng từ bỏ mục tiêu cá nhân sinh con. Thỉnh thoảng vào cái tuổi 40, mục tiêu có con cản trở đa số phụ nữ. Biết điều này, nhiều phụ nữ chưa có con càng nỗ lực để có thai, bằng biện pháp truyền thống hay y học, khi đã đến tuổi. Vậy nên, các nhà nghiên cứu khảo sát một lượng lớn thống kê phụ nữ trước hoặc sau cái mốc này. Trước khi sang tuổi 40, hầu hết phụ nữ theo thống kê nói rằng một trong những mục tiêu lớn của đời họ là có con, điều mà nhiều người họ đang cố gắng đầy hăng hái. Sau tuổi 40, tuy nhiên, phụ nữ có xu hướng đưa ra một câu trả lời rất khác: Chỉ một số lượng tương đối nhỏ nói họ vẫn cho điều này là một trong những mục đích quan trọng nhất. Khi nhận ra họ đã bước qua cái tuổi để làm được điều này, nhiều người từ bỏ cố gắng. Nghe có vẻ buồn đối với một người quan sát ngoài cuộc, nhưng quyết định này có liên quan đến sức khỏe tinh thần cho phụ nữ. Cụ thể, những phụ nữ ngoài 40 rời bỏ mục tiêu này cảm thấy bớt trầm cảm hơn so với những người tiếp tục hết mình theo đuổi nó.

Nhưng không phải lúc nào cũng hiển nhiên rằng từ bỏ là lựa chọn chính xác. Điều nguy hiểm là chúng ta có khi từ bỏ quá nhanh, rồi hủy hoại bản thân mình trong quá trình đó. Thế nên, làm thế nào ta biết được khi nào nên từ bỏ mục đích hoặc tiếp tục cố gắng? Dù không có câu đáp án dễ dàng cho câu hỏi này, ít nhất sẽ có hai trường hợp đáng để cân nhắc xem có nên rời bỏ một mục tiêu hay không.

Khi mục tiêu không thể với tới

Những mục tiêu không thể thực hiện được có thể gây chán nản. “Khi con người thấy mình trong những trường hợp mà họ dường như không thể nhận ra được một mục tiêu, lời giải đáp thích ứng nhất là rút lui,” Wrosch và Miller viết trong tờ báo Khoa học Tâm Lý. “Bằng việc rút khỏi mục tiêu không thể với tới, một người có thể tránh được những kinh nghiệm thất bại lặp lại và hậu quả dành cho tâm trí và cơ thể của chính mình.” Cần dũng cảm rất lớn để thừa nhận với bản thân rằng một mục tiêu không hề khả thi chút nào. Nhưng sau vô số những cố gắng tha thiết để chạm tới đích đến, có lẽ đáng để cân nhắc xem liệu có một mục tiêu khác, cũng thỏa mãn tương tự mà ta có thể dành thời gian cho không. Việc này không hề nghĩa là hạ thấp tiêu chuẩn. Ngược lại: Nó nghĩa là biết quý trọng thời gian và năng lượng để đầu tư vào nó một cách thông minh.

Khi một mục tiêu không còn quan trọng về mặt cá nhân nữa

Một lý do tốt khác để rút lui khỏi một mục tiêu là nó không còn quan trọng với cá nhân nữa. Khuynh hướng con người tự nhiên cứ nghĩ rằng ta nên tiếp tục theo đuổi cho đến khi đạt được. Tuy nhiên, thi thoảng, tình huống có thể đổi thay trước khi chúng ta đạt được điểm đó. Khi con người có khó khăn trong việc thúc đẩy mình đeo đuổi mục tiêu, đôi khi vì mục tiêu không còn mang ý nghĩa với họ như trước nữa. Con người thay đổi theo thời gian, và chẳng có lý do gì mà mục tiêu của họ không thể khác đi. Dĩ nhiên, không phải mọi hoạt động trong đời sống phải có ý nghĩa. Hầu hết chúng ta làm những công việc hàng ngày – như hoàn thành nhiệm vụ được giao hay giặt đồ – để tránh những hậu quả như bị đuổi việc hay hết quần áo sạch để mặc. Không nhất thiết phải có gì không hay về việc đó. Nhưng đáng để nghĩ xem có mục tiêu nào, bạn có thể rút lui khỏi nó, mà không tác động tiêu cực đến bạn, nhưng giải thoát bạn để tham gia những hoạt động ý nghĩa hơn.

Và đó là chìa khóa để hiểu xem khi nào bỏ cuộc là tốt: Sẽ có một mục tiêu thỏa mãn hay ý nghĩa hơn với cá nhân mà một người có thể dùng thời gian vào.

Chỉ vài tháng sau cuộc khủng hoảng ở khách sạn, Guillermo rơi vào cơn trầm cảm nặng nề. Một buổi tối, vợ anh ta nhẹ nhàng nắm lấy tay anh và bảo, “Anh cần dừng lại. Chúng ta đã tiết kiệm đủ tiền rồi nên sẽ ổn thôi mà. Công việc này không còn là giấc mơ của anh nữa. Nó chỉ là một công việc. Và nó đang ngăn anh sống cuộc sống của mình.” Nghe theo lời khuyên đó, Guillermo đã làm điều anh chưa từng nghĩ đến: Anh ta từ bỏ vị trí giám đốc. Chỉ vì Guillermo rút lui khỏi mục tiêu này, không có nghĩa anh từ bỏ đức tính chăm chỉ hay động lực thành công của mình. Dù đó là một cuộc đấu tranh, anh đã đặt tầm nhìn của mình lên một giấc mơ mới. Hôm nay, anh là một nhiếp ảnh gia thành công. Những bức ảnh của anh được trưng bày trong các tòa triển lãm trên khắp thế giới. Mặc dù kiếm ít tiền hơn nhiều, anh được đi lại, gặp mọi người, và tạo ra nghệ thuật. Quan trọng nhất là, anh hạnh phúc. “Khi còn là một đứa trẻ, tôi thực sự rất muốn công việc giám đốc to lớn đó. Nó từng là ước mơ của tôi,” anh ta kể với tôi vào một bữa tối.

“Nhưng những đích đến thay đổi. Giờ nhiếp ảnh mới là giấc mơ của tôi, và tôi không cần nhìn lại nữa.”

Theo whypsy.com

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

1,628 lượt xem