Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

public6 năm trước

Tâm Lý Học Của Việc Đặt Tên Người Cho Đồ Vật

Theo một cuộc thăm dò ý kiến năm 2013 của công ty bảo hiểm Nationwide, khoảng 25 phần trăm những người sở hữu xe hơi đặt tên cho chúng. Cho dù cuộc khảo sát này không mang tính khoa học, và những thống kê có thể không phản ánh chính xác hiện thực, chúng trùng với những gì bạn có thể đã từng thấy ngoài đời: rất nhiều người ưa thích việc đặt tên cho những vật dụng trong đời họ – xe hơi, máy tính xách tay, xe đạp. Có thể bạn biết một trong những người này. Có thể người đó chính là bạn!

Hãy suy nghĩ về điều này một chút – xem xét những ví dụ ngoài đời thật mà bạn biết, và có lẽ bạn sẽ nhận thấy rằng hiện tượng này thường theo một khuôn mẫu nhất định. Có một số ngoại lệ (một người dùng Reddit thậm chí đặt tên cho cái bơm ngực của cô ấy) nhưng nói chung, một số đồ vật được đặt tên thường xuyên hơn các vật khác. Ví dụ, không nhiều người từng nghĩ đến việc đặt tên cái toilet của họ.

Vậy thì điều gì quyết định những vật nào được đặt tên? Tại sao chúng ta đặt tên cho một số vật dụng, nhưng không phải những vật còn lại? Câu trả lời, hóa ra, lại là sự kết hợp đầy phức tạp của một vài thói quen kì lạ của tâm lý con người.

Vì bạn đang nhân hóa ý thức của vật đó

‘’Chúng tôi cho rằng có nhiều lí do tại sao việc này lại xảy ra,’’ nhà tâm lý học Nicholas Epley, một giáo sư về khoa học hành vi tại University of Chicago Booth School of Business cho biết. ‘’Một số liên quan đến việc những vật vô tri vô giác này đem lại cảm giác giống một con người đến mức nào. Đôi khi nó là ngoại hình, cách nó biểu hiện hoặc hoạt động, hay bất kì tín hiệu hoặc điểm tương đồng nào khác mà khiến chúng ta xem những tác nhân không phải con người mang tính con người.

Ví dụ, một nghiên cứu vào tháng 5 năm 2014 trong Tạp chí về Tâm lý Xã hội Thực nghiệm đã phát hiện rằng những người tham gia tin tưởng phương tiện nhiều hơn vì chúng mang những đặc tính của con người (ví dụ vô lăng tự lái và giọng nói). Một nghiên cứu riêng biệt năm 2016 trong Tạp chí về Tâm lý học Thực nghiệm: Tổng hợp, đồng tác giả là Eply, cho thấy rằng người ta thường có xu hướng tin rằng một văn bản được tạo ra từ máy tính và được đọc bằng giọng của một con người đã được tạo ra từ trí óc của một con người hơn khi họ tự đọc đoạn văn bản đó.

Những nghiên cứu như thế này ngụ ý rằng, khi chúng ta có thể hình thành một dạng mối liên kết nào đó với công nghệ (hay cụ thể hơn, gắn một mối liên kết với nó), chúng ta thường cho nó mang tính con người hơn – điều mà, sau đó, khiến chúng ta thường xuyên đặt tên người cho nó hơn.

Trong cuốn sách Mindwise của ông, Epley trình bày một số yếu tố khiến chúng ta dễ gắn ý thức của con người cho những vật dụng vô tri vô giác. Đầu tiên, chúng ta có xu hướng nhân loại hóa những đồ vật nhìn giống con người – ví dụ như mắt giả trên cánh côn trùng, hay những đèn pha nhìn giống đôi mắt của ô tô. Sự lí giải này cũng có thể được mở rộng đến phạm vi của chuyển động: Epley ghi lại rằng một bài luận năm 2007 trong Tạp chí về Tính cách và Tâm lý học Xã hội đã phát hiện robot có thể trông giống con người hơn nếu vận tốc của chúng tương đương với của chúng ta.

Một yếu tố khác là nhu cầu giải thích các hỏng hóc của máy móc của con người. Epley trích dẫn một khảo sát với 900 người nghe đài Car Talk Show của NPR. Khảo sát này đã tìm thấy rằng chiếc xe càng không đáng tin cậy, càng nhiều người gắn nó với một lí trí riêng. Máy móc, khác với con người, được cho là phải đáng tin cậy, khi chúng không được vậy, chúng ta nhìn thấy chính bản thân trong sự không chắc chắn của chúng.

Vì bạn đang cố truyền đạt quyền sở hữu hoặc sự gắn kết

Những cái tên cũng giúp chúng ta phác họa giữa tài sản cá nhân và công cộng. Ví dụ, ban đầu, người ta đặt tên thuyền ở cảng để giúp chỉ rõ chiếc thuyền đó thuộc về ai, David Peterson giải thích. Ông là một nhà ngôn ngữ học, người đã tạo ra ngôn ngữ Dothraki và Valyrian cho series Game of Thrones của HBO, cũng như nhiều ngôn ngữ khác cho chương trình Defiance của Syfy. Qua thời gian, Peterson giải thích, thói quen đặt tên cho thuyền trở thành một truyền thống tự kéo dài.

‘’Đối với vật dụng cá nhân, có một sự khác nhau rõ rệt giữa độ quan trọng một người đặt lên nó, và mức độ gắn kết về tình cảm một người có thể đặt cho nó,’’ Peterson nói. Nói cách khác, những vật bạn sử dụng thường xuyên nhất không nhất thiết phải là những vật kết nói chặt chẽ với bạn nhất (bạn đã từng thấy ai đặt tên cho cái lược của họ chưa?). Một golfer đầy tham vọng có thể chỉ đặt tên cho chỉ một cái gậy nếu nó có một ý nghĩa đặc biệt và khác biệt khỏi những cái gậy khác. Tương tự, mọi người thường không đặt tên cho chiếc bút bi và bút chì của họ, nhưng nếu họ làm vậy, thường là do vật dụng đó có một ý nghĩa đặc biệt.

Vậy thì tại sao chúng ta không đặt tên cho cái toilet, nếu nó quan trọng đến thế? Peterson giải thích rằng câu trả lời một phần là do địa vị xã hội: ‘’Nếu bạn đặt tên cho một thứ gì, có khả năng sẽ có người khác nghe đấy cái tên đó.’’ Vì bạn có lẽ sẽ không tán gẫu với người khác về cái bệ sứ của bạn, bạn sẽ ít khi đặt tên cho nó.

Vì bạn cảm thấy cô đơn

Một số người có xu hướng đặt tên cho đồ vật hơn những người khác. Trong một nghiên cứu năm 2008, xuất bản trong Tạp chí Tâm lý học, Epley ghi chú rằng những người thiếu thốn các quan hệ xã hội có thể sẽ cố bù đắp bằng cách tạo dựng mối quan hệ với động vật và đồ vật (Epley trích dẫn ví dụ nổi tiếng – có thể hơi cực đoạn- nhân vật của Tom Hank trong Cast Away, người đã đặt tên quả bóng chuyền, đồng thời là người bạn thân, Wilson.)

Peterson nói rằng chúng ta cũng cần cân nhắc việc ảnh hưởng của nó không chỉ đi một hướng: Chúng ta đặt tên cho vài thứ vì chúng quan tâm, nhưng một số thứ cũng có thể trở nên quan trọng với ta vì, trong một số trường hợp nhất định (như những cái tàu ở cảng), ta có thể bị buộc phải đặt tên cho chúng.

Ngược lại, Epley ghi chú rằng giống như việc chúng ta có xu hướng nhân tính hóa và đặt tên cho một số vật nhất định, cũng có một số tình cảnh khiến ta có xu hướng làm chúng mất tính nhân đạo. Trong nghiên cứu về giọng nói và nhân tính hóa năm 2016 của Epley, đội của ông đã tìm thấy rằng khi ta tách một giọng nói từ một tình huống nào đó, ví dụ như khi đọc một đoạn văn với khi nghe một giọng nói của con người đọc nó, mọi người thường có xu hướng cho rằng đoạn văn đó đã được tạo nên bởi máy hơn là con người. Đối với các tình huống ngoài đời, Epley cho rằng nghiên cứu này đã nêu lên một vấn đề quan trọng: ‘’Khi bạn hiểu được rằng con người cho rằng các tác nhân khác mang lí trí riêng, bạn vừa có thể cố giải thích tại sao con người đối xử các vật không phải con người như thể con người, và tại sao đôi khi mọi người lại đối xử với người khác như đồ vật.”

Theo whypsy.com

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

2,061 lượt xem