Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

Thế Nào Là “Bình Thường” Khi Trong Giai Đoạn Tang Chế?

Nỗi đau buồn khi người chúng ta yêu thương ra đi là một trong những trải nghiệm khó khăn nhất trong đời. Chúng ta để tang theo những cách khác nhau về thời gian, và trải nghiệm mức độ mất mát khác nhau. Tuy nhiên, đôi khi thời gian và mức độ của tang chế lại là dấu hiệu cho thấy người để tang cần tới những lời khuyên.

Cách chúng ta đau đớn

Bác sĩ tâm lý và những chuyên gia chăm sóc sức khỏe tinh thần thường không xem cái chết là một dấu hiệu chẩn đoán tâm lý vì thật ra cái chết là một trải nghiệm cơ bản của con người. Trầm cảm và những triệu chứng như sự đau buồn, khóc, và thu mình với xã hội thường xảy ra sau khi người ta yêu thương qua đời. Đôi lúc bạn còn mong rằng mình được chết cùng người ấy. Chán ăn và sụt cân cũng là những dấu hiệu thông thường khi ta đau buồn và tình trạng sẽ được cải thiện sau vài tháng.

“Bên cạnh những dấu hiệu trên, có lúc bạn tưởng rằng mình nhìn thấy, nghe thấy hoặc thậm chí là chạm được vào người đã mất: Việc này rất bình thường. Đây là những ảo giác hoặc ảo tưởng.” Theo lời của Edison Houpt, MD, HCC, một chuyên gia chuyên nghiên cứu về nỗi buồn ở Pasadena, California.

Ảo giác là cảm giác không có thật về một sự việc, như nghe thấy tiếng xe trên đường và nghĩ rằng người mình yêu đã đi làm về; ảo tưởng nhìn thấy “hồn ma” của người mình yêu hoặc nghe thấy giọng nói của họ – điều này không có thật. Ảo giác và ảo tưởng liên quan đến tất cả các giác quan, bao gồm khứu giác, vị giác, xúc giác và là một phần của nỗi tang thương . Chúng thường biến mất sau vài tháng. Nếu những ảo giác và ảo tưởng này kéo dài thì chúng có thể trở thành tâm bệnh.

Tiến sỹ Houpt thường không chẩn đoán rằng một người đang chịu tang mắc chứng trầm cảm nếu người đó không  than khóc hơn 3 tháng, “hoặc nếu họ không có bất kì biểu hiện nào của trầm cảm nặng hay khủng hoảng tâm lý”. Sự đau buồn trở thành không bình thường khi nó kéo dài và vượt quá mức chịu đựng, hoặc khi những triệu chứng trở nên tệ hơn.

 

Mức độ đau khổ

Tùy vào từng người, sau thời kỳ đau buồn sẽ phục hồi (đa số là như vậy), không có tiến triển gì, hoặc thậm chí còn trở nên tệ hơn. Theo Houpt, “Đôi khi sự đau khổ cần quá trình tái thích nghi kéo dài từ vài tháng đến một năm nếu được chẩn đoán là rối loạn khả năng thích nghi. Điều này thì không có gì nghiêm trọng.” Trường hợp ít xảy ra hơn là khi sự đau khổ không có bất kì dấu hiệu thuyên giảm nào và tiếp sau đó là những triệu chứng của trầm cảm và lo âu. Và trường hợp ít xảy ra nhất là khi sự đau khổ trở nên tồi tệ và được bác sĩ chẩn đoán mắc bệnh tâm thần.

Có nhiều nghiên cứu khác nhau cho ra những kết quả không giống nhau về những mức độ đau buồn này:

 

  • Sự đau khổ kéo dài hoặc bệnh lý đau buồn: Houpt cho biết một cơn trầm cảm nếu không có tiến triển gì sẽ dẫn đến sự đau khổ kéo dài hoặc đau buồn bệnh lý. Sự đau khổ dai dẳng thường xảy ra ở những cặp vợ chồng già hay đôi khi là ở những người anh em ruột thịt nhưng nhận được ít sự quan tâm của xã hội. Thường thì một người ở trong tình trạng này sẽ cảm thấy thứ duy nhất họ có là ký ức về những tháng ngày tươi đẹp, điều mà sẽ giúp họ tồn tại cho đến khi qua đời. Cùng với nỗi đau kéo dài, những triệu chứng giống nhau thường đeo bám thân chủ dai dẳng suốt năm này qua tháng nọ, nhưng một lượng nhỏ thuốc chống trầm cảm lại có hiệu quả với một vài người. Theo Houpt: “Thuốc chống trầm cảm có lẽ chẳng thể tác động đến sự đau buồn, nhưng thuốc có thể giúp những người góa vợ hay góa chồng chia sẻ nỗi buồn, giảm thiểu nỗi đau và giúp họ thức dậy mỗi sáng, tập trung vào các hoạt động hằng ngày cũng như trở lại cuộc sống bình thường”
  • Tình trạng tâm lý: Sự đau buồn có thể trở thành vô số các căn bệnh tâm lý,như trầm cảm nặng hay thậm chí còn có các triệu chứng rối loạn tâm thần. Những triệu chứng trầm cảm nghiêm trọng bao gồm ý nghĩ tự tử, hoặc hoàn toàn không có cảm xúc hay hứng thú làm bất cứ việc gì, và dường như trở nên ngưng trệ, giống như một con zombie. Triệu chứng của lối loạn tâm thần bao gồm những mặc cảm tội lỗi, những ảo tưởng nghiêm trọng như nghi ngờ một ai đó, hay cảm giác có thể nghe được những âm thanh của ác quỷ, những triệu chứng vượt ngoài phạm vi của sự mất mát và ảnh hưởng đến hoạt động thường nhật hằng ngày.
  • Cảm giác hoang đường: Bên cạnh những ảo giác và ảo tưởng tạm thời, còn có những trải nghiệm cảm xúc tâm thần tách biệt khác được gọi là cảm giác hoang đường hay sự tin vào những điều phi lý. Nếu như sự mất mát gây ra cảm giác hoang đường thì đây luôn là một triệu chứng tâm lý cần được can thiệp. Houpt cho biết :“Đôi khi sự hoang tưởng này không hề được đề cập, được  giữ kín trong suốt thời gian dài cho đến khi gia đình phát hiện ra những hành động kì lạ của bệnh nhân. Gia đình sẽ nhận ra rằng bệnh nhân có những hành vi bướng bỉnh kì lạ không thể lý giải theo logic bình thường. Đây là lúc thích hợp để đưa người nhà đi khám tâm lý – trước khi cô ả hay anh chàng hành động theo sự hoang tưởng đó.”

Ai là người có nguy cơ mắc bệnh lý đau buồn

Một vài người sẽ hồi phục sau sự mất mát trong vòng từ vài tuần đến vài tháng, và một vài người thì phải mất đến cả năm trời. Houpt cho rằng: “Những người hướng ngoại thì hồi phục nhanh hơn những người hướng nội”. Theo bà, những người có nguy cơ mắc căn bệnh ở mức độ nghiêm trọng bao gồm:

  • Những người có nguồn lực kinh tế – xã hội hạn hẹp, hoặc hoàn toàn không có.
  • Người càng già càng mất nhiều thời gian để hồi phục.
  • Người nghèo, đặc biệt là khi nguyên nhân gây ra cái chết cho người bạn đời của họ là do nguồn thu nhập bị giảm sút.
  • Những người nghiện rượu có nguy cơ mắc trầm cảm cao hơn những người khác, chứng nghiện rượu ngày càng nặng hơn và dẫn đến tự tử; đàn ông đặc biệt dễ bị ảnh hưởng và Houpt khuyên gia đình nên thuyết phục bệnh nhân cai rượu để đảm bảo sức khỏe khi ở vào tình trạng này.
  • Những người không có tiền sử tâm thần nhưng lại có thành viên trong gia đình mắc bệnh trầm cảm hay nghiện rượu.
  • Những người mắc những căn bệnh nghiêm trọng, phải sử dụng rất nhiều thuốc.

Tang chế là một phần bình thường của sự mất mát nhưng sự đau buồn dai dẳng thì không phải vậy. Những phản hồi từ bạn bè và gia đình, những người thường sẽ có phán đoán chuẩn xác, có thể cho bạn biết liệ sự đau khổ của bạn có đang đi đúng lộ trình. Bạn nên gặp bác sĩ nếu cảm thấy mình đã rầu rĩ quá lâu và cần sự giúp đỡ.

 

 

Dịch: Trinh

Edit: Minh, Kate

Theo Whypsy

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

478 lượt xem