Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

[THTT] Cái Đẹp Thời Nay Khác Xưa Rồi. Bạn Đang Theo "Mốt Hợp Thời" Hay Vẫn Gìn Giữ Nét Truyền Thống?

Từ xa xưa ông cha ta luôn quan niệm cái đẹp của con người, nhất là với người phụ nữ luôn gắn với câu “Công, dung, ngôn, hạnh”, hay “Tam tòng tứ đức”. Đẹp người cũng phải đẹp nết.

Ngày nay xã hội ngày càng tân tiến, hiện đại và ngay cả lối sống, lối suy nghĩ của mọi người cũng phóng khoáng hơn. Tuy nhiên có những điều tôi còn băn khoăn cho một thế hệ trẻ của chúng ta, thế hệ giao thoa giữa hiện đại và xa xưa. Họ đang sống như thế nào?

Đẹp là phải ăn diện. Đồng ý, nhưng cái gì cũng có mức độ của nó. Ngày xưa áo quần thì không có,người ta chỉ nghỉ đến chuyện ăn sao cho no; còn ngày nay thì tân tiến hơn rồi, mọi người nghĩ nhiều đến chuyện mặc sao cho đẹp, ăn sao cho sang. Áo quần hiện đại thì không nói làm gì đằng này ngày nay áo quần càng ngắn, một lúc một ngắn hơn. Nhiều người trẻ cho rằng đó là “mốt”, là “thời thượng”, mặc càng ngắn càng rách chứng tỏ mình sang, phong cách. Thỉnh thoảng lướt trên facebook, bắt gặp ít nhiều những người trẻ hiện nay thích chơi “trội”, chơi “nổi” mặc quần áo phản cảm đi ra ngoài đường, rồi còn quay clip đăng lên mạng xã hội. Đẹp ở đâu không nói chứ tôi thấy đó là lố lăng.

Nói chuyện ăn mặc phản cảm làm tôi nhớ đến chuyện ăn mừng đội tuyển U23 thắng ở vòng tứ kết. Chuyện ăn mừng chiến thắng thì không có gì đáng nói, điều đáng nói ở đây là bạn nữ trong bài báo kia ăn mặc lố lăng, cởi áo khoe ngực sau đó lấy quốc kỳ che thân của cô nàng. Sau bài báo , nhiều người lên tiếng phẫn nộ khi cách ứng xử của cô nàng. Cá nhân tôi thấy chuyện đó không hay chút nào, thậm chí bức xúc cho cái hành động đó,  nó làm văn hóa ngày một xấu đi, nhất là văn hóa trong ứng xử. Ăn mừng thì ta có nhiều cách mà, lướt trên facebook tôi thấy nhiều cách ăn mừng chiến thắng thật độc đáo, thú vị.

Một ông cụ vui với chiến thắng của đội tuyển U23

Một ông cụ vui với chiến thắng của đội tuyển U23

Vui thôi chứ đừng vui quá, đây là lời dân mạng chia sẻ cho những bạn trẻ đó, người Việt mình phải giữ cho văn hóa của nước mình chứ đừng “vấy bẩn”, làm nó u đọng trong thối rửa bùn. Tôi biết đây chỉ là một phần nhỏ trong cái xã hội này nhưng “một con sâu làm rầu nồi canh”, đừng vì một thành phần nhỏ mà làm cái văn hóa người Việt Nam mình đi xuống, hãy giữ cho nét đẹp Việt mình còn mãi.

Những cô gái vô tư cởi đồ phản cảm

Đẹp nhân tạo hay đẹp tự nhiên? Không tự nhiên tôi nói đến chuyện này đâu. Cá nhân thì tôi không bài xích chuyện đi phẩu thuật thẩm mỹ . Ai mà không muốn mình đẹp hơn, xinh hơn trong mắt người khác. Có chăng họ buộc phải làm vậy vì bản thân sinh ra có những khuyết điểm mà cha mẹ cũng không quyết được, hoặc họ thay đổi vì công việc của họ,... Cái gì cũng có giới hạn của nó, đừng nên lạm dụng nó quá mức.

Tôi đọc trên báo thấy nhiều trường hợp vì lạm dụng phẩu thuật thẩm mỹ theo một hình mẫu nào đó, hoặc làm những chỗ không uy tín mà đã hủy hoại nhan sắc của mình thậm chí dẫn đến tử vong. Đẹp theo hình thức này chỉ là vẻ bề ngoài thôi , ta phải trau dồi, làm giàu thêm giá trị vẻ đẹp bên trong chúng ta. Ta đẹp đúng không, cao ráo, mũi cao, ba vòng đây đủ mà cái đầu rỗng tuếch thì thành người vô dụng, họ cho rằng ta là “búp bê bình bông”, chỉ để trưng chứ có làm gì được đâu.

Đừng chạy theo nhiều những cái vật chất vinh hoa đó, nó nhanh chóng phai tàn theo thời gian thôi, mà hãy giữ gìn những vẻ đẹp còn tiềm ẩn bên trong chúng ta. Ông cha dạy rằng “tốt gỗ hơn tốt nước sơn”, điều đó là đúng. Vẻ bề ngoài, tạo ra nó thì dễ lắm, nhưng vẻ đẹp bên trong cần một thời gian tôi luyện, học hỏi để hoàn thiện bản thân con người. Đẹp là tốt, dĩ nhiên ai cũng thích đẹp hết, nhưng đừng có “nghiện” nó quá mức.

Nhưng không phải càng hiện đại hơn thì vẻ đẹp đó đánh mất đâu, nó vẫn còn được gìn giữ. Ví dụ cái chuyện áo dài, áo dài thì khỏi phải nói ai cũng biết nó là nét đặc trưng của phụ nữ Việt Nam. Nó là quốc phục của Việt Nam. Thời gian mà các nhà thiết kế cho ra những bộ cánh áo dài được làm mới hơn , “áo dài cách tân”.

Đẹp hiện đại, đẹp phá cách. Phải nói là thời gian này có nhiều luồng ý kiến trái chiều cho bộ áo dài cách tân. Người thì khen có sự sáng tạo, mới lạ , đem lại cho người mặc sự thoải mái chứ không gò bó như áo dài đi học, đi lễ bình thường. Còn người thì chê bai, không đồng tình với nét “phá cách” đó cho áo dài, thậm chí còn bị “chửi” vì đã “may cái quái gì vậy?”. Vì theo họ, cách tân như vậy sẽ phá hỏng đi cái nét dịu dàng, mềm mại mà áo dài đem lại cho người nhìn. Nó như râu ông nọ chắp cằm bà kia. Mặc áo dài lên thể hiện sự thướt tha của người phụ nữ Việt Nam, uyển chuyển theo tà áo dài tung bay.Họ cho rằng nên để áo dài theo cách của truyền thống từ xa xưa.

Áo dài Việt Nam từ thế kỷ 17 đến đầu thế kỷ 20 (Nguồn Internet)

Tôi là người có quan điểm trung lập, xét theo vấn đề nào tôi cũng xem xét nó theo hai hướng: tích cực hay tiêu cực, có hại hay có lợi, ưu điểm so với nhược điểm. Theo cá nhân thì tôi khá thích cái ý tưởng độc lạ khi biến chiếc áo dài ngày xưa của các bà, các mẹ thành những chiếc áo dài sặc sỡ, đầy màu sắc và hơn nữa còn cách điệu được nữa: áo dài kết hợp với chân váy, áo dài kiểu tay lửng, áo dài kiểu không cổ,... đó chính là điểm tôi thích. Ta cũng có thể kết hợp nó đi chơi, đi tiệc cũng được, miễn sao nó phù hợp với hoàn cảnh khi đó.

Người trẻ mà, họ thích sự sáng tạo, đột phá, họ không ngồi yên một chỗ đâu. Độc lạ ư, tốt đấy! Nhưng mà hãy cẩn thận đừng phá cách mà “phá” cái truyền thống, cái cũ mà nó luôn tồn tại trước đó. Đặc biệt là áo dài, thể hiện sự đột phá đó không đúng chỗ thì áo dài không còn áo dài nữa. Thay đổi để tạo sự thoải mái cho người mặc, thay đổi để ta có cách nhìn khác về áo dài. Tuy còn nhiều điểm bất cập trong việc cho ra những chiếc áo dài cách tân, hiện đại nhưng ta có thể thấy người trẻ ngày nay vẫn cố gắng gìn giữ nét đẹp Á Đông, nét đẹp của người phụ nữ nói chung và người phụ nữ Việt Nam nói riêng.

Tôi cũng ghi nhận sự cố gắng của họ, sự sáng tạo của họ nhưng nên giữ cái truyền thống và phát huy cái hiện đại đó. Hai thứ đó phải luôn song hành với nhau, không thể tách rời được. Cái gì cũng vậy, làm thế thế hệ trẻ mới giữ gìn cái truyền thống mà cha ông dạy.

Ta đang ở thế kỷ 21, thế kỷ của những nền văn minh, những công trình khoa học và hơn cả là thế hệ 4.0. Càng ngày ta tiến lên một bậc hiện đại, tiên tiến. Hiện đại, mới lạ là vậy nhưng đừng quên những gì truyền thống đã có, những lời dạy của bậc cha ông. Bởi vì không có cũ làm sao có mới, không có cái “truyền thống” làm sao ta đi đến được “hiện đại”. Mặc dù còn rất nhiều sự việc nhiều hiện tượng nó nói lên cái nét đẹp của nước mình thay đổi, chuyển mình qua bao thế hệ, nhưng tôi xin đưa những ví dụ trên để minh chứng rằng: nét đẹp của người Việt cho dù qua năm tháng, qua bao nhiêu thế hệ thì nó vẫn đã và đang được “giữ” đó, tôi chắc chắn, và có một điều rằng chúng ta có “gìn” hay không thôi. Việc đó không phải bắt đầu từ khi nào mà đó là từ bây giờ, lúc này đây, và ai phải làm việc đó. Tôi, các bạn, toàn thể dân tộc Việt Nam, và không riêng gì những nước bạn gần chúng ta.

*Bài viết theo quan điểm cá nhân

                                                                                               Tác giả: Mim Mint

Kết bạn và theo dõi facebook của tác giả tại link: https://www.facebook.com/minhlethu13

                                                   --------------------------------

    Bạn đam mê viết lách, nhận giải thưởng (tổng trị giá 21 triệu VNĐ / tháng, sách, chứng nhận Social Impact Awards) và muốn được tạo thương hiệu cá nhân tới hàng triệu người trong cộng đồng của YBOX.VN? Xem chi tiết tại link: http://bit.ly/TrietHocTuoiTre-Info

 

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

635 lượt xem, 613 người xem - 613 điểm