Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

[THTT] Điều Gì Khiến Người Tốt Thành Kẻ Xấu?

TA CÓ PHẢI LÀ NGƯỜI NHƯ TA VẪN NGHĨ?

 Đã bao giờ bạn thử nhìn lại cuộc đời của mình chưa? Có khi nào bạn lấy một thứ gì đó không phải của mình khi không có ai nhìn thấy không?

Hầu hết mọi người đều đã từng làm vậy mặc dù đó có thể không phải là tội lỗi xấu xa nhất nhưng hành động này vẫn cho thấy rằng “ta sẵn sàng làm những việc mà bình thường ta sẽ không làm, nếu bối cảnh hoặc tình huống cho phép”.

Tuy nhiên, ta vẫn luôn giữ quan điểm cho rằng một số người sinh ra đã xấu xa, trong khi một số bẩm sinh là thánh thiện. Thế nhưng sự thật là ranh giới phân chia cái tốt với cái xấu rất mong manh. Khi có người làm việc xấu, ta thường cho rằng người đó có bản chất xấu xa, họ sinh ra là đã như vậy rồi. Nhưng nếu cũng cùng người đó lại cũng có những hành động tốt đẹp giúp đỡ người khác thì sao, rốt cuộc thì lúc đó ta có còn cho rằng người đó là người xấu nữa không hay bây giờ người đó đã trở thành một người tốt.

 

Cùng với nhận thức sai lầm phổ biến rằng một sồ người bẩm sinh là tốt và những người khác bẩm sinh là xấu, hầu hết mọi người đều cho rằng tính cách là một thứ cố định và không bao giờ thay đổi được. Nhưng tính cách con người là không cố định. Bạn là ai và hành xử như thế nào phụ thuộc vào bối cảnh xã hội và hoàn cảnh xung quanh bạn. Chúng ta có thể nổi giận với một người thân hoặc thậm chí là thù ghét một ai đó nhưng không có nghĩa là chúng ta không thể cười đùa hay yêu thương một ai đó. Tùy thuộc vào các tình huống mà bạn gặp phải bạn sẽ thể hiên những tính cách khác nhau của mình, bạn làm gì hay bạn là ai không phải lúc nào cũng thống nhất đâu.

 

Nhưng điều gì khiến con người lại có lúc như thế này lúc lại như thế kia? Yếu tố nào có thể biến một người tốt thành một kẻ xấu?

Một khía cạnh then chốt của sự biến đổi này là "sự tuân phục uy quyền'' - có thể thể hiện qua con người, các tổ chức hoặc bộ quy tắc. Ta có thể làm một việc xấu khi người đưa ra yêu cầu là một người có quyền lực. Dù biết việc làm đó là sai trái nhưng ta lại không dám từ chối vì sợ rằng mình có thể sẽ bị trừng phạt nếu không nghe lời. Ta có xu hướng sợ sệt hay cảm thấy mình nhỏ bé trước uy quyền giống như những cậu bé cô bé sợ rằng nếu làm trái ý của bố mẹ thì sẽ bị đánh đón bị phạt, vì thế chúng làm theo bất ký yêu cầu nào của các bậc phụ huynh cho dù bản thân lại không hề thích thú gì với điều đó. Ta không gặp khó khăn gì khi tìm những ví dụ như thế về những người tuân phục uy quyền, cùng nhìn lại thời đại phong kiến không hề thiều những bề tôi trung thành luôn tuân theo mệnh lệnh vua ban cho dù đó có thể là hành vi giết người vô tội nhưng lệnh vua đã ban thì không làm sao trái lời được.

Đôi khi, "sự thiếu trách nhiệm cá nhân" có thể tạo cơ hội cho tội ác. Khi ta không phải chịu trách nhiệm cho hành động của mình hay khi có người nào đó nói rằng họ sẽ nhận trách nhiệm cho bất cứ điều gì xảy ra nếu ta thực hiện một hành vi nào đó. Thì trong những trường hợp như thế ta sẽ dễ có hành vi sai trái hơn vì bản thân ta đã hoàn toàn trở nên "nặc danh". Thực ra thì về bản chất, con người dễ bị cám dỗ làm điều xấu khi họ tin rằng sẽ không có ai nhận ra mình.

Có hai cách để tạo ra "sự thiếu trách nhiệm cá nhân", cách thứ nhất là ngụy trang. Khi ta cho rằng lúc này mình đang đóng một vai trò hay là một vai diễn (chứ không phải đó là bản chất của ta) thì ta sẽ thực hiện những điều mà ta cho rằng vai diễn đó phải có và rằng là nhân vật đó hành động chứ không phải ta. Nhiều tên tội phạm cũng thường mang suy nghĩ như thế cho rằng chúng chỉ đang hành động như một viên cảnh sát trừng trị kẻ xấu, khi chúng tự cho rằng hành động của mình là đúng đắn chúng dễ dàng thực hiện những hành vi bạo hành như đánh đập, chửi mắng người khác hơn.

Cách còn lại là hành động trong một bối cạnh ít nguy cơ bị phát hiện. Như khi ta lấy một đồ vật không thuộc về mình nhưng vì chung quanh lại chẳng có ai, ta cho rằng sẽ chẳng có ai để chứng kiến hay chẳng có ai để mà tố cáo ta cả.

Hầu hết mọi người trên thế giới đều tự nhận mình là người tốt có đạo đức và rất chính trực. Tuy nhiên lịch sử cũng đầy rẫy những vì dụ về những người có hành vi vô nhân đạo với đồng loại.

Lời bào chữa chính cho hành động độc ác với người khác này được gọi là "loại bỏ nhân tính" - quá trình ngừng xem ai đó là một con người trọn vẹn. Đây chính là yếu tố quan trọng để khám phá cơ chế phân biệt chủng tộc, thành kiến và phân biệt đối xử. Chúng ta có thể nhìn lại những hành động phân biệt trước đây đối với người da đen hoặc người Do Thái, họ bì kỳ thị là đồi bại, là vô nhân tính hay là xấu xa. Họ không được quyền tự do hay có những quyền lợi như những người khác và trở thành mục tiêu cho những hành vi tàn ác vì không được coi như là một con người.

Ngoài sự tuân phục, mất tính trách nhiệm cá nhân và loại bỏ nhân tính có thể dẫn đến những hành động xấu xa. Thì còn có một yếu tố khác có thể khơi gợi cái ác đó là "khả năng dùng lời lẽ để che đậy việc xấu, khiến bản thân có vẻ như đang làm việc tốt". 

Khi làm một điều gì xấu xa, ta thường bịa ra một câu chuyện để che đậy hay để biện minh cho hành động sai trái đó. Đây là chuyện xảy ra hằng ngày, như khi một cậu học sinh trốn học đi chơi về nhà muộn thì bịa ra câu chuyện xe hư dọc đường hay khi ta làm hư đồ của ai đó khi mượn thì thay vì nhận lỗi ta lại bịa ra câu chuyện là nó bị hư từ lúc mượn. Chúng ta luôn chọn cho mình vai người tốt, kẻ luôn bị hại còn những người khác thì luôn là những vai phản diện. Ta nhìn những hành vi của mình qua lăng kính mà những hành vi đó có vẻ tốt đẹp hoặc thậm chí là chính trực.

 

Qủa là với biết bao nhiêu là yếu tố khơi gợi cái ác như thế này thì ta có lẽ là nên tự hỏi mình xem phải làm gì để trở thành một người tốt. Trước hết là ta phải luôn luôn chịu trách nhiệm cho những quyết định của mình và hãy cố gắng kháng cự mọi lời ngụy biện có thể xuất hiện trong tâm trí. Hãy cố gắng ngừng tuân theo những uy quyền không hợp lý, cũng như hoài nghi những câu chuyện và tư tưởng biện minh cho cái xấu. Hãy xác định cho bản thân một sứ mệnh tốt đẹp và làm những hành động để luôn hướng về nó. 

Tác Giả: Stephanie Duong

Kết bạn và theo dõi facebook của tác giả tại link: https://www.facebook.com/profile.php?id=100010634082317 

--------------------------------

Bạn đam mê viết lách, nhận giải thưởng (tổng trị giá 21 triệu VNĐ / tháng, sách, chứng nhận Social Impact Awards) và muốn được tạo thương hiệu cá nhân tới hàng triệu người trong cộng đồng của YBOX.VN? Xem chi tiết tại link: http://bit.ly/TrietHocTuoiTre-Info

 (*) Bản quyền bài viết thuộc về Cuộc thi Triết học Tuổi trẻ do Ybox đồng sáng lập và tổ chức. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là "Tên tác giả - Nguồn: Triết Học Tuổi Trẻ". Các bài viết trích nguồn không đầy đủ cú pháp đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

                                                                                    

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

3,391 lượt xem, 3,316 người xem - 3374 điểm