Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

public6 năm trước

Thử Thách Lo Âu 21 Ngày : Hãy Làm Chủ Khí Phách Của Bạn.

Khi bạn là một người hay lo lắng, đôi khi sẽ là rất khó để bạn giải thích hoặc điều khiển sự lo âu của mình. Sự căng thẳng là một xúc cảm lành mạnh, nhưng đối với nhiều người, để sắp xếp những lo âu thường ngày là một điều thực sự khó khăn. Nếu như bạn đang phải chịu đựng sự lo âu, hãy biết rằng có rất nhiều người ngoài kia cũng đang cảm thấy y hệt như vậy. Có rất nhiều cách giúp bạn kiểm soát cảm xúc của chính mình.

Hãy biến năm nay thành năm mà bạn quẳng hết những lo âu sang một bên. Thực hiện thử thách của chúng mình và thử một phương pháp mới để giúp bạn kiềm chế được sự lo lắng trong vòng 21 ngày. Đến những ngày cuối cùng, hãy suy nghĩ về những hoạt động hoặc bài tập giúp bạn khai thác được sự lo âu của mình một cách hiệu quả nhất. Chúng mình hứa rằng, chắc chắn bạn sẽ cảm thấy tốt hơn.

stock-photo-190924511

By KLinh

  • Ngày đầu tiên: Tô các quyển sách tô màu. Dành một số thời điểm trong ngày với những màu sắc đã được khoa học chứng minh rằng chúng giúp các dây thần kinh bình tĩnh hơn.
  • Ngày thứ 2: Thử bài tập thở. Hít vào và thở ra từ từ, nín thở tầm một vài giây sau mỗi lần hít vào. Hãy thử làm điều này từ 5 đến 10 phút mỗi khi cơn lo âu bắt đầu bật ra trong bạn.
  • Ngày thứ 3: Nghe những bản nhạc thúc đẩy tâm trạng của bạn. Cho dù đó là một danh sách hay một nhóm nhạc đầy-lạc-quan mà bạn yêu thích, đưa tai nghe lên và bật âm lượng to hơn mỗi khi bạn cảm thấy sự lo âu bắt đầu leo thang bên trong bạn.
  • Ngày thứ 4: Thiền. Dành ra 15 phút vào buổi sáng tại một nơi yên tĩnh và tập trung vào việc thiền định.
  • Ngày thứ 5: Sử dụng điện thoại. Một trong những cách tốt nhất để chống lại những lo âu chính là sự xao nhãng, vì thế nên hãy gọi một người bạn hoặc một người thân trong gia đình mỗi khi bạn cảm thấy bồn chồn.
  • Ngày thứ 6: Đi bộ. Điều này đã được chứng minh rằng việc tập thể dục, đặc biệt là chạy hoặc đi bộ, có thể khiến bạn dễ chịu hơn.
  • Ngày thứ 7: Nói những điều khẳng định tích cực với chính bản thân bạn. Lựa chọn một cụm từ và nhắc nhở bản thân bằng từ đó mỗi khi lo lắng, bởi nó sẽ khiến bạn cảm thấy bình tĩnh hơn.
  • Ngày thứ 8: Cứ thể hiện chúng ra. Đối với một vài người, việc kìm nén sự lo lắng có thể còn khiến nó tệ hơn. Vậy nên mỗi khi lo lắng, hãy cứ thử bộc lộ chúng. Giả dụ như, đấm đá vào cái gối hoặc gào ầm lên – thật đấy, thử xem!
  • Ngày thứ 9: Viết vào nhật kí. Viết hết tất cả những gì bạn cảm nhận được mỗi khi sự lo lắng bắt đầu trở nên rõ rệt. Bạn thậm chí không cần phải giữ các bản viết của bạn khi bạn đã thực hiện xong – chỉ cần bạn có thể thể hiện được những điều ấy qua câu chữ.
  • Ngày thứ 10: Thử chơi trò chơi ô chữ. Những trò chơi mà đòi hỏi trí tuệ hoặc sự tập trung được sử dụng để giúp đỡ những người mắc chứng lo lắng.
  • Ngày thứ 11: Giảm tải hàm lượng caffeine trong cuộc sống hằng ngày. Bởi vì caffeine là một chất kích thích, nó có thể kích hoạt bất kì một cơn lo âu nào để chúng tấn công bạn. Bạn sẽ thấy một sự khác biệt lớn nếu như bạn giảm tải caffeine.
  • Ngày thứ 12: Cứ nhảy múa như thể không ai đang nhìn bạn. Hãy nhảy, nhảy càng nhiều càng tốt mỗi khi bạn cảm thấy lo âu. Nhảy nhót có thể làm giảm bớt những căng thẳng và lo âu, vậy nên cả khi bạn đang ở một mình trong phòng của gia đình, bạn vẫn có thể thử.
  • Ngày thứ 13: Sử dụng một “quả bóng căng thẳng”. Để tay bạn lên trên quả bóng và không ngừng ép nó. Điều này có thể làm giảm sức ép về tinh thần.
  • Ngày thứ 14: Tắm nước nóng. Để giảm căng thẳng nhanh hơn, tắm nước nóng sẽ khiến thân thể bạn thư giãn hơn, bình tĩnh hơn.
  • Ngày thứ 15: Cười thật nhiều. Phủ sạch trí não bằng sự hài hước không chỉ cải thiện tâm trạng của bạn, mà nó còn đánh lạc hướng não bộ của bạn. Xem một vài video hài hước mỗi khi bạn cảm thấy lo lắng.
  • Ngày thứ 16: Làm một dự án nghệ thuật. Rất nhiều những cuộc nghiên cứu đã chỉ ra rằng, làm nghệ thuật và các đồ thủ công có thể làm giảm đi mức độ âu lo của bạn một cách đáng kể
  • Ngày thứ 17: Thử tập yoga. Cho dù bạn có theo học ở một lớp học hoặc theo dõi một kênh trực tuyến, hãy thử tập yoga một lần.
  • Ngày thứ 18: Cố gắng thử “cai nghiện” những sản phẩm kĩ thuật số. Làm giảm căng thẳng của bạn bằng cách để lại công việc ở văn phòng trước khi về nhà. Đừng nhìn vào điện thoại của bạn để tìm bât kì một email hay những bản cập nhật tiến độ công việc.
  • Ngày thứ 19: Ra ngoài và đi bộ. Sự thay đổi cảnh quan thành một nơi hẻo lánh của bạn có thể làm bớt sự lo lắng. Cho dù bạn ở nơi làm việc hay ở nhà, hãy tận dụng một vài khoảng khắc để tận hưởng bầu không khí trong lành và đắm mình vào môi trường xung quanh.
  • Ngày thứ 20: “Lên lịch” cho sự lo lắng. Nhiều nhà tâm lý học đã khuyên bạn để lên lịch một ngày một giờ cho bạn mỗi khi bạn lo lắng. Bằng cách đó, sự căng thẳng của bạn sẽ không được gợi mở; bạn chỉ được phép lo lắng vào khoảng thời gian đấy mà thôi
  • Ngày thứ 21: Chấp nhận những cảm xúc của chính mình. Đó là điều hết sức bình thường nếu như bạn lo âu. Một khi bạn đã nhận ra những triệu chứng và sự lo âu của chính mình, bạn đã học được cách để điều khiển chúng.

Theo beautifulmindvn.com

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

3,402 lượt xem