Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

public6 năm trước

Thuyết Âm Mưu Đã Lôi Cuốn Con Người Như Thế Nào?

Liệu có phải niềm tin vào những ngờ vực khác nhau bắt nguồn từ nhu cầu cảm nhận sự đặc biệt?

Sự thật có thể ở ngay trước mắt nhưng những sự giả dối lại ở ngay trong tâm trí bạn”- Terry Pratchett nói.

Vậy điều gì lại khiến cho thuyết âm mưu trở nên thật thu hút?

Cho dù chúng ta có đang bàn đến sự kiện 9/11 là 1 vụ khủng bố nội bộ hay những chuyến du hành đặt chân lên mặt trăng là bịa đặt, cuộc ám sát tổng thống J.F Kenedy là do có bàn tay của CIA (hoặc tổ chức Mafia, hoặc đổ Fidel Castro, cũng có thể là do Cơ Quan Mật Vụ Nga đứng sau.) hay thế giới đang chịu sự kiểm soát của người ngoài hành tinh mang hình dáng của những con bò sát biến dạng, thì dường như ngoài kia vẫn có những người khăng khăng cho rằng các âm mưu đó là có thật.

Kết quả hình ảnh cho 9/11

Các nhà lí luận thuyết ngờ vực hầu như khẳng định một cách chắc chắn rằng có Những Người Ngoài Kia (chẳng hạn như Hội Illuminati, Tổ chức Trật Tự Thế Giới Mới hay là Hội Tam Điểm) đang ém nhẹm những thông tin có thể chứng minh các giả thuyết là thật. Toàn bộ ngành công nghiệp đã nổi lên để ủng hộ các trường phái tán thành giả thuyết này hoặc giả thuyết nọ và không một lượng chứng cứ xác thực nào dường như có khả năng làm lay chuyển những tín đồ chân chính. Và có vẻ như mỗi sự kiện mới mang tầm thế giới lại sinh ra một giả thuyết khác để góp thêm vào khối lượng thuyết đã vốn nhiều vô số kể.

Kết quả hình ảnh cho illuminati

Trong khi những thuyết âm mưu này vẫn tưởng chừng như là vô hại, hệ quả của những niềm tin ấy có thể nguy hiểm hơn nhiều so với những gì mà bạn có thể tưởng tượng.  Các giả thuyết liên quan đến việc vắc-xin gây ra bệnh tự kỉ đã dẫn đến sự giảm mạnh việc tiêm phòng, và phát triển phòng tránh bệnh bằng các phương pháp khác. Vì vậy, những giả thuyết tương tự về việc nước uống chứa Flo, sự biến đổi khí hậu và các phương pháp điều trị ung thư đã dẫn đến những hệ quả nguy hiểm và đầy bi thảm trong những năm gần đây.

Ý thức được sức hút mạnh mẽ của thuyết âm mưu, các nhà tâm lí học đã thí hành nhiều cuộc thí nghiệm để nhận ra tại sao nhiều người lại bị lôi kéo đến những niềm tin sai lệch như vậy. Cuộc nghiên cứu này đã tìm ra bằng chứng cho rằng những người tin vào thuyết âm mưu có khả năng cao mang đặc điểm tính cách như là nham hiểm, kinh nghiệm đa dạng, ái kỉ và bảo thủ. Các nhà tâm lí học cũng chỉ ra được mức độ trong tư duy phân tích và khuynh hướng nhận thấy “sự việc” trong hầu như các sự kiện không liên quan là thấp hơn. Tuy nhiên một chủ đề nghiên cứu mới được phát hành trong tạp chí Social Psychology cho rằng những thuyết âm mưu cũng đem đến những lợi ích về tâm lí cho những người chọn tin vào chúng.

Theo Anothony Lantian ở trường Đại học Paris Nanterre và đồng sự của ông, thì những người bị lôi lôi kéo bởi thuyết ngờ vực là do nỗi ám ảnh bởi nhu cầu trở nên sự đặc biệt. Nói cách khác, đó là niềm mong ước được khác biệt so với mọi người bằng cách ôm lấy niềm tin ảo. Bởi lẽ khao khát đặc biệt giúp họ phát triển những sở thích khác thường hoặc tìm kiếm những trải nghiệm tách họ ra khỏi những người khác, những người theo chủ nghĩa âm mưu thừa nhận rằng những quan niệm khác lạ về thế giới làm họ cảm thấy bản thân đặc biệt hoặc trên cả mức bình thường. Cho dù điều này liên quan đến việc tin vào “sự thật” sau những vụ ám sát chính trị, du khách ngoài hành tinh, những hành động sai trái của các quan chức hay những khám phá khoa học “bí mật” mà người bình thường không biết, điều đó có thể đem đến cho các tín đồ một nhận thức sai lệch về cách thế giới “thực sự” hoạt động.

Để đánh giá giả thuyết này, Lantian và nhóm nghiên cứu của ông đã tiến hành một loạt những nghiên cứu xoáy sâu vào các cách khác nhau mà nhu cầu trở trở nên độc nhất đã khiến con người đi theo những niềm tin ngờ vực. Ở hai cuộc nghiên cứu đầu, hàng trăm người tham gia đã được hỏi về niềm tin của họ vào những thuyết âm mưu phổ biến, họ đã củng cố niềm tin của mình như thế nào và niềm tin của họ liên quan đến cảm giác trở thành người đặc biệt ra sao. Điều mà các nhà nghiên cứu tìm thấy đó chính là những người có mức độ tin vào sự ngờ vực cao thì thì có khả năng là họ tin rằng bản thân họ sở hữu những thông tin mà người khác không có và, đúng như mong đợi, bản thân họ cũng thể hiện nhu cầu trở nên độc nhất hoặc đặc biệt cao hơn. Những người đặt niềm tin nhiều vào sự ngờ vực thì có nhiều khả năng bác bỏ sự phù hợp và “không theo số đông”.

 

Trong cuộc nghiên cứu thứ ba, Lantian và các cộng sự của ông đưa ra 223 sinh viên chưa tốt nghiệp những người mà đã được kiểm tra về nhu cầu dành cho sự độc nhất và sau đó xếp họ vào một trong hai môi trường thí nghiệm. Môi trường đầu tiên được giao nhiệm vụ viết một bài luận liên quan đến tầm quan trọng của cá thể trong khi môi trường thứ hai phải giải quyết bài viết về tầm quan trọng của sự đúng đắn. Điều này được dự định như là một cách vận dụng nhu cầu cho sự đặc biệt. Tất cả người tham gia sau đó đọc một tờ báo giả về tai nạn xe buýt ở Moldova mà tai nạn đó có thể là kết quả của một âm mưu ( vì có đến 8 nhà chính trị đối lập cũng bị chết rong nạn). Mặc dù những người tham gia trong môi trường về cá thể có khuynh hướng tin vào âm mưu ấy lớn hơn những người trong môi trường về sự đúng đắn, sự khác biệt là khá nhỏ. Vẫn có những dẫn chứng cho rằng thậm chí bị dẫn dụ đến nhu cầu dành cho sự độc nhất cũng có thể làm con người có nhiều khuynh hướng tin vào các âm mưu. Nghiên cứu thứ tư cũng tương tự như trên ngoại trừ việc sử dụng một thí nghiệm lôi kéo khiến người tham gia tin rằng có nhu cầu trở nên đặc biệt mang ý nghĩa thành công lớn về sau này.

Tóm lại, bốn nghiên cứu này thể hiện một dẫn chứng thuyết phục rằng nhu cầu cảm thấy đặc biệt có thể thường xuyên làm con người ta có nhiều khuynh hướng ủng hộ thuyết âm mưu. Tuy nhiên, điều này dường như chỉ áp dụng khi thuyết âm mưu được ủng hộ từ một nhóm người nhỏ và đây cũng là một dấu hiệu quan trọng. Phải chăng nếu hầu hết mọi người đều tin vào một thuyết âm mưu nào đó cụ thể, nhu cầu cho sự duy nhất có thể thay vào đó dẫn đến việc phản bác giả thuyết này! Như những gì Lantian và cộng sự của ông đã chỉ ra cũng vẫn có những giới hạn đối với những điều có thể được suy luận nếu chỉ dựa trên những kết quả thí nghiệm này và nhiều cuộc thử nghiệm hơn nữa là hoàn toàn cần thiết.

Kết quả hình ảnh cho conspiracy theory

Một hướng nghiên cứu tiềm năng mới đến từ điều gọi là thuyết phân biệt tối ưu cho rằng nhận thức của chúng ta về định hình xã hội xuất phát từ nhóm mà chúng ta thấy mình thuộc về. Đối với những thuyết âm mưu, một trong những yếu tố làm cho niềm tin của con người trở nên mạnh mẽ có thể là nhận thức định hình cá nhân từ việc thuộc về một nhóm cụ thể nào đó, như là nhóm người thiểu số mà “biết” điều gì đang thực sự diễn ra có thể làm họ phủ nhận bất cứ bằng chứng nào làm lay chuyển niềm tin của họ.

Vậy bạn sẽ đứng về phía nào giữa nhiều thuyết âm mưu có thể xảy ra ngoài kia? Và tại sao niềm tin này lại quan trọng với bạn như vậy?

Theo whypsy.com

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

1,875 lượt xem