Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

public6 năm trước

Tiền Kiếm Được Mỗi Tháng Cứ Đi Đâu Hết: 5 Tips Để Tiết Kiệm Mỗi Tháng Mấy Triệu!

 

 

 

quan-ly-tai-chinh-8morningLên kế hoạch cho việc chi tiêu vốn dĩ là một vấn đề khá khó khăn đối với mọi người. Một tháng kiếm được 300K cũng tiêu hết, 3 triệu cũng tiêu hết mà 13 triệu cũng vẫn tiêu hết mà không biết lý do vì sao.

Dưới đây là 5 bí kíp bỏ túi cực hay ho sẽ giúp bạn cảm thấy việc cân đối thu chi sau mỗi tháng sẽ không còn áp lực nặng nề hay lo âu nào nữa.

Hãy trả cho chính mình đầu tiên

Nếu mà bạn không giữ được tiền thì nhờ người khác giữ tiền hộ cho. Ví dụ một tháng kiếm được 3 triệu liền rút ngay 1 triệu ra đưa cho bố hoặc mẹ cầm hộ chẳng hạn nè. Hoặc bây giờ có rất nhiều ngân hàng cho mở tài khoản tự động tiết kiệm, tức là bạn cứ nhận lương phát là nó sẽ tự trừ một ít vào tài khoản đấy luôn.

Ví dụ bây giờ mỗi tháng bạn đang kiếm được 3 củ, tiết kiệm được 1 củ thế là 12 tháng là được 12 củ rồi. 12 củ tưởng thì bé thôi chứ làm được bao nhiêu thứ, ví dụ như là: Mua được bao nhiêu là sách mình thích, đi du lịch được 2 chuyến Thái Lan hoặc 1 chuyến Singapore hoặc Đà Nẵng, Đà Lạt, Sài Gòn, Hà Nội tẹt bô.

Ví dụ cho bạn nào muốn tìm hiểu về các ngân hàng tự động:

Lựa chọn một cách thức phù hợp

Bất kể bạn đang dùng các phần mềm quản lý tiền bạc, Excel hay thông thường nhất là viết tay thì hãy đảm bảo là cách làm đó phù hợp và dễ hiểu với mình nhất, càng dễ thực hiện thì bạn càng gắn bó với nó lâu dài hơn, hiệu quả hơn.

Bạn có thể tham khảo phương pháp JARS (phương pháp 6 cái lọ) để cân đối tài chính cho bản thân. Đơn giản là cứ chia tiền bạn kiếm được làm 6 phần:

  • Financial Freedom Account (FFA) – Tài khoản tự do tài chính: 10%
  • Long term saving for spending account (LTSS) – Tài khoản tiết kiệm tiêu dùng cho tương lai : 10%
  • Education account (EDU) – Tài khoản giáo dục : 10%
  • Neccessities (NEC) -Tài khoảnchi tiêu cần thiết : 55%
  • Play – Tài khoản hưởng thụ : 10%
  • Give – Tài khoản từ thiện: 5%

Ví dụ hôm nay mình vừa nhận lương làm thêm được 1 triệu thì mình sẽ: cho 100K vào tài khoản tiết kiệm để dùng sau này ốm đau. 100K khác thì để ra mua một quyển sách hoặc đăng ký một khóa học cỡ 5$ trên Udemy. 200K để đi hưởng thụ, rủ bạn bè tụ tập hoặc ra CGV xem phim. Cầm 50K ra ngoài đường tặng mấy cô mấy chú đang nghèo. Còn 550K để tiêu vào ăn uống xăng xe các thứ.

Nói chung là các bạn phải tập chia từ những khoản tiền nhỏ luôn, chứ đừng chờ đến lúc to mới chia nha.

Lên kế hoạch cho những khoản phí phát sinh.

Mọi thứ đều có thể vượt qua dự đoán của bạn, hỏng máy tính, sinh nhật một người bạn nào đó (mà hẳn là bạn đã quên), những thứ này nằm ngoài tầm kiểm soát do vậy hãy để ra một số tiền cho những thứ bất ngờ như thế. Nó sẽ giúp bạn xử lý nhẹ nhàng hơn mà không cần chỉnh sửa, thay đổi kế hoạch tài chính của mình, 5- 10% tùy vào thu nhập của bạn. Hãy để riêng số tiền đó ra ngay khi bạn nhận lương và không bao giờ tiêu nó cho những mục đích khác.

Nên kết hợp cân đối điều chỉnh với phương pháp 6 cái lọ ở trên, đừng máy móc nhé.

Ghi chép đầy đủ chi tiêu

Sẽ là vô ích nếu bạn đã có kế hoạch cho tài chính nhưng lại chẳng nhớ đến nó. Vì thế đừng bao giờ quên mang theo. Nó sẽ nhắc nhở bạn về những gì thực sự cần mua và bạn có đang vung tiền quá tay không.

Hiện nay, có rất nhiều ứng dụng hữu ích trên smartphone hỗ trợ quản lý chi tiêu, tải chúng về và dùng thôi, nhẹ nhàng hơn là mang cả một cuốn sổ.

Một số apps hay ho cho các bạn dùng để ghi chép

  • Mint Mint (WebiOSAndroidWindows 8): theo dõi tài khoản ngân hàng,tín dụng , đầu tư, lên kế hoạch tài chính nhưng chủ yếu chỉ tập trung vào tầm nhìn tổng quát chứ không cụ thể.
  • Spendee (iOS, Android): tập trung vào quản lý các mục thu chi một cách chi tiết với giao diện bắt mắt, dễ nhìn nhưng khác với Mint, bạn phải tự mình nhập các con số vào.
  • Level (iOS, Android): đơn giản hơn về giao diện cũng như cách sử dụng, chức năng chủ yếu là giới hạn số tiền bạn có thể tiêu trong một ngày, một tháng hay một tuần để giúp bạn kiểm soát những khoản chi.
  • Ngoài ra còn có MoneyLover và Misa nữa nhé. Cứ lên store search là ra.

Đừng quên chiều chuộng bản thân

Sẽ là vô ích nếu bạn không dùng số tiền kiếm được để mang đến sự thoải mái và hạnh phúc cho chính mình. Một chuyến đi nhỏ, một bữa ăn sang chảnh, những thứ đó sẽ giúp bạn yêu đời hơn. Nhớ là đừng vượt mức thu nhập và ảnh hưởng đến những khoản khác quá nhiều, mọi thứ đều cần có giới hạn, 10% cho khoản hưởng thụ là phù hợp nhất, chỉ cần 2 bữa ăn mỗi tháng với bạn bè và một khoản tương ứng cho du lịch, mua sắm, chỉ khi thật sự hài lòng với thu nhập, bạn mới nên mua và hưởng thụ những thứ xa xỉ.

 

Theo 8morning

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

4,511 lượt xem