Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

public6 năm trước

[ToMo] Chủ Nghĩa Lãng Mạn Và Chủ Nghĩa Cổ Điển

|Bài viết được trình bày dưới dạng song ngữ Việt - Anh.|

Chủ nghĩa lãng mạn

Romantic

Chủ nghĩa lãng mạn là phong trào nghệ thuật và ý tưởng xuất phát từ châu Âu vào giữa thế kỷ 18 và giờ đây đã lan ra toàn thế giới. Khó có thể đi sâu hơn vào bất kỳ vấn đề nào mà không bắt gặp tư tưởng lãng mạn.

Romanticism is a movement of art and ideas that began in Europe in the mid-eighteenth century and has now taken over the world. It is hard to go far on almost any issue without encountering a dominant Romantic position.

Cốt lõi của quan điểm lãng mạn là niềm tin rằng cảm xúc và bản năng là chỉ dẫn tối cao cho cuộc đời - và kèm theo đó là sự nghi ngờ về lời giải thích và phân tích. Trong mối quan hệ với tình yêu, điều này truyền cảm hứng cho một niềm tin rằng những cảm xúc nồng nhiệt sẽ dẫn dắt chúng ta đến với người bạn đời, người sẽ cho chúng ta 50 năm hạnh phúc. Nó cũng dẫn đến sự tôn thờ tình dục như biểu hiện của tình yêu (lập trường này đã biến tội ngoại tình từ vấn đề thành tai họa). Trong mối quan hệ với công việc, tư tưởng lãng mạn dẫn đến niềm tin vào ‘thần đồng’ tự phát và một niềm tin rằng tất cả những người tài năng sẽ dễ dàng tìm được việc.

At the core of the Romantic attitude is a trust in feeling and instinct as supreme guides to life – and a corresponding suspicion of reason and analysis. In relation to love, this inspires a belief that passionate emotions will reliably guide us to a partner who can provide us with fifty years or so of intimate happiness. It also leads to a veneration of sex as the ultimate expression of love (a position which turns adultery from a problem into a disaster). In relation to work, the Romantic spirit leads to a faith in spontaneous ‘genius’ and a trust that all talented people will experience the pull of a vocation.

Trong đời sống xã hội, những người theo chủ nghĩa lãng mạn phản đối phép lịch sự và sự thỏa thuận và ủng hộ sự thẳng thắn và không quanh co. Nó cho rằng trẻ em thuần khiết và ngoan, và rằng chỉ có xã hội mới làm hư chúng. Chủ nghĩa lãng mạn ghét những tổ chức hội và tôn thờ những người ngoài cuộc dũng cảm, những người đã chiến đấu ngoan cường với hoàn cảnh. Nó thích những thứ mới mẻ chứ không phải những thứ mang tính lặp lại. Tư tưởng lãng mạn đối đầu với phân tích; nó tin rằng có thứ gọi là “suy nghĩ quá nhiều” (thay vì suy nghĩ tiêu cực). Nó không ủng hộ logic hay luận văn. Âm nhạc là phương tiện nghệ thuật ưa thích của nó. Nó cảm thấy bị xúc phạm bởi những thứ nhàm chán và tầm thường và mong muốn những thứ đặc biệt, hiếm hoi, và độc nhất. Nó thích cách mạng thay vì tiến hóa. Lập trường lãng mạn coi thường tổ chức, sự đúng giờ, sự rõ ràng, thói quan liêu, nền công nghiệp, thương mại và thói quen. Những thứ này đương nhiên (nó thừa nhận) là quan trọng nhưng chúng (theo như chúng ta cho rằng) “phi lãng mạn”, những ép buộc đáng thương đối với chúng ta bởi điều kiện tồn tại không may.

In social life, Romanticism argues against politeness and convention and in favour of frankness and plain-speaking. It assumes that children are pure and good and that it is only ever society that corrupts them. Romanticism hates institutions and venerates the brave outsider who fights heroically against the status quo. It likes what is new rather than recurring. The Romantic spirit pits itself against analysis; it believes there is such a thing as ‘thinking too much’ (rather than just thinking badly). It doesn’t favour logic or discourse. Music is its favourite artistic medium. It is offended by what is humdrum and ordinary and longs for the special, the rare, the distinctive and the exclusive. It likes revolution rather than evolution. The Romantic attitude disdains organisation, punctuality, clarity, bureaucracy, industry, commerce and routine. These things are of course (it admits) necessary but they are (as we tellingly put it) ‘un-Romantic’; miserable impositions forced upon us by the unfortunate conditions of existence.

Biểu tượng tối cao của chủ nghĩa lãng mạn là bức tranh Tự do dẫn dắt con người huyền thoại của Eugène Delacroix.

The supreme symbol of the Romantic attitude is Eugène Delacroix’s legendary painting "Liberty leading the People".

Chủ nghĩa lãng mạn có kiến thức riêng của nó, nhưng thông điệp chính của nó đã trở thành gánh nặng cho chúng ta trong nhiều lĩnh vực. Chúng đẩy ta theo hướng vô ích; nó khuyến khích những hy vọng không thực, khiến chúng ta mất kiên nhẫn với chính mình, ngăn cản việc xem xét lại bản thân mình, khiến chúng ta mù quáng đi theo bản năng trong tình yêu và công việc, khiến chúng ta quay lưng lại với thực tại và khiến chúng ta than thở về điều kiện tồn tại bình thường.

Romanticism has its distinctive wisdom, but its central messages have, in many areas, become a catastrophic liability in our lives. They push us in decisively unhelpful directions; they incite unreal hopes, make us impatient with ourselves, discourage introspection, blind us to the dangers of obeying instinct in love and work, turn us away from our realities and lead us to lament the normal conditions of existence.

Việc chúng ta cần làm ở thời đại này là thoát khỏi lập trường lãng mạn và thay thế bằng lập trường có thể được gọi là - vì lợi ích về tính cân đối và tính chính xác của lịch sử - chủ nghĩa  cổ điển.

The huge task of our age is to unwind Romantic attitudes and replace them with an outlook that might be called – for the sake of symmetry and historical accuracy – Classical.

Chủ nghĩa cổ điển

Classical

Quan điểm sống cổ điển được lập ra dựa trên nhận thức sâu sắc, bi quan về những yếu điểm của bản chất con người và sự nghi ngờ đối với bản năng chưa được kiểm chứng. Lập trường cổ điển biết rằng cảm xúc của chúng ta thường có sức mạnh hơn lý trí; rằng chúng ta thường hiểu nhầm bản thân và những người khác và chúng ta vẫn luôn ở gần với sự điên rồ, mối nguy hại và lỗi lầm.

A Classical view of life is founded upon an intense, pessimistic awareness of the frailties of human nature and on a suspicion of unexamined instinct. The Classical attitude knows that our emotions can frequently over-power our better insights; that we repeatedly misunderstand ourselves and others and that we are never far from folly, harm and error.

Theo đó, chủ nghĩa cổ điển liên tục tìm kiếm - thông qua văn hóa - để sửa chữa những sai sót trong tâm trí chúng ta.

In response, Classicism seeks constantly – via culture – to correct the failings of our minds.

Chủ nghĩa cổ điển đề phòng bản năng tìm kiếm sự hoàn hảo của chúng ta. Trong tình yêu, nó khuyến khích sự chấp nhận độ lượng “sự điên” trong mỗi đối tác. Nó biết rằng sự ngây ngất không thể kéo dài lâu, và rằng cơ sở của các mối quan hệ tốt phải là sự bao dung và sự thấu hiểu chung. Chủ nghĩa cổ điển tôn trọng cuộc sống trong nhà; nó coi những chi tiết có vẻ nhỏ bé như những thứ cần sự quan tâm và nỗ lực lớn; nó không nghĩ rằng việc dọn tủ giặt hay làm việc nhà là hạ cấp vì đây là những điểm khiêm tốn mà ở đó thói quen của chúng ta giao với những quan điểm sống.

Classicism is wary of our instinctive longing for perfection. In love, it counsels a gracious acceptance of the ‘madness’ inside each partner. It knows that ecstasy cannot last and that the basis of all good relationships must be tolerance and mutual sympathy. Classicism has a high regard for domestic life; it sees apparently minor practical details as deeply worthy of care and effort; it doesn’t think it would be degrading to tidy the laundry cupboard or do the household accounts because these are modest points at which our own routines intersect with the great themes of life.

Chủ nghĩa cổ điển hiểu rằng chúng ta cần các luật lệ và, trong việc giáo dục con cái, nó tin vào việc đặt ra các giới hạn. Nó yêu, nhưng không lý tưởng hóa, giới trẻ.

Classicism understands that we need rules and, in the education of children, it trusts in the setting of boundaries. It loves but does not idealise, the young.

Trong đời sống xã hội, chủ nghĩa cổ điển khuyến khích phép lịch sự như một cách để giữ cho bản chất thật sự của chúng ta không xuất hiện. Nó hiểu rằng “là chính mình” không phải là thứ mà chúng ta nên tìm kiếm khi ở quanh người chúng ta quan tâm. Nó cũng biết rằng những lời khen và cam đoan nhỏ có ý nghĩa lớn với chúng ta, với những yếu điểm và cảm giác thiếu an toàn của chúng ta. Nó không phản đối việc viết thư cảm ơn.

In social life, Classicism counsels politeness as a way of keeping our true selves at bay. It understands that ‘being yourself’ is not something we should ever seek to be around anyone we care for. It also knows that small compliments and reassurances are of huge benefit to us, given our natural frailty and insecurity. It doesn’t disdain the writing of thank you notes.

Chủ nghĩa cổ điển tin vào sự tiến hóa thay vì cách mạng. Nó tin rằng nhiều thứ tốt đẹp đạt được thông qua một tổ chức thay vì một cá nhân riêng lẻ; và chấp nhận những thương lượng cần thiết trong việc làm việc với người khác.

Classicism believes in evolution rather than revolution. It trusts that many good things have to be accomplished by institutions rather than by heroic lone agents, and accepts the necessary compromises involved in working with other people.

Trong mối quan hệ với nghề nghiệp, lập trường cổ điển xung đột với quan niệm nghề nghiệp. Nó không để cho bản năng của chúng ta giải quyết những vấn đề phức tạp của những thứ mà chúng ta làm việc hăng say trong cuộc sống. Thay vào đó, nó nhận ra sự cần thiết của việc tự hỏi cẩn thận và bao quát. Nhưng ngay từ đầu nó cũng cho rằng tất cả công việc đều vất vả và khó khăn theo nhiều cách, bác bỏ quan niệm về công việc ‘lý tưởng’, cũng như bác bỏ sự ‘lý tưởng’ trong hầu hết các lĩnh vực. Nó cực kỳ tin vào khái niệm ‘vừa đủ tốt’.

In relation to careers, the classical attitude is at odds with the notion of vocation. It doesn’t look to our instincts to solve the complex problems of what we should productively be doing with our lives. Instead, it sees the need for careful and extensive self-questioning. But it also assumes from the outset that all work is laborious and frustrating in some ways, rejecting the notion of an ‘ideal’ job, much as it rejects the ideal in most spheres. It is a fervent believer in the concept of things being ‘good enough’.

Không giống như chủ nghĩa lãng mạn, chủ nghĩa cổ điển hoan nghênh một cách thận trọng chủ nghĩa tư bản. Nó vốn không nghi ngờ về lợi nhuận; nó không coi nỗi lo tiền bạc là đê tiện và đáng xấu hổ; tiền chỉ là một tài nguyên mà có thể được sử dụng một cách ngu ngốc hoặc khôn ngoan. Nó không nghĩ rằng nói về tiền bạc là sai trái trong mối quan hệ với vấn đề về việc người ta sẽ cưới ai; nó chấp nhận vai trò của vật chất trong cuộc sống tốt.

Unlike Romanticism, Classicism is cautiously welcoming of capitalism. It isn’t inherently sceptical of profit; it doesn’t see a concern with money as essentially sordid or shameful; money is just a resource that can be used foolishly or wisely. It doesn’t think that talking of money is wrong in relation to the issue of who one might marry; it accepts the role of the material in a good life.

Chủ nghĩa cổ điển có một lập trường cực kỳ tham vọng đối với nghệ thuật. Nó coi nghệ thuật có nhiệm vụ thu hút chúng ta, bằng sự thể hiện đầy mê hoặc, để giữ những ý tưởng khôn ngoan và có ích ở trong đầu chúng ta. Kiến trúc cổ điển - ví dụ - có tổ chức, thanh tịnh và hài hòa - vì nó nhận ra tâm hồn bên trong của chúng ta mỏng manh thế nào đối với những cám dỗ đến từ môi trường của chúng ta và chấp nhận chúng ta cần sự bình tĩnh và thanh tịnh đến nhường nào. Nó không sợ những thứ hơi nhàm chán. Một ‘cuộc sống trầm lặng’ không phải là thứ gì gây xúc phạm đối với người theo chủ nghĩa cổ điển.

Classicism has a particularly ambitious attitude towards art. It sees it as having a mission to seduce us, by means of an alluring, sensuous presentation, to keep wise and useful ideas at the front of our minds. Classical architecture – for instance – is ordered, tranquil and harmonious – because it recognises how vulnerable our inner spirit is to prompts coming from our environment and accepts how much we stand in need of pose, calm and serenity. It isn’t afraid of things being a little boring. A ‘quiet life’ is no insult for a Classicist.

Chủ nghĩa cổ điển tôn trọng những thỏa hiệp xung quanh những thứ mà một người không muốn thỏa hiệp; nó có niềm tin vào quá trình chậm và rối rắm thay vì sự gián đoạn đột ngột. Nó không bị bất ngờ bởi sự mua chuộc, suy đồi hay ích kỷ (nó cho rằng đây là những bản chất tự nhiên của con người), nhưng thích những tổ chức, luật pháp và luật lệ vì vai trò của chúng trong việc giới hạn sự bốc đồng của chúng ta.

Classicism admires compromise around things one doesn’t feel like compromising on; it has faith in slow and messy progress rather than in sudden ruptures. It’s not shocked by venality, corruption or selfishness (it assumes that these are natural parts of human character), but likes institutions, rules and laws because of their role in restricting the scope of our impulses.

Mặc dù lập trường cổ điển thường đối lập với những thứ rất phổ biến, nó không hề bác bỏ giá trị của sự phổ biến. Thật vậy, tham vọng của nó chắc chắn theo phái dân túy. Nếu một ý tưởng cực kỳ rắc rối và khó hiểu, chủ nghĩa cổ điển cho rằng nó chưa được tập trung chính xác. Nó nghi ngờ sự nông cạn của các nhà trí thức và sự hẹp hòi về văn hóa. Những ý tưởng mà chúng ta cần nhất (nó quả quyết) có thể xuất hiện một cách rõ ràng và cuốn hút và phải được lan rộng để giúp chúng ta chế ngự tâm trí hỗn loạn và bối rối của mình. Chủ nghĩa cổ điển không thấy một lý do nào để không lan rộng tri thức. Thật sự, nó coi đây là nhiệm vụ cuối cùng, thực tế của nền văn minh.

Although the Classical attitude often conflicts with things that are very popular, it doesn’t in any way reject the value of popularity in itself. Indeed, its ambitions are firmly populist. If an idea is very complicated and difficult to grasp, Classicism assumes that it has not yet been brought properly into focus. It is suspicious of the narrows of academia and the cloistering of culture. The ideas we most need (it insists) can be presented lucidly and attractively and must spread far and with charm to be of any use to us in taming our chaotic and confused minds. Classicism sees no fundamental reason why wisdom can’t be very widespread. Indeed it takes this to be the definitive, realistic task of civilisation.

----------------------------

Tác giả: The Book of Life

Link bài gốc: Two World Views: Romantic and Classical

Dịch giả: Phạm Hà Thủy Linh - ToMo: Learn Something New

(*) Bản quyền bài viết thuộc về ToMo. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là "Dịch Giả: Phạm Hà Thủy Linh - Nguồn: ToMo: Learn Something New". Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, ví dụ: "Theo ToMo" hoặc khác đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

(**) Follow Fanpage ToMo: Learn Something New để đọc các bài dịch song ngữ và cập nhật thông tin bổ ích hàng ngày!

(***) Trở thành Cộng tác viên, Thực tập sinh Part-time để rèn luyện ngoại ngữ và đóng góp tri thức cho cộng đồng tại: http://bit.ly/ToMo-hiring.

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

1,530 lượt xem