Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

public6 năm trước

[Triết Học Tuổi Trẻ] “PHẢI Đạt Được”, Đừng Chỉ Là “MUỐN Đạt Được”

Có lẽ ai đã từng trải qua thời sinh viên cũng sẽ có rất nhiều kỉ niệm dù đó là những kỉ niệm vui buồn, đáng nhớ, những cung bậc cảm xúc rất khó diễn tả tất cả những khoảnh khẳc mà giờ mới hiểu là chỉ có sinh viên mới có được và cho phép tôi tạm gọi đó là thời thanh xuân đẹp đẽ của chúng ta. Thật sự mà nói khi viết những chia sẻ này, mình chỉ nghĩ đơn giản là mình sẽ cố gắng gây được một sự ảnh hưởng hoặc ít nhất là một sự thay đổi nhỏ trong tư tưởng của các bạn sinh viên đặc biệt là các sinh viên năm nhất và năm hai, nhưng vẫn rất mong muốn những chia sẻ của mình trong bài này chắc chắn sẽ có ích rất nhiều trong cuộc sống hằng ngày đặc biệt là công việc, đam mê và cũng có thể có ích với nhiều lứa tuổi khác nhau.

Mình rất may mắn vì mình đã đọc được quyển sách “Tôi tài giỏi, bạn cũng thế” chắc hẳn là đây là quyển sách gối đầu giường của nhiều bạn từ hồi học sinh rồi, tất nhiên luôn có những câu chuyện và những câu nói của Adam Khoo mà có tác động rất lớn với mình. Trong số đó mình vẫn rất tâm đắc một phần mà Adam Khoo đó là “Khi bạn MUỐN thành công, điều đó có nghĩa rằng thành công là một việc bạn phải đạt được” và mình lập tức thay đổi tư tưởng và ứng dụng ngày vào cuộc sống. Tuy nhiên mình đã áp dụng theo cách “MUỐN” thành công thì mình áp dụng là “PHẢI” thành công.

Ở thời sinh viên quan điểm này càng thể hiện được tầm quan trọng hơn cả. Các bạn thừa biết là hằng năm chỉ nói riêng khối ngành và chuyên ngành các bạn theo học có đến cả vài trăm ngàn sinh viên và ai cũng “muốn” thành công “muốn” tốt nghiệp xuất sắc “muốn” làm ở tập đoàn lớn,… Tuy nhiên các bạn vẫn chưa nhận thức được đó là một cuộc đua khốc liệt vô cùng. Vô hình chung cộng đồng sinh viên sẽ là những chàng khờ mộng mơ vì trong đầu chỉ có suy nghĩ “muốn” và “muốn”. Sự khác biệt lớn nhất giữa “muốn” và “phải” chính là động lực - chìa khóa quan trọng nhất để dẫn đến hành động và hành động là bước đi đầu tiên cũng là bước đi xuyên suốt để dẫn đến sự khác biệt giữa kết quả của những người có cùng mong muốn với nhau.

Vậy để làm sao để thay đổi được từ “MUỐN” thành “PHẢI”? Mình đã tìm ra được 3 yếu tố quan trọng nhất đối với mình và có thể giúp bạn được điều đó, những việc làm và suy nghĩ rất giản dị chắc chắn là ai trong chúng ta cũng đều có tuy nhiên thực hiện nó mới cảm thấy thật khó khăn làm sao.

1. Đặt mục tiêu không tầm thường

Đây có lẽ là việc mà các bạn đã quá quen thuộc và nghe như có vẻ đơn giản nhưng mà không phải sinh viên nào cũng dám thực hiện và theo đuổi đến cùng vì nhiều lí do: khả năng bản thân có hạn hoặc chỉ đơn giản bạn cảm thấy các bạn khác giỏi hơn mình, cũng có thể là quá nhiều lần thất bại cũng khiến bạn không dám đặt mục tiêu cao hơn,… Mình hoàn toàn đồng ý với những lí do đó vì mình đã cũng đã từng và để có thể vượt qua những suy nghĩ và nỗi sợ đó chúng ta hãy luôn nghĩ tích cực và nghĩ phương pháp hữu hiệu nhất chính là nghĩ về những lợi ích khi đạt được những mục tiêu phi thường đó. Chẳng hạn danh hiệu Sinh Viên 5 tốt (SV5T) dĩ nhiên là danh hiệu danh giá với mỗi sinh nếu vậy tại sao chúng ta không hướng đến danh hiệu SV5T cấp Thành, hoặc xa hơn là cấp Trung Ương thay vì chỉ hướng đến SV5T cấp trường và lúc đó hãy tưởng tượng rằng bạn sẽ được sinh viên của các trường khác biết đến và ngưỡng mộ với phạm vi là toàn thành phố hoặc rõ hơn hết là những suất học bổng những cơ hội thực tập mà các doanh nghiệp trao tặng. Điều cuối cùng mình muốn nói ở luận điểm này là đừng đặt mục tiêu nào quá tầm thường và dễ dàng đạt được hay đặt mục tiêu ít ai dám nghĩ đến nhưng bạn hoàn toàn có thể đạt đến.

2. Can đảm

Theo mình đánh giá đây là yếu tố mà khiến nhiều sinh viên chỉ dừng lại ở “MUỐN” đạt được. Có lẽ thời sinh viên chúng ta luôn có biết bao nhiêu việc để làm luôn có bao nhiêu ước mơ hoài bão như một mớ bòng bông trong đầu bị chi phối bởi giới hạn nhiều nguồn lực khác nhau như là: thời gian, kinh tế, kiến thức, kỹ năng,… Thật ra đừng loay hoay để tìm câu trả lời cho việc “Bạn có thể thành công hay không ?” mà hãy trả lời câu hỏi “Bạn có sẵn sàng làm bất cứ việc gì để đạt được hay không?” .

Theo kinh nghiệm bản thân thì sự Can đảm được hiểu như là dám cho bản thân một cơ hội – một cơ hội để thể hiện mình , một cơ hội để sống trong sự hồi hộp, lo lắng chờ đợi kết quả cũng như là một cơ hội để cho chúng ta thách thức được những giới hạn bởi các nguồn lực mà chúng ta đã đề cập ở trên. Ở môi trường Đại học sẽ không bao giờ là thiếu cơ hội để cho các bạn vượt qua sự sợ hãi và giành lấy cơ hội để thể hiện mình. Trong 4 năm học đại học mình đã chủ động tìm hiểu thống kê được có đến gần 20 cuộc thi hằng năm dành cho sinh viên cả cấp thành phố và cấp quốc gia ( chưa kể các cuộc thi có quy mô cấp khoa, cấp trường ở các trường Đại học…) và điều đặc biệt hơn là các cuộc thi này đều rẩt đa dạng về lĩnh vực và kiến thức, có thể nói là dù bạn là sinh viên chuyên ngành nào thì cũng hoàn toàn có thể tìm thấy được những sân  chơi thích hợp để thử sức và học hỏi, tới đây thì mình muốn nhắc lại sự can đảm được thể hiện một cách rõ nét ở đây và mình chỉ muốn khuyên các bạn là hãy can đảm đăng kí tham gia cuộc thi dù đó là cấp thành hay có nhiều sinh viên tài giỏi và hãy mở rộng tư tưởng đón nhận những kiến thức, kĩ năng mới mà trên giảng đường bạn không bao giờ được học và hãy thêm một lần can đảm đánh đổi thời gian công sức để hoàn thành một đề tài, dự án dài hơi và sau đó bạn sẽ thấy được những giá trị mà bạn sẽ không bao giờ có được nếu không dám can đảm tham gia.

Vì mình cũng đã từng thi học bổng, thi tuyển dụng và các cuộc thi học thuật và theo mình thấy thì cuộc đua tranh nào cũng có đến tận 4,5 vòng mục đích là qua các vòng thi là để doanh nghiệp thấy được khả năng và tính cách của bạn và bạn biết gì không, cũng qua đó mà bạn lại có thêm cơ hội để mỗi vòng thi bạn đều phải luyện tập, nỗ lực để có thể là một trong những ứng viên vào được vào vòng trong. Chẳng hạn, chắc chắn sẽ có vòng thi test kiến thức và kỹ năng và để chuẩn bị tốt nhất cho vòng test bạn lại phải luyện tập,  trau dồi rất nhiều và nếu bạn can đảm học hỏi những kiến thức mới lạ, đánh đổi thời gian rảnh để ôn luyện  thì vô hình chung bạn đã can đảm cho bản thân cơ hội để phát triển toàn diện hơn.

3. Kiên nhẫn

Yếu tố can đảm là bàn đạp quan trọng để bạn có thể đón nhận những thử thách mới và can đảm cũng có nghĩa là các bạn sẽ chấp nhận rủi ro vì bạn sẽ luôn cố gắng và nỗ lực chiến đấu cho mục tiêu nhưng kết quả sẽ không được đảm bảo. Chưa ai có thể nói rằng nếu bạn chuẩn bị tốt, thể hiện tốt thậm chí là thể hiện tốt hơn 100% khả năng của bạn thì bạn sẽ được chọn, vì luôn có những người giỏi nhất trong những người giỏi cơ mà, ở đây mình chỉ muốn các bạn hiểu rằng dù kết quả có như thế nào thì bạn cũng đã một lần can đảm thử thách bản thân và quan trọng hơn bạn có cơ hội để hoàn thiện bản thân vì lí do đó bạn đã chấp nhận đánh đổi thì hãy đánh đổi một cách thật xứng đáng đừng vì khó khăn trong lúc thực hiện đề tài, dự án hoặc thậm chí chán nản trong lúc ôn luyện vì bạn nghĩ vòng nào cũng quá sức thì lời khuyên cho bạn là hãy kiên nhẫn, nhẫn nại tìm hướng giải quyết vấn đề  gặp phải và tập trung hoàn thành mục tiêu của mình vì không vòng thi nào là dễ dàng nếu bạn không tìm cách chinh phục nó. Tới đây chắc các bạn nghĩ mình nói khoác vì các bạn nghĩ sẽ có những khó khăn mà khiến chúng ta bỏ cuộc tuy nhiên lựa chọn là quyết định của mỗi người vì nếu quyết định theo đuổi bạn sẽ tìm ra cách đặc biệt hiện nay bạn có quá nhiều kênh để có được sự trợ giúp từ thầy cô giảng viên, anh chị đi trước, mạng Internet, các diễn đàn học thuật,… Vì nguồn lực mỗi người sẽ giới hạn khác nhau cho nên hãy kiên nhẫn bằng mọi công cụ chúng ta có hãy chuẩn bị thật tốt vì cơ hội chỉ đến với những người chuẩn bị thật sẵn sàng để đón nhận nó. Nếu bạn có thất bại thì hãy dũng cảm nhìn nhận nó một cách tích cực và sẵn sàng bắt đầu lại nếu đó là mục tiêu phi thường bạn đánh giá xứng đáng để tiếp tục theo đuổi và can đảm một lần nữa cho bản thân một cơ hội để thể hiện và đạt được mục tiêu nó dù gì bắt đầu lại cũng sẽ là lợi thế khi bạn ít nhất đã trở thành chuyên gia hơn trong lĩnh vực đó. Hãy nhớ là nguyên tắc 2 chữ P song song nhau để đi đến thành công đó là “Passion” và “Patient” đó là lí do mình muốn nhấn mạnh của tầm quan trọng của việc kiên nhẫn không chỉ ở thời sinh viên mà còn trong cả đời sống chúng ta.

Đó cũng là 3 yếu tố mà theo mình có thể giúp các bạn sinh viên thay đổi từ chữ “MUỐN” thành chữ “PHẢI”, thật ra mình đã thử áp dụng cho bản thân trong suốt 4 năm khốc liệt ở đại học, cũng đã đặt tham vọng tham dự nhiều cuộc thi, các học bổng để thử sức mình và những giá trị mình đạt được đến lúc này thật sự rất đáng để nhìn lại và hài lòng đâu đó là một chút tự hào khi mà cũng có cơ hội để sưu tập được các giải thưởng từ các cuộc thi cấp Khoa, cấp Trường, cấp Thành và cấp quốc gia và cũng có cơ hội nhận được các Offer hấp dẫn từ các tập đoàn đa quốc gia và mình biết sẽ còn nhiều bạn rất xuất sắc với nhiều phương pháp khác nhau nhưng mình chỉ mong có thể chia sẻ được với các bạn sinh viên đặc biệt là các bạn sinh viên năm 1 và năm 2 còn nhiều bỡ ngỡ có thêm động lực để thực hiện được những hoài bảo của mình  

Tác Giả: Chí Trung 

Kết bạn và theo dõi facebook của tác giả tại link: facebook.com/ney.manucian

--------------------------------

Bạn đam mê viết lách, nhận giải thưởng (1 triệu VNĐ / tháng, sách, chứng nhận Social Impact Awards) và muốn được tạo thương hiệu cá nhân tới hàng triệu người trong cộng đồng của YBOX.VN? Xem chi tiết tại link: http://bit.ly/TrietHocTuoiTre-Info 

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

2,057 lượt xem