Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

public6 năm trước

Vì Sao Những Khoảnh Khắc Nhàn Rỗi Lại Cần Thiết Cho Óc Sáng Tạo?

Não bộ của chúng ta trong trạng thái sáng tạo nhất chỉ khi chúng được nghỉ ngơi. Vậy tại sao chúng ta không dành thời gian cho những khoảng suy tư tĩnh lặng?

Tháng trước, Bộ An Ninh Nội địa Hoa Kì cùng Bộ Giao Thông Anh Quốc đã ban hành một đạo luật mới. Hành khách trên các chuyến bay từ Bắc Mỹ sang Trung Đông không được mang theo các vật dụng điện tử mà to hơn một chiếc điện thoại.

Hãng hàng không Royal Jordanian đã phản hồi bằng việc đưa ra danh sách “12 điều cần làm trong một chuyến bay 12 giờ mà không có máy tính bảng hoặc laptop”. Trong đó, số 11 là “Ngẫm nghĩ và phân tích cuộc đời.”

“Ngày nay, thời gian rảnh rỗi đều bị lấp đầy với điện thoại thông minh và những thiết bị khác.”

Loài người đã mơ mộng cả ngàn năm, nhưng mà, trong những ngày này, thời gian rảnh rỗi đều bị lấp đầy hết với điện thoại và những thiết bị khác – việc "cuộn" các bản tin truyền thông, nghe podcast, trả lời email – khiến suy nghĩ của chúng ta ít có khả năng “phiêu du”. Sự thay đổi này tuy nhỏ, nhưng hiệu quả của nó, có thể rất sâu rộng. Thật sự, nó có thể cản trở khả năng sáng tạo ra những ý tưởng cải tiến và mới mẻ của chúng ta.

Những khoảnh khắc “sáng đèn”.

Năm 2012, các nhà nghiên cứu đã nhận ra việc để suy nghĩ “lang thang” có thể khiến cho khả năng giải quyết vấn đề sáng tạo hơn. Và những chuyện thường ngày là sự liên kết giữa việc mơ mộng và sự sáng tạo dồi dào. Từ một Einstein cho đến người thắng giải Nobel – từ một nhà hóa học cho đến người sáng tạo ra giấy ghi chú, những nhà suy tư lỗi lạc của thế giới đã tán thành những lợi ích của việc để cho tư duy nghỉ ngơi. Và chắc rằng bạn cũng từng chú ý khi những ý tưởng tốt nhất hay được nảy ra khi bạn đang tắm.

“Khi suy nghĩ của bạn được “lang thang”, nó sẽ đi vào trí nhớ, cảm xúc và những mẩu thông tin ngẩu nhiên được lưu trữ trong trí nhớ” Amy Fries, tác giả của cuốn sách “Daydream at Works” (tạm dịch Mơ mộng khi làm việc: Thức dậy nguồn nắng lượng sáng tạo), nhà văn và biên tập tại tờ Psychology Today (tạm dịch Tâm Lý Học ngày nay)

Mơ mộng là cách mà chúng ta “truy cập” vào trạng thái “bức tranh tổng thể” trong trí nhớ của mình. Khi bạn đang trong trạng thái mơ mộng, bạn có thể hình dung hoặc tái tạo lại các sự kiện theo cách riêng của mình.” Fries nói.

Sự hình dung giúp chúng ta có được một cách nhìn mới về một vấn đề hoặc kết nối hai ý tưởng rời rạc lúc trước lại với nhau để nghĩ ra ý tưởng mới.

Theo Nielsen, người Mỹ dành 10.5/ngày để truy cập các phương tiện truyền thông. Và công dân nước Anh thì ở ngưỡng 10 tiếng/ngày thôi, theo Emarketer.

“Những khoảnh khắc sáng tạo nhất của tôi đến khi não bộ của tôi nghỉ ngơi”, Megan King, nhà thiết kế đồ họa cuả công ty kỹ thuật kiến trúc của tập đoàn Global mở rộng. Là một nhà thiết kế, King luôn được mong đợi sẽ nghĩ ra những ý tưởng mới mẻ và thuyết phục.

“Đôi khi, tôi dành cả ngày làm việc cho dự án và tôi cảm thấy rằng tôi chả sáng tạo được cái gi khiến tôi vui cả.”

King nói rằng: “Buổi tối, tôi có được một giấc ngủ ngon và [ngày hôm sau], tôi sẽ hoàn thành công việc chỉ trong vòng 15 phút, thậm chí còn cải tiến hơn.

“Nhưng, tôi bị nghiện smartphone.” King nói.

Và cô ấy không một mình, Niesel từng nói “ Người Mỹ dành khoảng 10.5 tiếng /ngày để truy cập các phương tiện truyền thông, Còn dân Anh Quốc thì chỉ sít sao với 10 tiếng một ngày, dựa theo eMarketer." Thời gian dành cho màn hình ngày càng được kéo dài khiến trí óc chúng ta cảm thấy không thoải mái khi phải ở một mình. Những nhà khoa học đã tiến hành một cuộc nghiên cứu, họ đưa ra những lựa chọn cho các đối tượng thí nghiệm giữa việc ngồi một mình suy ngẫm mà không có bất cứ sự quấy rầy nào từ 6-15 phút, hoặc chịu đựng một cú điện giật nhẹ. Và nhiều người đã chọn bị điện giật.

Những trạng thái khác nhau.

Khi mắt bạn dính chắt vào điện thoại, trí óc của bạn sẽ ở một trạng thái khác hoàn toàn so với khi bạn đang mơ mộng.

Sau khi cuộc nghiên cứu trải qua nhiều năm, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy rằng bộ não của chúng ta có hai hệ thống tập trung riêng biệt. Daniel Willingham, giáo sư Đại học Virgina khoa Tâm lý học – Một hệ thống bên ngoài và một hệ thống bên trong. Hệ thống bên trong, sẽ hoạt động khi chúng ta mơ mộng, được gọi là hệ thống mặc định (default network)

Willingham nói rằng: “Hệ thống mặc định sẽ đặc biệt hoạt động khi bạn suy nghĩ về bản thân mình, nghĩ về quá khứ hoặc tương lai. Và hai hệ thống tập trung không thể nào cùng hoạt động, nhưng lại  kết nối với nhau về mặt nào đó.”

Nếu như hai hệ thống không thể hoạt động cùng một lúc và chúng ta dành ra 10 tiếng mỗi ngày cho một hệ thống tập trung duy nhất, việc đó sẽ dẫn đến một câu hỏi :”Chúng ta đang làm gì với não bộ và khả năng tư duy sáng tạo của mình?”

“Đây không phải là sự sự can thiệp mà chúng ta đang thi nghiệm trên chính bản thân mình. Trong nhiều trường hợp, đây là một khoảng thời gian rất lớn, đặc biệt là với những thanh niên.”

“Từ quan điểm của ngành tâm lý học, chúng tôi càng lo lắng hơn về việc hiện tượng này sẽ ảnh hưởng tới chúng ta như thế nào khi trải qua năm tháng”. Hậu quả, như bây giờ, vẫn chưa được biết rõ, nhưng việc nhìn chằm chằm vào điện thoại, rất có thể để lại hậu quả lâu dài”.

Cai nghiện kỹ thuật số

Tin tốt là một vài người đã tự điều chỉnh bản thân để thoát khỏi sự lạm dụng này. Gần đây, King đã ngưng dùng Facebook khi cô ấy nhận ra mình đã dành quá nhiều thời gian cho trang web trong những lúc rãnh rỗi

“Gần đây, tôi dần nhận ra được sự lạm dụng của mình. Tôi đã cố kiềm chế [sử dụng Facebook], nhưng nó khá khó khăn.”

Một vài người đã tự điều chỉnh bản thân để thoát khỏi sự lạm dụng mỗi lần dính dáng đến Internet hoặc liên quan đến việc sử dụng màn hình, lên kế hoạch cho việc cai nghiện công nghệ.

Willingham thường dùng Facebook hoặc nghe podcast hoặc băng trong lúc đi bộ, đã dần bỏ các thiết bị của mình ở nhà. Và anh đã vui vẻ hơn khi ở trong sự yên lặng. Và Fries đã hạn chế thời gian sử dụng điện thoại và TV một cách có ý thức.

Cô nói rằng: “Tôi nảy ra được những ý tưởng kì lạ khi thoát khỏi mạng lưới [kỹ thuật số] được một năm.”

Trừ phi, Fries khuyên nhủ, bắt đầu với việc tự nhận thức. Hãy chú ý lúc bạn nhìn vào điện thoại và nó khiến bạn cảm thấy như thế nào. Nếu bạn cảm thấy mình không thế sáng tạo được nữa, hãy đi bộ hoặc làm một việc gì kháckhông đòi hỏi phải tập trung suy nghĩ. Quan trọng hơn nữa, hãy cho bản thân thời gian để mơ mộng, bởi đặc biệt trong văn hóa kinh doanh, nói sẽ dễ hơn làm.

“Tôi nghĩ đó là một khả năng mà cá nhân có thể sở hữu.” Fries nói rằng “Chấp nhận trạng thái mơ mộng cũng chính là một cuộc cách mạng."

Các công ty cũng thường được hưởng lợi từ việc cho trí não của nhân viên thời gian để nghĩ ngơi, cô nói rằng, việc đó sẽ cho phép chúng ta nghĩ ra những ý tưởng sáng tạo và cải tiến hơn.

“Tôi đoan chắc với bạn rằng, bất cứ nhà lãnh đạo trong lĩnh vực nào, đều là những kẻ mộng mơ.” Fries tuyên bố.

Ngoài việc bỏ dùng Facebook, King còn dừng lại việc mang theo điện thoại hoặc máy tính mỗi lần gặp mặt bất cứ khi nào có thể và nó giúp cô ấy tiếp cận được các ý nghĩ mới mẻ và độc đáo dễ dàng hơn”. Thêm nữa, việc đó đã cho cô ấy có thêm thì giờ để tập luyện, có được giấc ngủ ngon và những buổi nghỉ ngơi giữa ngày.

Bởi Elle Metz

14/4/2017

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

484 lượt xem