Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

public6 năm trước

Vì Sao Việc Gắn Mác Cho Mọi Người Lại Nguy Hiểm?

Cụ thể hơn, vì sao gắn mác “đen”, “giàu”, hay “thông minh” lại mang những ảnh hưởng tiêu cực?

Nếu ngẫu nhiên chọn ra 1000 người từ khắp nơi trên Trái Đất, bạn sẽ thấy không người nào có cùng tông da với người nào. Màu da của họ có thể được xếp từ mức tối nhất đến sáng nhất, và đương nhiên không có lấy một sự tương đồng. Tuy nhiên, sự nối tiếp của nhiều tông da khác nhau không hề khiến mọi người thôi gắn người khác với những cái mác như “đen”, “trắng” – sự xếp loại vô căn cứ về mặt sinh học nhưng vẫn luôn là công cụ định nghĩa xã hội, chính trị và phúc lợi kinh tế.

Việc gắn biệt danh phân loại thường được dùng để giải quyết những vấn đề phức tạp mà ta cần vận dụng tối đa bộ não để lĩnh hội. Giống như nhiều khả năng khác của con người, đây là cách làm dễ áp dụng, tuyệt vời nhưng cũng không kém phần nguy hiểm khi chính nó đã góp phần làm cho những khó khăn mà nhân loại đang đối mặt thêm trầm trọng hơn.

Nhiều nhà nghiên cứu đã tiến hành tìm hiểu ảnh hưởng liên quan đến nhận thức nhận thức của việc “gắn biệt danh cho mọi người” từ những năm 1930, cùng lúc nhà ngôn ngữ học Benjamin Whorf đề xuất giả thuyết Sapir-Whorf (hay còn gọi là Linguistic Relativity Hypothesis). Theo giả thuyết này, ngôn ngữ ta sử dụng để miêu tả những điều ta thấy không đơn thuần chỉ là các ký tự – mà thực chất là thứ giúp định hướng nhận thức về môi trường xung quanh. Một câu chuyện ngạn ngữ đã kể rằng, người Inuit có khả năng phân biệt hàng tá các loại tuyết khác nhau vì họ có từng tên gọi riêng biệt cho mỗi loại. Trong khi đó, hầu hết chúng ta đều gọi chung chúng là “tuyết”. Câu chuyện trên không hề đúng (vì số từ người Inuit dùng khi nói đến tuyết cũng giống như chúng ta), nhưng một nghiên cứu khác được tiến hành bởi Lera Boroditsky – nhà tâm lý học nghiên cứu về nhận thức con người cùng một vài cộng sự của mình đã chứng minh câu chuyện trên mang trong mình một sự thật vô cùng quan trọng. Các đối tượng tham gia thí nghiệm – những người nói tiếng Anh và tiếng Nga, được yêu cầu phân biệt hai sắc thái có một chút khác biệt của màu xanh nước biển. Trong Tiếng Anh, ta có từng từ riêng biệt để miêu tả màu xanh, nhưng tiếng Nga lại chỉ chia thành hai loại chính: xanh nhạt (goluboy) và xanh đậm (siniy).  Trong khi ta dùng những tên gọi khác nhau để chỉ các sắc thái của màu xanh, người nói Tiếng Đức đã nhanh chóng phân biệt được chúng bởi họ chỉ có cách gọi tên đơn giản.

“Việc gắn biệt danh” có tầm ảnh hưởng rộng hơn ta nghĩ. Chúng thay đổi cả cách mọi người nhìn nhận những điều quan trọng khác, ví dụ như con người. Jennifer Ebergardt – nhà tâm lý học xã hội tại Stanford, cùng cộng sự, đã cho những học sinh da trắng thấy bức hình của một người đàn ông chưa xác định chủng tộc. Do vậy người này có thể thuộc nhóm “da trắng” hoặc “da đen”. Một nửa số học sinh tin rằng đây là người da trắng, số còn lại tin rằng đây là người da đen. Tiếp đến, các nhà nghiên cứu yêu cầu học sinh dành ra 4 phút vẽ lại khuôn mặt của người đàn ông họ thấy ban nãy. Dù được nhìn chung một bức hình, số người tin rằng chủng tộc là đặc tính đặc trưng cho tính cách con người có xu hướng vẽ lại khuôn mặt giống với khuôn mẫu liên quan đến tên gọi. (xem ví dụ dưới). “Việc gắn mác” chủng tộc dần tạo thành một màng thấu kính mà các học sinh dùng để nhìn người đàn ông trong bức hình. Do vậy, họ cũng mất đi khả năng nhận biết bản chất thật sự, khả năng nhìn nhận con người một cách đúng đắn và không bị “mác tên” ảnh hưởng đến quan điểm của mình.  

Chủng tộc không là một nhân tố hình thành nên sự nhận thức duy nhất. Nghiên cứu tiến hành bởi John DarleyPaget Gross cho thấy các tác động tương tự (như nghiên cứu nói trên) khi họ hỏi liệu cô bé, Hannah, trông nghèo khó hay giàu có. Các học sinh được xem một video ghi lại cảnh Hannah nô đùa trong khu sinh sống, cũng như đọc bản sơ lược về xuất thân gia đình. Một vài xem cảnh Hannah đang chơi nghịch trong khu nhà ổ chuột, bố mẹ là những người chỉ tốt nghiệp trung học, và lao động chân tay. Số còn lại xem cảnh Hannah hành xử theo cách tương tự, nhưng đang vui chơi trong khu nhà ở  của tầng lớp trung lưu, bố mẹ đều là người có trình độ bậc đại học. Cuối cùng, mọi người được yêu cầu đánh giá trình độ học vấn của Hannah sau khi xem cô bé làm bài kiểm tra sát hạch. Dù không thể hiện tốt xuyên suốt buổi làm bài – thỉnh thoảng trả lời đúng các câu hỏi khó và trả lời sai các câu hỏi dễ nhưng những điều kể trên không thể ngăn mọi người thôi lấy địa vị xã hội và điều kiện kinh tế ra làm nhân tố quyết định để đánh giá trình độ học vấn của Hannah. Khi gắn mác “trung lưu” cho cô bé, các học sinh tin rằng cô học lớp 5, nhưng khi gắn nhãn “nghèo nàn” thì hầu hết lại tin rằng cô học dưới lớp 4.

Việc gắn mác một đứa trẻ như Hannah là “thông minh” hay “chậm hiểu” đều dẫn đến nhiều hệ lụy lâu dài và sâu sắc. Trong một thí nghiệm khác, Robert RosenthalLenore Jacobson nói với những giáo viên ở một trường tiểu học rằng một vài học sinh của họ đạt số điểm thuộc top 20% trong bài kiểm tra tìm kiếm “nhân tố tài năng”. Và trong suốt năm tiếp theo, những học sinh được chọn sẽ tham gia vào các kì rèn luyện nâng cao trình độ học vấn. Thực tế, việc lựa chọn mang tính ngẫu nhiên, và kết quả bài kiểm tra của các em được chọn không có nhiều khác biệt với số còn lại. Một năm sau khi thuyết phục các giáo viên tin rằng một số học sinh của họ sinh ra là để trở thành thiên tài, Rosenthal và Jacobson trở lại và tiến hành thí nghiệm như cũ. Kết quả cho ra đã khiến hai người sửng sốt: những “nhân tố tài năng”, từng không khác gì bạn học một năm trước, lúc này có chỉ số IQ cao hơn 10-15 điểm. Các giáo viên chịu trách nhiệm hướng dẫn các học sinh trên đã đưa ra lời tiên đoán tự ứng nghiệm khi cho rằng những em này sẽ thể hiện tốt hơn trong bài kiểm tra so với bạn đồng trang lứa.

Việc “gắn mác” không hẳn luôn là nguyên nhân dẫn đến nhiều mối quan ngại mà cũng thường đem lại vô số lợi ích. Sẽ là không thể để phân loại các thông tin ta góp nhặt trong suốt cuộc đời khi thiếu đi những biệt danh như “thân thiện”, “giả dối”, “ ngon miệng” và “độc hại”. Nhưng cũng không kém phần quan trọng khi hiểu rằng những người ta gắn mác “đen”, “trắng”,”giàu”, “nghèo”, “thông minh” hay “đơn điệu” có thể khiến họ trông đen hơn, trắng hơn, giàu hơn, nghèo hơn, thông minh hơn hay đơn điệu hơn chỉ vì đó là biệt danh mà họ bị “gắn” mà thôi.

Theo whypsy.com

 

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

306 lượt xem