Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

public6 năm trước

Việc Không Thể Trả Lời Được Câu Hỏi: “Sau Này, Bạn Muốn Làm Gì?” Có Ý Nghĩa Gì Với Bạn?

Emilie Wapnick, một nhà văn, một huấn luyện viên, một nghệ sĩ đã từng nói : “ Không phải tất cả chúng ta đều được sinh ra với một niềm đam mê - và chúng ta nên coi đó là ưu điểm lớn nhất của chúng ta chứ không phải nhược điểm của chúng ta.”

Khi còn là một đứa trẻ, chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đã từng được hỏi câu hỏi : “Sau này lớn lên muốn làm gì?”. Giờ đây khi nghĩ lại, tôi thật sự không nhớ mình đã từng nói những gì. Nhưng tôi lại nhớ rất rõ những gì xảy ra sau khi tôi đưa ra câu trả lời của mình: một thoáng với đầy sự tán thưởng và sự tự hào hiện lên rõ nét trên gương mặt người vừa hỏi tôi. Thật tốt khi có thể nói ra được mình muốn gì, mình muốn trở thành ai.

Đối với phần lớn chúng ta, khi không còn bé bỏng nữa, câu hỏi " sau này lớn lên muốn làm gì?" từ một bài tập thú vị như ở trong những giấc mơ đã trở thành một câu hỏi nghiêm túc hơn và nó thực sự khiến chúng ta bối rối. Chúng ta bắt đầu cảm thấy áp lực đè nặng khi phải đưa ra một câu trả lời thực tế, một câu trả lời mà bao hàm trong đó là trách nhiệm  và những hệ quả mà chúng ta sẽ phải nắm giữ. Quan điểm cho rằng chúng ta phải quyết định chọn một điểm đặc trưng duy nhất của chúng ta được củng cố trong nhiều văn cảnh khác nhau. Các sách hướng nghiệp theo xu thế và những chuyên gia cố vấn đưa cho chúng ta các bài kiểm tra để giúp chúng ta có thể loại trừ dần dần các cơ hội nghề nhiệp không mong muốn để chúng ta có thể tìm được ngành nghề phù hợp nhất; Cao đẳng và Đại học thì yêu cầu chúng ta phải chọn một chuyên ngành; Và những nhà tuyển dụng thì đôi khi yêu cầu chúng ta giải thích “Tại sao khi mà chúng ta sở hữu những kĩ năng ngoài chuyên ngành của mình?”, điều mà ám chỉ chúng ta thiếu năng lực hoặc sự tập trung. Tất cả chúng ta đều nghe nói về những bác sĩ luôn biết rằng họ muốn trở thành bác sĩ, hoặc là những nhà văn viết cuốn tiểu thuyết đầu tiên của họ khi lên 10. Những người này được coi là những ví dụ tiểu biểu cho phần còn lại của chúng ta, và - trong khi những người như vậy chắc chắn hiện diện trong cuộc sống của chúng ta- nhiều người trong chúng ta chỉ đơn giản là không phù hợp với những tấm gương sáng như vậy.

Nếu vậy, bạn có thể là một multipotentialite (người mà có nhiều sở thích và theo đuổi nhiều niềm đam mê). Không hề có một con đường thẳng nào để trở thành một multipotentialite. Một vài người thì bận bịu với một tá dự án cùng một lúc; những người khác thì thích đi sâu vào một chủ đề trong nhiều tháng hoặc nhiều năm, làm nó trở thành sự tập trung duy nhất cho đến khi họ chuyển sang một lĩnh vực mới hoàn toàn. Sở thích của bạn có thể xảy ra đồng thời (có nhiều sở thích cùng một lúc) hoặc theo trình tự (mỗi một khoảng thời gian có một sở thích).

Hãy chú ý rằng: con đường thể hiện những niềm đam mê multipotentialite của bạn, kể cả trong thời hoàng kim của nó, cũng không đơn giản và không trơn tru. Những trở ngại thường gặp bao gồm thiếu nguồn nghề nghiệp và thiếu thời gian để theo đuổi tất cả những điều chúng ta muốn theo đuổi, nhưng rào cản nhạy cảm nhất và thường gây khó chịu nhất cho multipotentialite là sự tự nghi ngờ mà đôi khi chúng ta gặp phải. Chúng ta có thể là kẻ thù tồi tệ nhất của chúng ta - chúng ta để cho nỗi sợ hại bị phán xét giữ chân chúng ta gắn bó với sự nghiệp mà có lẽ không còn giúp ích chúng ta nữa và những những đặc điểm của công việc đó không còn phù hợp với chúng ta nữa. Dưới đây là những thách thức mà multipotentialite dễ gặp phải nhất, cùng với các giải pháp để vượt qua chúng.

Thách thức # 1: Tội lỗi và xấu hổ

Bạn có thể khá đau lòng khi nhận ra rằng bạn đã đạt đến cực hạn của bản thân trong một điều gì đó mà bạn đam mê. Có lẽ bạn đầu tư hàng trăm hàng ngàn giờ đồng hồ, mồ hôi, nước mắt và tiền bạc - có thể có lúc bạn thậm chí nghĩ đó là “ Thứ Mà Bạn Đang Tìm  Kiếm”. Và khi bạn mất đi niềm đam mê, bạn sẽ phải đối mặt với một nhận thức đau đớn rằng bạn đã sai. Tôi đã ở cái vị trí ấy rất nhiều lần. Tôi đã mất hứng thú với âm nhạc ở tuổi 20 và cảm thấy hoàn toàn mất phương hướng. Không có âm nhạc, tôi là ai? Tôi cảm thấy những cảm xúc tương tự khi sự hứng thú của tôi với một bộ phim dần mờ nhạt đi, và thâm chí có những khi tôi cảm thấy chán nản với luật pháp ... Đi qua những cung bậc cảm xúc này, bạn sẽ lo lắng rằng bạn đã thất bại và bạn có thể cảm thấy cực kì mất phương hướng, tội lỗi và xấu hổ. Bạn cũng sẽ cảm thấy nuối tiếc những khoảng thời gian tốt đẹp mà bạn đã có nhưng niềm đam mê thì đã không còn ở đó nữa rồi.

Làm sao để giải quyết vấn đề này: Đối với những người mới bắt đầu, hãy nhớ rằng thay đổi hướng đi của bạn hoàn toàn có ý nghĩa. Tiến lên phía trước là những gì multipotentialites sẽ làm, và cố gắng trụ lại trong một lĩnh vực để tránh cảm giác tội lỗi sẽ giống như việc ở trong một mối quan hệ với một người bạn không còn yêu bởi vì bạn đang sợ làm tổn thương họ. Không giống như trong một mối quan hệ, người duy nhất bạn đang làm tổn thương ở đây là chính mình. (Điều này cũng không hoàn toàn đúng - bạn cũng đang làm tổn thương đến những người mà bạn có thể sẽ tiếp xúc khi bạn cố gắng để thay đổi, đê hướng tới điều tốt hơn bằng cách tước đi những ý tưởng, khả năng và hơn hết sự hiện diện của bạn.) Hãy biết rằng luôn có những niềm đam mê đang chờ đón bạn ở phía trước. Buông tay, bỏ đi một niềm đam mê  sẽ cho bạn tự do để có thể tiếp tục những cuộc phiêu lưu tiếp theo. Ở những cuộc phiêu lưu đó, bạn sẽ có được các kỹ năng mới, và những kỹ năng này sẽ theo bạn vào mọi lĩnh vực mới mà bạn khám phá. Và bạn sẽ gặp tất cả những con người tuyệt vời bởi vì bạn đã không để cho mình vẫn bị mắc kẹt trong một lĩnh vực bạn đã quá quen thuộc. Cuối cùng, bạn không phải là những gì bạn làm. Bạn không phải là phương tiện của bạn. Bạn không phải là công việc của bạn. Bạn lớn hơn "nhạc sĩ" hoặc "giáo viên" hoặc "kỹ sư điện". Bất kể cái danh hiệu nghề nghiệp của bạn là gì (hoặc thậm chí bạn cũng không cần có), bạn là bạn, bạn là tất cả. Khi bạn cảm thấy thoải mái hơn với việc thay đổi của bản thân, bạn sẽ bắt đầu thấy sự chuyển giao này là một điều thú vị và cần thiết hơn chứ không phải là một sự kiện khiến bạn đánh mất bạn là ai. Bạn sẽ nhận ra rằng mọi thứ bạn đã trải nghiệm, tạo ra và học hỏi vẫn ở bên bạn, củng cố năng lực của bạn để  bước vào những lĩnh vực mới với một cách nhìn đa chiều, toàn diện hơn.

Thách thức # 2: Khó chịu khi luôn phải là người mới hết lần này đến lần khác

Chủ nghĩa người mới thường đi kèm với việc muốn làm và có nhiều thứ khác nhau. Nhiều multipotentialites đam mê việc học hỏi, nhưng ngay cả những người tự tin nhất trong số chúng ta cũng có thể cảm thấy dễ bị tổn thương và khó chịu trong giai đoạn đầu của một cuộc hành trình kiếm tìm niềm đam mê mới.

Làm thế nào để giải quyết vấn đề này: Việc không xuất sắc ở một lĩnh vực nào đó là một phần cần thiết của quá trình trở nên xuất sắc (và tuyệt vời) ở lĩnh vực đó. Điều đó có vẻ hiển nhiên, nhưng chúng ta thường quên mất rằng việc thiếu năng lực là một bước vô cùng đi cần thiết. Thật là đơn giản khi vội vàng tuyên bố là "mình không giỏi vẽ" hay "mình không giỏi khoa học". Hãy cho bản thân bạn thời gian để phát triển. Khi bạn bắt đầu tiến bộ, hãy để ý tới những bước tiến dù là nhỏ nhất của bạn. Bất cứ khi nào bạn nắm bắt được một khái niệm nào đó hoặc thậm chí chỉ là một sự tiến bộ nhỏ nhất, hãy viết nó vào trong nhật kí hoặc giấy ghi nhớ của bạn. Làm điều này sẽ làm nâng cao tinh thần của bạn và giữ cho bạn động lực để bạn có thể tiếp tục cố gắng. Đừng khiến bản thân mình rơi bào tình trạng quá tải. Thay vào đó, hãy lên lịch cho công  việc của bạn để bạn làm việc với thời gian ngắn hơn, thường xuyên hơn. Việc này sẽ giúp thông tin mới dần ngấm vào trong bộ não và bộ nhớ cơ bắp của bạn nhanh hơn. Khoảng thời gian làm việc ngắn hơn cũng sẽ giúp bạn tránh được viêc trở nên quá thất vọng. Khi chú cún của tôi là một cô chó con, nó rất muốn hưởng ứng lại những mệnh lệnh của tôi, nhưng não của nó lại không thể hiểu được "xuống" và "ở lại" nghĩa là gì. Nếu chúng tôi tập luyện quá lâu, nó sẽ trở nên nản và bỏ cuộc. Vì vậy, chúng tôi đã tập luyện với nhau trong khoảng năm đến mười phút rồi tăng dần lên, một hoặc hai lần một ngày, và cuối cùng thi nó đã học được các mẹnh lệnh của tôi. Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, hãy “tử tế” với chính bản thân mình. Một bài học khác tôi học được từ việc huấn luyện chó: việc cổ vũ một cách tích cực mang lại hiệu quả nhiều hơn rất nhiều so với việc mắng mỏ. Đối xử với bản thân bạn như một sinh vật bé nhỏ luôn có ý làm điều tốt những lại hay nhầm lẫn. Hãy nhẹ nhàng, kiên nhẫn, và thi thoảng hay tự thưởng cho mình một điều gì đó.

Thách thức # 3: Cảm giác sợ hãi vì không phải là người giỏi nhất

Một trong những mối quan tâm phổ biến nhất đối với   multipotentialites là chúng ta sẽ không thể so sánh được với các chuyên gia đã làm việc trong lĩnh vực đó trong nhiều năm trời. Tâm trí của chúng ta đều sẽ tự nhủ rằng "Tại sao ai đó lại thuê tôi, một cựu đầu bếp, để làm người quản lý dự án khi họ có thể thuê một người đã từng làm việc trong ngành hàng năm trời?" Hoặc "Tại sao mọi người lại muốn làm việc với một bác sĩ y tế người mà cũng là một vũ công chuyên nghiệp, khi họ có thể tìm được một bác sĩ người mà đã bị ám ảnh với thuốc từ năm tuổi? "

Làm thế nào để giải quyết vấn đề này:  Đó thực sự không phải là điều khả thi để trở thành người giỏi nhất. Ngay cả khi bạn cống hiến cuộc đời mình cho một ngành nào đó, bạn sẽ chẳng và không bao giờ chắc chắn sẽ là số một. Sẽ luôn luôn có một ai đó có tay nghề cao hơn và một người ít có tay nghề hơn bạn - đó chỉ là cuộc sống. Theo đuổi cái gì đó với mục tiêu trở nên tốt hơn mọi người khác sẽ đẩy bạn vào tình huống  luôn phải đua tranh với những người khác và tạo ra một bầu không khí mà  bạn luôn so sánh mình với người khác và luôn tự đánh giá bản thân. Và đây là một bí mật nhỏ khác: không hề có Hội nào cho các chuyên gia cả, sẽ chẳng có ai chỉ phát huy hiệu cho các bậc thầy thực sự và coi các tay nghiệp dư là giả mạo. Bạn sẽ là một chuyên gia cho đến khi ai đó nói điều ngược lại - và họ thường sẽ không làm như vậy. Hầu hết các nhà tuyển dụng và khách hàng đang tìm kiếm những người hiểu vấn đề cụ thể của họ và có thể cung cấp cho họ các giải pháp. Nếu bạn tự tin và liên kết các kỹ năng của mình với kết quả cụ thể, chắc chắn sẽ có người muốn làm việc với bạn.

Thách thức số 4: Hội chứng kẻ mạo danh

Hội chứng kẻ mạo danh là việc bạn có niềm tin sâu sắc rằng, bạn là một kẻ mạo danh, rằng bạn không nên ở đây, và rằng một ngày nào đó tất cả mọi người sẽ bừng tỉnh và nhận ra điều đó. Điều buồn cười về nó là  khi những cơ hội lớn hơn và thành công xảy đến, nó có xu hướng trở nên tồi tệ hơn, không tốt hơn.

Làm thế nào để giải quyết vấn đề này: Nếu bạn thực sự là một kẻ mạo danh, bạn sẽ không bị hội chứng kẻ mạo danh. Những kẻ mạo danh là những kẻ nói dối, hạ mình để  lừa người khác và lợi dụng sự lừa dối đó để thu lợi cho mình. Đó không phải là bạn. Bạn chỉ cố gắng để làm việc tốt công việc của mình, và nỗ lực của bạn để tạo ra một cái gì đó mới đôi khi hoặc luôn luôn khiến bạn có cảm giác không chắc chắn. Nếu bạn đôi khi nghi ngờ chính mình, hãy coi đó như một dấu hiệu cho thấy bạn là một trong những người tốt. Những người có thiện chí mà luôn theo đuổi cái gì đó có ý nghĩa đối với họ đều thỉnh thoảng  có cảm giác như thể họ không thuộc về đâu cả. 

Thách thức # 5: Đối mặt với những người chỉ trích bên ngoài

Cảm giác không an toàn không phải luôn luôn bắt nguồn từ bên trong. Sự lo lắng của chúng ta có thể đến từ những rèm pha từ bên ngoài: một phụ huynh quan tâm thái quá, một đồng nghiệp bối rối, một giáo viên kiêu ngạo. Mỗi chúng ta đều hiểu cái cảm giác mà khi chia sẻ niềm đam mê  với một ai đó và nhận được một cái nhìn vô cảm hoặc một cái nhìn thể hiện rõ sự không đồng tình.

Cách giải quyết vấn đề này: Người ta nói rằng một cá nhân là sản phẩm của năm người bạn thân nhất của người đó. Những người mà chúng ta chọn là bạn của chúng ta sẽ có tác động sâu sắc đến động lực, mục tiêu và niềm tin của chúng ta. Vì vậy đừng ngại rời khỏi những người bạn không có cùng chí hướng và tìm kiếm những người bạn mới, những người có lối sống và niềm tin giống với bạn. Đừng bắt buộc bản thân mình phải giao du với bất cứ ai mà bạn không muốn, đặc biệt là những người luôn phê phán những lựa chọn trong cuộc sống của bạn hoặc nói chung là những người bạn tiêu cực. Sau khi bạn đã dời bỏ những người luôn nghi ngờ bạn, thì đó là thời gian để tìm kiếm một nơi mà ở đó ai cũng sẽ luôn hỗ trợ bạn. Hãy sống theo những gì bạn muôn, bắt đầu theo đuổi những lĩnh vực mà bạn đam mê và hãy tìm những người bạn thật sự của mình.

Vào một ngày bạn cảm thấy tồi tệ, thật đơn giản để khiến bạn nghĩ rằng sẽ rất thú vị khi tự khám phá mọi niềm đam mê một mình. Tuy nhiên,tự tách mình ra khỏi cộng đồng đồng nghĩa với việc sẽ làm giảm tính multipotentiality trong bạn. Là một multipotentialite "tự hào" có nghĩa là tương tác với mọi người, học cách nói về công việc của mình, và lắng nghe trái tim của mình mỗi khi phải đối mặt với sự sợ hãi hoặc sự phản đối. Không phải lúc nào cũng dễ dàng hoặc thoải mái khi cho mọi người thấy mình là ai, mình thích gì. Nhưng hãy liều lĩnh. Hãy cho mọi người thấy rằng bạn tuyệt vời đến thế nào, và nó cũng sẽ giúp bạn làm mọi việc dễ dàng hơn. Bạn sẽ cảm thấy tốt hơn, và bạn đồng thời bạn cũng sẽ giúp những người khác có thể giống như bạn, nhận ra họ thích gì và thực sự là ai. Làm điều đó, cùng nhau, là cách chúng ta cùng phát triển.

Tác giả: Emily Wapnick, diễn giả nổi tiếng trên Ted Talk

Link bài gốc: Tại đây

Dịch giả: Lê Thành Công - YBOX.VN Translator

(*) Bản quyền bài viết thuộc về YBOX.VN. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là "Dịch Giả: Lê Thành Công - Nguồn: YBOX.VN". Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, ví dụ:"Theo Ybox" hoặc khác đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

(**) Trở thành dịch giả trên YBOX.VN, xem chi tiết tại đây: http://bit.ly/yboxtranslateteam

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

2,060 lượt xem