Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

public6 năm trước

10 Cụm Từ Cần Tránh Để Có Một Bản Lý Lịch Tốt Hơn

Bản sơ yếu lý lịch là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng trong quá trình xin việc. Mọi người thường không nhận ra rằng các nhà tuyển dụng không chỉ đánh giá về công việc trước đây hay thành tích mà ứng viên đã đạt được mà còn xem xét đến cách họ sử dụng những từ ngữ trong lý lịch.

Bản sơ yếu lý lịch hay CV là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng trong quá trình xin việc. Mọi người thường không nhận ra rằng các nhà tuyển dụng không chỉ đánh giá về công việc trước đây hay thành tích mà ứng viên đã đạt được mà còn xem xét đến cách họ sử dụng những từ ngữ trong lý lịch.

Với mục đích khiến CV của mình trở nên hấp dẫn hơn, nhiều ứng viên có thể đưa vào những thông tin hoặc từ ngữ nghe có vẻ ấn tượng. Tuy nhiên, những từ ngữ đó đôi khi không đạt được hiệu quả như mong muốn, thậm chí có thể làm nhà tuyển dụng mất hứng thú với hồ sơ của bạn.

Những chuyên gia cho rằng 10 cụm từ sau đây không nên có trong CV của bạn bởi vì chúng đã được sử dụng quá nhiều, vô nghĩa và quá lỗi thời.

Có 10 cụm từ không nên có trong CV của bạn bởi vì chúng đã được sử dụng quá nhiều, vô nghĩa và quá lỗi thời.

1. GPA

Tim David, giám đốc nhân sự của trung tâm môi giới việc làm Kavaliro cho biết: “Nếu bạn có bằng thạc sĩ/ tiến sĩ hoặc GPA của bạn chỉ ở mức trung bình hay dưới trung bình, thì không nên ghi nó vào CV nữa. Hầu hết các nhà tuyển dụng sẽ không bận tâm khi bạn không ghi điều này vào hồ sơ. Chỉ thêm GPA khi công ty mà bạn đang ứng tuyển yêu cầu điều đó”.

“Thay vào đó, hãy tóm tắt lại quá trình học tập hoặc liệt kê các giải thưởng mà bạn đã đạt được”. David nói: “Giữ lại bất kì những đánh giá hoặc giải thưởng nào bạn có được khi ở trường, chúng sẽ một phần thể hiện sự tham vọng và khả năng sáng tạo của bạn”.

2. Luôn hướng tới kết quả cao trong công việc.

Matt Doucette, giám đốc trung tâm tuyển dụng nhân tài tại Monster đưa ra lời khuyên: “So với việc nói bạn luôn hướng tới kết quả cao trong công việc, đưa ra ví dụ về những kết quả có thực sẽ tốt hơn, hãy liệt kê ra những thành quả mà bạn có kèm theo hoạt động chính của bạn trong quá trình đạt được chúng”.

3. Kĩ năng giải quyết vấn đề

“Làm việc là một quá trình giải quyết các vấn đề”. Mikaela Kiner, người sáng lập và CEO của công ty tư vấn nhân lực uniquelyHR cho biết: “Tuy nhiên loại vấn đề nào, độ phức tạp đến đâu và cách bạn giải quyết chúng như thế nào mới là điều quan trọng”.

Hãy sử dụng những từ ngữ miêu tả cách bạn tiếp cận để giải quyết vấn đề, như “sáng tạo” hay “sử dụng cách phân tích”, Kiner thêm vào.

4. Mục tiêu

Thời gian trước, mục tiêu được xem là yếu tố cơ bản của một bản CV. Nhưng bây giờ, Janine Truit, giám đốc đổi mới thuộc công ty tư vấn Talent think innovations đưa ra ý kiến: “những mục tiêu đã mất đi sức ảnh hưởng vốn có của nó, thay vào đó, ứng viên nên tóm tắt những kĩ năng bản thân dựa trên những yêu cầu của công việc”.

5. Chịu trách nhiệm cho công việc gì

“Cụm từ này thật ra vô nghĩa, vì nó không nói lên bạn thực sự đã hoàn thành thứ gì”. – theo các chuyên gia.

Nell Napier, CEO của công ty tìm kiếm việc làm jobrack cho rằng: “Khi nói tôi chịu trách nhiệm vận hành công ty X’s servers không cung cấp đầy đủ thấu đáo ứng viên đó đã làm gì, thay vào đó, hãy liệt kê ra những gì bạn đã làm, càng rõ ràng càng tốt”.

Ví dụ, sẽ tốt hơn nhiều nếu bạn nói: “Tôi đã quản lý công ty X’s serve trong 6 tháng với công nghệ Y” và sử dụng các từ ngữ thay thế như “phát triển”.

6. Sự xuất chúng

Adam Hatch, nhà tư vấn nghề nghiệp và giám đốc tuyển dụng tại ResumeGenius.com nói. Nếu ai đó là một nhân viên kế toán “xuất chúng”, thì có nghĩa là gì, có khả năng tính toán siêu tốc ư?

Thay vào đó, Hatch khuyên nên sử dụng những từ như “tràn đầy năng lượng” “siêng năng” và “sáng tạo”, là những từ có sức biểu cảm và thuyết phục hơn.

7. Nhà lãnh đạo tiến bộ

Kimberly Bishop, nhà sáng lập và CEO của Kimberly Bishop Executive Recruiting, nói rằng bà đã từng đọc rất nhiều bản lý lịch có cụm từ “nhà lãnh đạo tiến bộ”, nhưng không có sự giải thích ứng viên đó chuyển đổi ra sao.

“Cụm từ này đã bị lạm dụng và không có bất cứ ý nghĩa gì cụ thể để hiểu thành một kinh nghiệm đặc biệt, lời khuyên của tôi là hãy nói cụ thể hơn đến những kĩ năng mà bạn có”.

8. Khả năng Microsoft Office (và một số những kĩ thuật công nghệ lỗi thời khác)

 

Công nghệ đang thay đổi từng ngày và bạn cần chứng minh rằng bạn cập nhật được những phần mềm dành cho kinh doanh tân tiến nhất. Joey Price, CEO của Jumpstart:HR nói rằng: “Những ứng viên có ghi “có kinh nghiệm với Microsoft Office” đã tự hạ thấp trình độ của họ.

Đào sâu và chia sẻ rằng bạn đã có kinh nghiệm với Visio, Project and Access – và nhiều phần mềm chuyên dụng có thể thực sự mang lại lợi ích cho công ty”.

9. Sẵn sàng cung cấp thông tin về người tham khảo

Từng rất phổ biến, nhưng cụm từ này đã dần trở nên lỗi thời. Dawn Rasmussen, người sáng lập Pathfinder Writing and Career Services, cho rằng những nhà tuyển dụng ghét phải nhìn thấy những bản sơ yếu lý lịch ghi “có thể cung cấp thông tin về người tham khảo nếu cần”.

Heather Huhman, người sáng lập và chủ tịch của công ty lập trình quan hệ công chúng Come Recommended cũng đồng ý: “Không nên phí phạm những từ ngữ/đoạn văn cần thiết trong lý lịch cho những từ ngữ/đoạn văn mà nhà tuyển dụng nắm rõ, nếu họ muốn liên hệ với người tham khảo, họ sẽ hỏi thêm thông tin từ bạn”.

10. Chuyên môn dày dạn

Cụm từ này dường như đã bị thay đổi ý nghĩa và không nói lên được gì nhiều. Roy Cohen, một cố vấn và giám đốc điều hành nói: “Nó đem đến ấn tượng rằng ứng viên đã có kinh nghiệm khá nhiều trong cuộc sống rồi, thay vào đó, nói bạn có nhiều kinh nghiệm, kĩ năng sẽ tốt hơn”.

Theo interview.vn

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

1,068 lượt xem